Cách trả lời Phỏng vấn hay nhất cho câu hỏi: "Anh/Chị/Em đề xuất mức lương bao nhiêu?"

phong van xin viec ngan hang.png

Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Hầu hết mọi ứng cử viên đều trả lời đó chính là câu "Anh/Chị/Em đề nghị mức lương bao nhiêu?".

Câu chuyện hay và những bài học kinh nghiệm:

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.

1. Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.
Bài học đầu tiên: Mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.

2. Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.
Bài học thứ hai: Nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

3. Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè.

Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị).

Bài học thứ ba: Phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.

4. Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương.

Bài học thứ tư: Phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm. Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa.

Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...

Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.

Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".

Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.

Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?

Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.

Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: “Bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình” .

Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao” mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. “Có thực mới vực được đạo”mà bạn.

Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
lần đầu đi pv cũng đc hỏi mong muốn mức lương bn? mình bảo trên 3tr, thế là cty bảo ở đây cao nhất là 3tr, nên cho mình 3tr :))
 
Re: Cách trả lời Phỏng vấn hay nhất cho câu hỏi: "Anh/Chị/Em đề xuất mức lương bao nhiêu?"

Em chưa bị hỏi bao giờ vì thi vào nơi có chế độ sẵn rồi, vẫn cảm ơn bài này vì em hãi nhất kiểu hỏi "có đề nghị/ mong muốn gì về lương?"

- - - Updated - - -

Em chưa bị hỏi bao giờ vì thi vào nơi có chế độ sẵn rồi, vẫn cảm ơn bài này vì em hãi nhất kiểu hỏi "có đề nghị/ mong muốn gì về lương?"
 
Mình vào làm ngân hàng, mình mới biết lương của mình là bao nhiêu, chứ chưa đc hỏi e mong muốn ở mức lương bao nhiêu :)) . Cứ mặc bằng chung lương toàn nhân viên ở đó . K thắc mắc, phàn nàn

Ngân hàng thì đã có bảng lương, chế độ sẵn rồi, nhưng ngân hàng mới hoặc doanh nghiệp, chắc sẽ bị vặn kiểu này, hãi.
 
Ngày 27-5-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt BCH T.Ư Ðảng đã ký ban hành Kết luận (số 63-KL/T.Ư) Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Kết luận nêu rõ:
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành với Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 23-KL/T.Ư, ngày 29-5-2012 Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về "Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020"; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung sau đây:

Tiếp tục quán triệt và kiên trì thực hiện các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu và định hướng về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã ghi trong Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 khóa VIII và các Kết luận Hội nghị T.Ư 8 khóa IX, Hội nghị T.Ư 6 khóa X và Hội nghị T.Ư 5 khóa XI. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức trong Ðảng, trong xã hội và có quyết tâm chính trị cao trong việc ban hành và thực hiện chính sách, nhất là việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương của khu vực sự nghiệp công lập phù hợp với kinh tế thị trường.

Ban cán sự đảng Chính phủ khẩn trương chuẩn bị trình Trung ương vấn đề này thành ba Ðề án: Ðề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Ðề án cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Ðề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.

Về chính sách tiền lương, Kết luận nêu rõ:

Căn cứ Kết luận số 23-KL/T.Ư của Hội nghị T.Ư 5 khóa XI, tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh Ðề án cải cách chính sách tiền lương đến năm 2020 trình Trung ương với một số định hướng lớn, nổi bật là:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thu gọn đầu mối và tinh giản biên chế khu vực hành chính, sự nghiệp. Từ nay đến năm 2016, về cơ bản giữ ổn định cơ cấu tổ chức Chính phủ và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Ðánh giá, xem xét việc tổ chức các tổng cục, cục thuộc bộ, ngành trung ương để tinh gọn bộ máy... Từ nay đến năm 2016, cơ bản không tăng thêm biên chế (trừ trường hợp lập thêm tổ chức hoặc phát sinh nhiệm vụ mới). Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tinh giản biên chế. Bản Kết luận cũng chỉ rõ những nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Các giải pháp tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương.
 
Lần nào đi pv mà gặp câu này mình cũng bảo lương ko quan trọng, đc học hỏi, rèn luyện mới quan trọng :|
 
Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên tham khảo
- Mức lương của các bạn cùng trang lứa khi đi làm ở các công ty khác (có thể cùng ngành hoặc không): Thông thường mức này hiện tại đang dao động từ 5-8tr/ tháng
- Mức lương trung bình của chính công ty bạn ứng tuyển: Cái này soi báo cáo thường niên (nếu là ngân hàng) hoặc nếu ko lấy tổng quỹ lương trong báo cáo tài chính chia đều cho tổng số nhân viên => Lương của mình phải bằng 1/3 số này (đó là con số tối thiểu).
- Lời khuyên cuối cùng: Thông thường các ứng viên dưới 5 năm kinh nghiệm rất khó để đàm phán lương bổng (đặc biệt ở các ngân hàng, công ty lớn, cơ quan nhà nước), vì vậy, trong thời buổi khó khăn về xin việc như hiện tại, các bạn nên chấp nhận bị "under value" (dịch nôm là bị bán rẻ) trong ngưỡng cho phép để có cơ hội học hỏi.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,488
Thành viên mới nhất
nhacai2q
Back
Bên trên