Câu hỏi phỏng vấn 8 năm rồi tới giờ vẫn chưa trả lời xong.

Thưa các bạn!

Cách đây 8 năm tôi phỏng vấn vào làm việc tại một Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt nam. Nói là phỏng vấn chứ chỉ có tôi và Tổng Giám Đốc ngồi trong phòng làm việc. TGĐ hỏi tôi một câu:

Anh có kinh nghiệm làm việc, bằng cấp cũng tốt, tôi chỉ hỏi anh một câu này thôi:

" Nếu sếp bảo anh làm sai, anh có làm không"?

Cuối cùng thì tôi cũng được nhận vào làm việc tại Công ty này với chức danh Phó trưởng phòng, nhiều người cứ nghĩ tôi phải tốn quà cáp này kia ít ra cũng vài ngàn, thực ra chẳng tốn kém gì.

Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện vui buồn trong công việc, nhất là sau này khi chuyển sang làm bên ngân hàng, tôi cũng cứ suy nghĩ hoài.

Liệu sếp bảo làm sai mình có làm hay không ? Tại sao lại không làm. Trời, tại sao lại làm.

Kết quả là giờ đang thất nghiệp sau 13 năm công tác từ kinh doanh, bảo hiểm đến ngân hàng, từ nhân viên thường thường đến lãnh đạo cấp chi nhánh...

Các bạn giúp tôi với.
 
Bác này có nhầm không, với kinh nghiệm tài chính ngân hàng bảo hiểm ngời ngời thế mà bác còn than thất nghiệp thì chúng em tìm việc khác gì đãi cát tìm vàng hả bác?

Trở lại vấn đề của bác thì e xin có ý kiến nhỏ nhoi là tùy cơ ứng biến thôi, nếu làm sai nhưng trong giới hạn mình có thể kiểm soát được thì cũng nhắm mắt run tay làm ko thì bị đì và mất việc. Còn nếu làm sai vượt quá khả năng kiểm soát của bản thân thì đành từ chối sếp và lên mạng tìm vị trí khác thôi chờ quyết định thôi việc. Đó là ý kiến của riêng e.
 
Theo em thì nếu sếp bảo mình làm sai nhưng trong phạm vi rủi ro mà bản thân và các quy định nội bộ có thể chấp nhận hoặc du di được, miễn không vi phạm pháp luật thì có thể làm. Còn nếu nhắm mà không được thì thà chết cũng ko làm. :))

Vậy thì, câu trả lời của anh khi đó như thế nào? ;;)

- - - Updated - - -

Bổ sung thêm ý: Vả lại, việc mình làm sai đó phải đảm bảo là đem lại hiệu quả chứ ko phải là nhắm mắt làm đại, đồng thời cũng ko nên quá lạm dụng mà chỉ là giải pháp cuối cùng.

(P/s: Sao mà UB bỏ nút Sửa rồi? :|)
 
Theo t, khi lãnh đạo ra quyết định nào đó thì đó là quyết định hợp lý và có ý đồ riêng của lãnh đạo vì họ chính là người phải chịu trách nhiệm cho những qđ đó. "Điều 1: Sếp luôn luôn đúng. Điều 2, khi sếp sai hãy xem lại điều 1."
 
thầy em bảo nếu bị vào tình huống như vậy thì trong tờ trình để ký duyệt việc làm đó nêu rõ rủi ro có thể xảy ra nhưng vẫn đề xuất làm việc đó - cho vay chẳng hạn. Nhất quyết không nhận một đồng nào từ vụ việc đó, nhưng vẫn phải đi nhậu nhận sự cảm ơn của đối tác. Sau này nếu lỡ có sai thì tờ trình thẩm định vẫn còn đó, nêu rõ rủi ro, mà rủi ro làm việc là ko thể loại trừ. Cùng lắm là bị thiếu năng lực làm việc gây hậu quả nghiêm trọng, mất việc là cùng. Đi xin chỗ khác
 
Câu hỏi mang tính chất rủi ro rất cao đồng thời mang tính chất tế nhị. Không biết tác giả đã trả lời như thế nào để được nhận vào với chức danh đó.
 
Theo t, khi lãnh đạo ra quyết định nào đó thì đó là quyết định hợp lý và có ý đồ riêng của lãnh đạo vì họ chính là người phải chịu trách nhiệm cho những qđ đó. "Điều 1: Sếp luôn luôn đúng. Điều 2, khi sếp sai hãy xem lại điều 1."

Hình như bạn này chưa làm tín dụng hoặc là chỉ làm các công việc vận hành cơ bản, làm tín dụng mà sếp nói sao làm theo y như vậy là có ngày bóc lịch mỏi tay đấy nhá. :))
 
Em chỉ là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm sống chưa nhiều. Nhưng nếu em là người được hỏi, có lẽ em sẽ trả lời:Còn tùy thuộc vào việc sai ấy như thế nào, dĩ nhiên đã là sai thì không thể tránh khỏi có kết quả xấu; nhưng nếu bản thân mình biết việc đó sai mà vẫn phải làm thì liệu mình có đủ khả năng, đủ quyền hạn trách nhiệm để gánh chịu hậu quả về sau hay không; nếu em có đủ tự tin thỏa mãn những yêu cầu trên, em sẽ làm theo lời của boss và ngược lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
em nghĩ các câu hỏi trong pv như này là để xem cách ứng phó tình huống nên quan trọng là cách đưa ra phân tích cho câu trả lời của bác
theo em, đã là "việc sai" thì sẽ có rủi ro
có loại rủi ro có thể gây hậu quả, có rủi ro lại không nên tùy tình huống mà giải quyết

giả sử bác đang pv ở NH nhé, hướng trả lời sẽ thế này:
- với rủi ro sẽ gây thiệt hại, hoặc chịu trách nhiệm quy hết về cho bác thì tội gì bác làm, bác phải thể hiện chính kiến là từ chối làm việc đó, tuy thế hãy khôn khéo nói với nhà tuyển dụng là bác xét trên góc độ thiệt hại của NH, vì lợi ích chung của tập thể. Lúc ý bác không chỉ là người có chính kiến tốt, biết tự chủ mà còn có sự cống hiến lo lắng cho tổ chức, nhà tuyển dụng sẽ phải đồng ý chứ
- còn rủi ro theo kiểu có chứa đựng yếu tố thôi chứ bác vẫn care được thì sai vẫn linh động được.
vd như bị sai sót chứng từ mà cần GN gấp, bác GN bằng chứng từ scan hay fax, cho KH nợ chứng từ tới hôm sau thì vẫn được, nhất là với KH bác đã quen, đúng không? làm QHKH ai chẳng gặp trường hợp này

đại loại thế
 
Hình như bạn này chưa làm tín dụng hoặc là chỉ làm các công việc vận hành cơ bản, làm tín dụng mà sếp nói sao làm theo y như vậy là có ngày bóc lịch mỏi tay đấy nhá. :))

Đúng là m ko làm bên td nhưng mà trong 1 lần họp đầu ngày, anh phó phòng DV KHCN và GĐ SGD cũng có nói đến chuyện này. Nhung ý mình muốn nói ở đây là tầm vi mô.Còn bên mảng td thì như bạn nhanteo nói rồi, cứ việc đề nghị hạn mức và còn phụ thuộc vào ý kiến của người ký duyệt cuối cùng nữa mà...
 


Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,470
Thành viên mới nhất
khuyenmaic54clu
Back
Bên trên