Cách tính chu kỳ kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ?

chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp:
Vốn của các dn dưới dạng ngân quỹ có chu kỳ hoạt động được chia ra:
• chu kỳ hoạt động: Từ khi mua nguyên liệu đến khi thu được tiền bán hàng. được chia ra:
Giai đoạn tồn kho: Từ khi mua hàng tồn kho đến khi bán hàng tồn kho.
Giai đoạn thực hiện khoản phải thu: Từ khi bán tồn kho cho đến khi thu được tiền bán hàng.
• chu kỳ ngân quỹ: = chu kỳ hoạt động - giai đoạn phải trả người bán.
Giai đoạn phải trả người bán: Từ khi mua nguyên vật liệu đến khi phải trả tiền.


Giai đoạn tồn kho = 60 ngày (15+45)
giai đoạn thực hiện khoản phải thu = 30 ngày
gai đoạn phải trả người bán = 15 ngày
vậy: Chu kỳ ngân quỹ = (60+30)-15 = 75 ngày
thời hạn cho vay là 75 ngày. Vì dn khi ký hợp đồng thì thanh toán trước 30% và chờ đến 15 ngày sau mới thanh toán số còn lại (70%). Nếu ngân hàng nhận tại trợ thì sẽ cho dn vay để trả số 70% còn lại đó.
thời hạn cho vay bằng chu kỳ ngân quỹ khi ngân hàng cho vay ở đầu kỳ ngân quỹ và thu nợ ở cuối kỳ ngân quỹ.

từ nãy giờ ngồi xem cm của các bạn và lời giải của chủ topic mình mới thấy bạn này trả lời tương đối hợp lý nhất và đúng nhất, mình xin phép bổ sung thêm chu kỳ hdkd nữa. Cũng trên tinh thần là hiểu biết hạn hẹp của mình nên mọi người cứ cho thêm ý kiến.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là thời gian thực không thể đem cộng trừ để cho ra chu kỳ hdkd hay chu kỳ ngân quỹ được, đây là điều cơ bản. Vì vậy các bạn đều tính ko chính xác

mình bổ sung thêm ck hdkd= 15 ngày (thời gian thanh toán) + 45 ngày (thời gian lưu kho và sản xuất) + 30 ngày (thời gian thu tiền) = 90 ngày
xin hết
tks all
 
theo ý kiến của mình thế này: mọi người cùng góp ý nhé
chu kì ngân quỹ= chu kì kinh doanh- giai đoạn phải trả người bán
nhưng giai đoạn phải trả người ban công ty không nhận được hàng luôn khi kí hợp đồng mà phải đặt cọc 30% và sau 15 ngày mới nhận được hàng
Vì vậy chu kì ngân quỹ= chu kì kinh doanh= 15*30%+ 45+ 50%*30=64,5 ngày
 
