Câu hỏi phỏng vấn 8 năm rồi tới giờ vẫn chưa trả lời xong.

  • Bắt đầu Bắt đầu viecthat
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Thưa các bạn!

Cách đây 8 năm tôi phỏng vấn vào làm việc tại một Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt nam. Nói là phỏng vấn chứ chỉ có tôi và Tổng Giám Đốc ngồi trong phòng làm việc. TGĐ hỏi tôi một câu:

Anh có kinh nghiệm làm việc, bằng cấp cũng tốt, tôi chỉ hỏi anh một câu này thôi:

" Nếu sếp bảo anh làm sai, anh có làm không"?

Cuối cùng thì tôi cũng được nhận vào làm việc tại Công ty này với chức danh Phó trưởng phòng, nhiều người cứ nghĩ tôi phải tốn quà cáp này kia ít ra cũng vài ngàn, thực ra chẳng tốn kém gì.

Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện vui buồn trong công việc, nhất là sau này khi chuyển sang làm bên ngân hàng, tôi cũng cứ suy nghĩ hoài.

Liệu sếp bảo làm sai mình có làm hay không ? Tại sao lại không làm. Trời, tại sao lại làm.

Kết quả là giờ đang thất nghiệp sau 13 năm công tác từ kinh doanh, bảo hiểm đến ngân hàng, từ nhân viên thường thường đến lãnh đạo cấp chi nhánh...

Các bạn giúp tôi với.
 
Đọc tên topic em cũng khá là tò mò...Câu hỏi phỏng vấn 8 năm rồi tới giờ vẫn chưa trả lời xong ư? Hì. Không biết là lúc phỏng vấn anh [MENTION=15990]viecthat[/MENTION] đã trả lời như thế nào mà được nhân vào làm Phó trưởng phòng của công ty vậy ạ? Chắc lúc đó TGĐ cũng khá hài lòng về câu trả lời của anh nhỉ.
 
Đến bây giờ chắc anh cũng đã có câu trả lời rồi. Trong nghề nào cũng có rủi ro, nhưng liên quan đến tiền bạc như Tín dụng Ngân hàng, thì rủi ro lại càng cao, và cái giá phải trả cho rủi ro đấy, không phải chỉ là tiền, chỉ là công việc, mà nhiều khi còn phải trả bằng sinh mệnh chính trị và thậm chí là lao lý.

Anh em bọn tôi thường nói với nhau câu này:"Làm nghề (tín dụng) thì chẳng ai nói hay được, chẳng ai nắm tay cả ngày được". Thế nào là đúng, thế nào là sai? Hôm nay những việc mình làm là đúng, mai lại sai, ai dám bảo mọi thứ không thay đổi.

Anh chỉ đặt ra một câu hỏi, trả lời thế nào để qua được vòng phỏng vấn, là chuyện dễ. Nhưng mang những gì mình trả lời, để áp dụng vào thực tế trong công việc, trong quan hệ thì lại là chuyện khác.

Tôi chỉ chia sẻ với các bạn thế này :"Nếu đã biết là sai ngay từ lúc sếp bảo, thì 1 là giải trình để sếp hiểu thấy cái sai của sếp, 2 là cương quyết từ chối không làm. Đừng để trả giá vì sự nể vì hay bất kì điều gì đó. Lúc đấy thì hối cũng không kịp đâu".
 
Em cũng đồng ý với "Ke_du_ca" nhưng trước đó em lấy 1 tờ giấy ra liệt kê kiểu Swot rồi cân nhắc chứ cứ mung lung trong đầu thì thời gian có đáp án càng dài :-|
 
