Cách trả lời Phỏng vấn hay nhất cho câu hỏi: "Anh/Chị/Em đề xuất mức lương bao nhiêu?"

phong van xin viec ngan hang.png

Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Hầu hết mọi ứng cử viên đều trả lời đó chính là câu "Anh/Chị/Em đề nghị mức lương bao nhiêu?".

Câu chuyện hay và những bài học kinh nghiệm:

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.

1. Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.
Bài học đầu tiên: Mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.

2. Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.
Bài học thứ hai: Nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

3. Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè.

Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị).

Bài học thứ ba: Phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.

4. Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương.

Bài học thứ tư: Phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm. Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa.

Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...

Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.

Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".

Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.

Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?

Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.

Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: “Bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình” .

Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao” mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. “Có thực mới vực được đạo”mà bạn.

Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thế là không ổn đâu. Thấp nhất là bao nhiêu? hihi làm không công được không? mà thấp rồi có vui vẻ làm không? Bạn suy nghĩ đi nhé.
Dù bạn đứng ở vị trí nào cũng không nên tỏ ra nhỏ bé thấp kém. Vì ở đời kẻ yếu đuối sẽ luôn bị chèn ép. Lương là chuyện quan trọng, bạn hãy đàm phán cho lợi ích của mình.
Cảm ơn bạn đã chia sẽ, tuy nhiên mình nghĩ thế này nếu nói một số cụ thể, nếu cao thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn sẽ làm gì với mức tương xưng như vậy và họ không biết năng lực mình ntn sao mà nói vs giá cụ thể dc, nếu nói thấp là thấp thì thiệt cho mình nhưng thấp ở đây là ý với mức thấp nhất mà các nhân viên ở pdg/cn đó nhận lương ấy. Vì không biết mức lương ở pgd/cn đó là bao nhiêu(tùy kết quả kinh doanh của CN). Khi đó nhà tuyển dụng sẽ thấy được bạn đam mê công việc và bạn sẽ phấn đấu.
Khi mình là nhân viên mới nên phải khẳng định mình làm gì được cho họ, tại sao lại phải tuyển dụng mình, với mức lương thấp đó để mình phấn đấu chứ không phải là yếu đuối chi hết chẳng qua trả lời như vậy để mình khẳng định mình.
Lương là chuyện quan trọng nhưng môi trường làm việc là chuyện quan trọng hơn bạn à. Chứ lương cao ngất ngưởng mà mội trường làm việc độc hại, thiếu thốn, đố k, kỳ thị, không đoàn kết,.. thì lương cao cũng ko cong là chuyện quan trọng nua.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn bạn đã chia sẽ, tuy nhiên mình nghĩ thế này nếu nói một số cụ thể, nếu cao thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn sẽ làm gì với mức tương xưng như vậy và họ không biết năng lực mình ntn sao mà nói vs giá cụ thể dc, nếu nói thấp là thấp thì thiệt cho mình nhưng thấp ở đây là ý với mức thấp nhất mà các nhân viên ở pdg/cn đó nhận lương ấy. Vì không biết mức lương ở pgd/cn đó là bao nhiêu(tùy kết quả kinh doanh của CN). Khi đó nhà tuyển dụng sẽ thấy được bạn đam mê công việc và bạn sẽ phấn đấu.
Khi mình là nhân viên mới nên phải khẳng định mình làm gì được cho họ, tại sao lại phải tuyển dụng mình, với mức lương thấp đó để mình phấn đấu chứ không phải là yếu đuối chi hết chẳng qua trả lời như vậy để mình khẳng định mình.
Lương là chuyện quan trọng nhưng môi trường làm việc là chuyện quan trọng hơn bạn à. Chứ lương cao ngất ngưởng mà mội trường làm việc độc hại, thiếu thốn, đố k, kỳ thị, không đoàn kết,.. thì lương cao cũng ko cong là chuyện quan trọng nua.
Oki, mình có thể hiểu cách suy nghĩ của bạn. Nói chung bạn có cách tiếp cận vấn đề một cách ôn hòa, tình cảm. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của mình, trước khi đưa ra câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào bạn phải tìm hiểu kĩ, bạn càng có nhiều thông tin thì khả năng thành công của bạn càng cao. Ở đây cũng khổng hẳn là chuyện lương cao thấp. Câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có nhiều mục đích, đôi khi là dương đông kích tây...
Theo mình, đa số nhà tuyển dụng sẽ không cùng chia sẻ quan điểm với bạn đâu, họ có cách nghĩ "thực dụng" hơn rất nhiều. Bạn thử tìm hiểu thêm xem.
 