Các bạn nói về công thức và tính toán chu kỳ NQ, Ckỳ KD là tương đối rồi (về lý thuyết, sách có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau --> các bạn có các cách tính và kết quả khác nhau, nên tuỳ thuộc vào thầy dạy thế nào thì bạn phải đi theo thế đấy thôi).
Tuy nhiên bài tập này có một chút vấn đề (do tư duy người ra đề hơi gượng ép):
- Thứ nhất, chu kỳ kinh doanh hay chu kỳ ngân quỹ... cần gắn với hoạt động kinh doanh mang tính liên tục, dài hơi... với nhiều thương vụ (hợp đồng) gối đầu nhau, vậy mới thể hiện tính chu kỳ --> nên thường gắn với việc cho vay theo hạn mức tín dụng chứ không phải cho vay từng lần như câu hỏi chốt hạ của bài tập này.
Yêu cầu của bài tập chắc muốn người làm có sự so sánh về thời lượng, số tiền của từng giai đoạn..., so sánh khả năng chiếm dụng và bị chiếm dụng...
- Thứ hai, đề bài ko nêu điều kiện cho vay của Ngân hàng mà cụ thể là tỷ lệ tài trợ trong phương án này --> cái này sẽ quyết định cho câu hỏi về thời gian cho vay tối đa. Vì phương thức cho vay từng lần thì ko chỉ là giải ngân 1 lần mà có thể giải ngân nhiều lần phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng, cụ thể:
Nếu NH cho vay trên 85% đến 100% nhu cầu của KH thì NH phải giải ngân từ lúc KH ký hợp đồng, đến khi nhận hàng giải ngân thêm lần nữa, và thu hồi 1 phần khi đc Đầu ra thanh toán lần 1 và chỉ thu hồi hết khi được Đầu ra thanh toán lần 2 --> phải cho vay đến 90 ngày.
Nếu NH cho vay đến khoảng 50%-85% thì chỉ cần giải ngân 1 lần sau khi nhân hàng, và thu hồi đủ sau khi đc thanh toán lần 2 --> cho vay 75 ngày.
Nếu NH cho vay ít hơn 50% thì chỉ cần giải ngân 1 lần sau khi nhân hàng và có thể thu hồi ngay khi bán hàng --> chỉ cho vay 45 ngày. (Chưa kể thực tế, 50% hợp đồng bán ra giá trị lớn hơn 50% giá trị hợp đồng đầu vào, nên nếu đề bài cho số liệu cụ thể của hợp đồng sẽ tính toán thời hạn hợp lý hơn, nhưng tại đề bài chung chung vậy nên cứ chấp nhận tính theo tỷ lệ vậy!)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
theo mình khi NH cho vay theo từng lần sẽ không giải ngân hết số tiền 1 lần mà căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế để giải ngân
 
theo mình khi NH cho vay theo từng lần sẽ không giải ngân hết số tiền 1 lần mà căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế để giải ngân
trong quan điểm của bạn nêu ra mình xin đưa ra 2 vấn đề:
1:
chào bạn, phương thức cho vay từng lần thì lý thuyết số tiền cho vay sẽ được giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần tùy theo nhu cầu dn: bạn phát biểu đúng nhưng chưa đủ
2:
bạn dùng từ NH thì không đúng vì lý do đó đã đi vào thực tế: khi các NH xác định cho DN vay từng lần hay còn gọi là vay theo món thì họ xác định DN đó có các đặc điểm sau:
- DN chưa có uy tín hay nói cách khác DN chưa có mối quan hệ thân thiết với NH(nhưng có đủ tiềm lực tài chính cũng như hiệu quả p/á tốt).
- chu kỳ hoạt động kinh doanh ngắn phụ thuộc vào đối tác
- DN nhỏ
- DN hoạt động không thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ, theo sự kiện;
- Số VLĐ cần huy động xảy ra vào đầu chu kỳ kinh doanh (nhập NVL trả tiền ngay hoặc trả chậm ngắn hạn (<30 ngày))
-->vd: DN vay để nhập NVL sản xuất bánh trung thu
 
Đề không cho số liệu cụ thể về tỷ lệ tài trợ của NH cũng như số liệu chi phí đầu ra và đầu vào. vì vậy theo mình phải làm tổng quát:
Đề yêu cầu xác định THỜI HẠN cho vay TỐI ĐA.
Gọi A là chi phí đầu vào. B là doanh thu bán ra.
Gọi X% là tỷ lệ tài trợ của NH cho phương án.
TH1: X%A> 50%B
Nếu X%.A > 70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 90 ngày.
Nếu X%A <= 70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 75 ngày.
TH2: X%A <=50% B
Nếu X%A > 70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 60 ngày.
Nếu X%A <=70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 45 ngày.
 