Haha bạn ơi, sự đời đâu có đơn giản như bạn nghĩ. Bạn đừng nghĩ bạn giỏi hơn sếp của bạn, cũng có trường hợp sếp thiếu năng lực, thăng tiến là do quan hệ hoặc cách nào đó, nhưng họ cũng không phải là người bạn nên can ngăn vì người dốt thường rất hay ghét người khác dạy khôn mình. Còn lại thường thì là họ đã biết thừa đó là sai nhưng vẫn làm, và bạn hãy quên chuyện lưu lại bằng chứng để sau này đưa cơ quan điều tra nếu xảy ra chuyện vì chẳng ông sếp nào dại dột mà viết tay hay ký vào những tờ trình mà bạn đẩy rủi ro sang cho họ đâu. Thường thì họ chỉ chỉ đạo bằng miệng thôi, còn làm hay không là do bạn quyết định, nhưng quyết định đó cũng đồng nghĩa với việc bạn còn tiếp tục được tin tưởng và giao việc nữa hay không. Nếu bạn từ chối thì cũng không sao, sẽ có người khác làm thay bạn, và sau này thì bạn quên chuyện sếp sẽ giao việc cho bạn làm, và hồ sơ của bạn mang về tất nhiên cũng chẳng ai ngó ngàng tới đâu. Tôi chỉ khuyên bạn nào gặp trường hợp này thì ráng sao lưu toàn bộ email xin ý kiến chỉ đạo của sếp ra ổ cứng cá nhân hoặc usb (nếu có nha), còn nếu không có email thì mỗi khi vào gặp riêng sếp thì nên chuẩn bị điện thoại có chức năng ghi âm để lưu lại lời sếp nói, còn chuyện văn bản thì nên quên đi. Khi các bạn làm tờ trình thẩm định nên chú ý đưa vào các điều kiện giải ngân vì thường thì các sếp không chú ý phần này lắm, chỉ quan tâm nội dung phía trên và phần đề xuất cho vay hay không của mình thôi, còn xong rồi là ít khi coi kỹ lắm. Dù là hồ sơ đã được duyệt nhưng nếu khách hàng không cung cấp đủ theo yêu cầu của các bạn thì các bạn có quyền không cho giải ngân, mà giải ngân mới là khâu cuối cùng và có tính quyết định. Giả dụ sau này có vấn đề gì thì trách nhiệm của các bạn cũng đỡ đi nhiều. Đây là kinh nghiệm tôi đã dùng trong hơn 5 năm làm tín dụng ngân hàng, chắc sẽ giúp ích được cho các bạn ít nhiều.
 
Ở VN nhiều khí người làm sai nhiều thì không sao, nhưng có khi bạn chỉ cần sai 1 chút thôi, thậm chí cái lỗi đó chẳng đáng để người ta soi, nhưng gặp lúc xui xẻo thì nó cũng có thể khiến bạn ở tù dài dài đó. Trời kêu ai nấy dạ thôi, sợ thì đừng làm, còn đã làm thì đừng nói giá như... Có khi cái lỗi sai của bạn bình thường thì chẳng ai quan tâm, nhưng nếu khách hàng của bạn dính vào 1 vụ lừa đảo, hay có dính dáng tới chính trị, hoặc bất cứ 1 vu việc nào tai tiếng đều có thể dẫn tới việc bạn bị công an mời lên uống nước chè hút thuốc lào vặt cùng các chú, và có thể chuyến đi đó sẽ dẫn bạn tới kết cục là khi đi không người đưa tiễn, khi về cả lũ đi theo đấy.
 
Trong ngân hàng thì vị trí nào là tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất hả mọi người? Quan hệ khách hàng? Hỗ trợ tín dụng? Giao dịch viên? Thanh toán quốc tế? Thẩm định? Kế toán?
 