Mình sẽ trả lời như này :
" Nếu có một ai đó nói là không thik lương cao thì là hoàn toàn không trung thực :D , mà lương cao bao giờ tinh thần làm việc cũng cao hơn, hăng hái hơn,... Mặc dù e biết các Ngân hàng đều đã có một khung lương sẵn cho từng vị trí rồi, nhưng nếu a/c hỏi em câu hỏi này thì e vẫn muốn mình nhận mức lương là 6,5tr cho vị trí này ạ , tuy nhiên e vẫn hài lòng và vui vẻ với mức lương qui định của Ngân hàng ạ :D "
Hì mình thi vị trí CVQHKH, thứ 6 tuần sau là PV nè , cũng hồi hộp lắm ^^
 
- Đi làm việc vấn đề lương là đương nhiên quan trọng. Thế nhưng phù hợp với khả năng công việc và làm việc của mình hay không là do chính chúng ta. Với người tài giỏi, năng động họ luôn tự tin vào mình và mức lương của họ đạt được luôn luôn xứng đáng với những gì họ đã làm. Cần phải cống hiến cho công ty nhiệt huyết trong công việc và kinh nghiệm tốt.
 
Thanks a nhiều, mình cũng đang rất quan tâm đến những câu hỏi ntn :D
>>> [HOT] Cách vứt CV của bạn vào thùng rác của nhà tuyển dụng…?!!!
>>> Câu chuyện của giám đốc nhân sự gửi nữ sinh Khoai Tây
>>> Nữ sinh tỏ bày tâm tình với nhà tuyển dụng
>>> Đại học mang lại cho bạn những gì sau bốn năm?
>>> Tại sao bạn bị thất nghiệp mà không cánh cửa nào mở?
>>> 50 Điều Trường Học Không Dạy Bạn - Charles J. Sykes
>>> Không thể tới đích khi chưa bắt đầu
>>> Lời khuyên của những nhà lãnh đạo nổi tiếng dành cho tân cử nhân
>>> Trước khi "ước mơ lớn" các cử nhân tương lai hãy đọc bài viết này!
>>> Những việc cần làm khi thất nghiệp
>>> 6 sai lầm cần tránh trong quá trình tìm việc
>>> Những người bạn nên có trong công việc
>>> Những “thủ phạm” phá hỏng cơ hội tìm việc mới
>>> 10 cách làm bạn tự tin hơn
>>> Cách trả lời những câu hỏi "nhạy cảm" trong một buổi phỏng vấn


Câu chuyện hay và những bài học kinh nghiệm:

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.

1. Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.
Bài học đầu tiên: Mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.

2. Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.
Bài học thứ hai: Nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

3. Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè.

Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị).

Bài học thứ ba: Phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.

4. Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương.

Bài học thứ tư: Phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm. Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa.

Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...

Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.

Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".

Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.

Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?

Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.

Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: “Bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình” .

Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao” mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. “Có thực mới vực được đạo”mà bạn.

Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Sưu tầm
[/QUOTE]
 
mình nghĩ là nên trả lời nhận lương theo năng lực làm việc là hợp lý nhất. chúc bạn may mắn
 
Đọc bài viết chị mới ngộ ra nhìu điều, đúng là phải đặt giá trị bản thân ở 1 vị trí nhất định để ng ta coi trọng, đánh giá bản thân thấp wá sẽ khiến ng ta ko đánh giá cao mình, sau cứ mạnh dạn đặt mức lương cao cao tý;)
 
bài viết hay nhưng người đề cập trong bài này nhảy việc nhiều và nhanh quá, người tuyển dụng cũng k thích những ai hay nhảy việc tới chỗ mong cho lương cao hơn
 
Back
Bên trên