Thời hạn cho vay được căn cứ vào chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp:
Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian doanh nghiệp bắt đầu mua NVL, Sản xuất hàng hóa, bán hàng và cuối cùng là thu tiền bán hàng như vậy
Trong trường hợp bài toán này chu kỳ hoạt động được tính từ khi DN phải thanh toán 30% số tiền nguyên vật liệu đến khi công ty nhận được nốt 50% số tiền còn lại
= 15 + 45 +30 = 90 ngày.
Với phương thức cho vay từng lần DN sẽ phải ký HDTD với Ngân hàng cùng thời điểm ký hợp đồng mua nguyên vật liệu để thanh toán ngay cho bên cung cấp nguyên vật liệu 30% giá trị hợp đồng (trong trường hợp này DN đã không tận dụng được thời gian chiếm dụng vốn của người bán nên chu kỳ hoạt động bằng chu kỳ ngân quỹ)
 
bạn haidang713 giải đúng rồi đấy cả nhà ạ! chuẩn lun. chu kì ngân quỹ = 64,5 ngày.
 
vậy ngân hàng sẽ cv bao nhiu ngày? nếu chỉ cv 75 ngày thì giả sử ngày 1/3/2011 công ty ký hợp đồng và phải ứng trước 30%? thì ngày nào là ngày phải trả nợ ngân hàng?
 
chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp:
Vốn của các dn dưới dạng ngân quỹ có chu kỳ hoạt động được chia ra:
• chu kỳ hoạt động: Từ khi mua nguyên liệu đến khi thu được tiền bán hàng. được chia ra:
giai đoạn tồn kho: Từ khi mua hàng tồn kho đến khi bán hàng tồn kho.
giai đoạn thực hiện khoản phải thu: Từ khi bán tồn kho cho đến khi thu được tiền bán hàng.
• chu kỳ ngân quỹ: = chu kỳ hoạt động - giai đoạn phải trả người bán.
Giai đoạn phải trả người bán: Từ khi mua nguyên vật liệu đến khi phải trả tiền.


Giai đoạn tồn kho = 60 ngày (15+45)
giai đoạn thực hiện khoản phải thu = 30 ngày
gai đoạn phải trả người bán = 15 ngày
vậy: Chu kỳ ngân quỹ = (60+30)-15 = 75 ngày
thời hạn cho vay là 75 ngày. Vì dn khi ký hợp đồng thì thanh toán trước 30% và chờ đến 15 ngày sau mới thanh toán số còn lại (70%). Nếu ngân hàng nhận tại trợ thì sẽ cho dn vay để trả số 70% còn lại đó.
thời hạn cho vay bằng chu kỳ ngân quỹ khi ngân hàng cho vay ở đầu kỳ ngân quỹ và thu nợ ở cuối kỳ ngân quỹ.
trong này bạn có nhắc tới giai đoạn tồn kho. Theo nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho thì chỉ khi hàng đã được nhập vào kho mới được coi là hàng tồn kho==> ckkd chỉ là 75 ngày. Và chu kỳ ngân quỹ tính từ khi ứng tiền trước sẽ là 90 ngày.

---------- Post added 22-12-2011 at 03:22 PM ----------

Đề không cho số liệu cụ thể về tỷ lệ tài trợ của NH cũng như số liệu chi phí đầu ra và đầu vào. vì vậy theo mình phải làm tổng quát:
Đề yêu cầu xác định THỜI HẠN cho vay TỐI ĐA.
Gọi A là chi phí đầu vào. B là doanh thu bán ra.
Gọi X% là tỷ lệ tài trợ của NH cho phương án.
TH1: X%A> 50%B
Nếu X%.A > 70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 90 ngày.
Nếu X%A <= 70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 75 ngày.
TH2: X%A <=50% B
Nếu X%A > 70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 60 ngày.
Nếu X%A <=70%A thì thời hạn cho vay tối đa là 45 ngày.

Cám ơn bạn đã chia sẻ!
Bạn có thể giải thích rõ các trường hợp được ko. mình không hiểu lắm.:)
 
Back
Bên trên