Phần giải quyết của anh thực sự là hay, cảm ơn anh nhé, nhưng em muốn hỏi anh badboy1910 một điều là, nếu khách hàng đó (có quan hệ thân thiết với sếp) phản ánh lại với sếp của mình rằng họ không có nhận được tiền giải ngân, thì sẽ nên giải quyết ntn hả anh
Haha bạn ơi, sự đời đâu có đơn giản như bạn nghĩ. Bạn đừng nghĩ bạn giỏi hơn sếp của bạn, cũng có trường hợp sếp thiếu năng lực, thăng tiến là do quan hệ hoặc cách nào đó, nhưng họ cũng không phải là người bạn nên can ngăn vì người dốt thường rất hay ghét người khác dạy khôn mình. Còn lại thường thì là họ đã biết thừa đó là sai nhưng vẫn làm, và bạn hãy quên chuyện lưu lại bằng chứng để sau này đưa cơ quan điều tra nếu xảy ra chuyện vì chẳng ông sếp nào dại dột mà viết tay hay ký vào những tờ trình mà bạn đẩy rủi ro sang cho họ đâu. Thường thì họ chỉ chỉ đạo bằng miệng thôi, còn làm hay không là do bạn quyết định, nhưng quyết định đó cũng đồng nghĩa với việc bạn còn tiếp tục được tin tưởng và giao việc nữa hay không. Nếu bạn từ chối thì cũng không sao, sẽ có người khác làm thay bạn, và sau này thì bạn quên chuyện sếp sẽ giao việc cho bạn làm, và hồ sơ của bạn mang về tất nhiên cũng chẳng ai ngó ngàng tới đâu. Tôi chỉ khuyên bạn nào gặp trường hợp này thì ráng sao lưu toàn bộ email xin ý kiến chỉ đạo của sếp ra ổ cứng cá nhân hoặc usb (nếu có nha), còn nếu không có email thì mỗi khi vào gặp riêng sếp thì nên chuẩn bị điện thoại có chức năng ghi âm để lưu lại lời sếp nói, còn chuyện văn bản thì nên quên đi. Khi các bạn làm tờ trình thẩm định nên chú ý đưa vào các điều kiện giải ngân vì thường thì các sếp không chú ý phần này lắm, chỉ quan tâm nội dung phía trên và phần đề xuất cho vay hay không của mình thôi, còn xong rồi là ít khi coi kỹ lắm. Dù là hồ sơ đã được duyệt nhưng nếu khách hàng không cung cấp đủ theo yêu cầu của các bạn thì các bạn có quyền không cho giải ngân, mà giải ngân mới là khâu cuối cùng và có tính quyết định. Giả dụ sau này có vấn đề gì thì trách nhiệm của các bạn cũng đỡ đi nhiều. Đây là kinh nghiệm tôi đã dùng trong hơn 5 năm làm tín dụng ngân hàng, chắc sẽ giúp ích được cho các bạn ít nhiều.
 
Chuyện đó là đương nhiên khi bạn không đồng ý giải ngân cho khách hàng, và đối tượng khách hàng áp dụng phần lớn sẽ là những khách hàng có mối quan hệ với sếp. Chắc chắn là họ sẽ báo lại với sếp bạn về việc bạn không chấp thuận giải ngân cho họ. Và lúc này thì bạn cần phải nắm vững các quy định trong luật các tổ chức tín dụng và các văn bản luật, thông tư, quy định liên quan khác để chuẩn bị tinh thần giải trình dựa theo những điều kiện giải ngân trong tờ trình thẩm định đã được chính sếp bạn thông qua. Tất nhiên là chỉ nên làm vừa phải thôi, đừng nên căng quá không thì sẽ gây bất lợi đấy. Chẳng ai trách bạn vì 1 việc bạn làm đúng nhưng biết điểm dừng đúng lúc đâu. Lúc này cũng là lúc bạn thể hiện năng lực và hiểu biết của mình về công việc đang làm với sếp, có thể đây cũng là 1 cơ hội để bạn khẳng định mình với ban lãnh đạo và thỏa thuận với sếp bạn về những điều kiện mang tính nhượng bộ hơn, lúc này thì những điều kiện ấy chỉ bằng miệng với nhau thôi, không cần văn bản gì hết. Nhưng cái gì cũng vậy, căng quá thì sẽ đứt, bạn nên để ý thái độ của sếp bạn để biết lúc nào nên dừng lại. Còn những điều kiện trong tờ trình đó sau này nếu có vấn đề gì thì đó cũng là bằng chứng nói lên rằng bạn đã không làm việc 1 cách vô trách nhiệm. Còn nếu bạn làm tất cả theo chỉ đạo của sếp ngoan như 1 chú cừu thì chưa chắc sếp bạn đã đánh giá cao về bạn, và khi có vấn đề gì xảy ra thì phần lớn trách nhiệm thuộc về bạn, chẳng ai nhận khách hàng đó là do mình chỉ đạo làm như vậy đâu.
 
Back
Bên trên