Cách thức tiếp cận Khách hàng cá nhân mới

Anh hungviet cho em thắc mắc tí nhé. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì làm sao mình có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả vậy anh. Có lẽ đây cũng là câu hỏi mà các bạn sinh viên mới ra trường làm ơ bộ phận KHDN cũng đang băn khoăn, khi mà mới ra trường thì chả có quen biết gì về phía doanh nghiệp. Em rất mong được anh chia sẻ kinh nghiệm đi trước. Cám ơn anh nhé:)
 
Với KHDN thì thường làm việc theo 1 team nên khi tiếp cận khách hàng không khó khăn như khi tiếp cận KH cá nhân
 
Khi bạn được giao 1 database khách hàng mới toanh với một mệnh lệnh duy nhất: Hãy ra đường và tiếp cận các khách hàng này cho tôi! Bạn sẽ làm gì?

Mỗi người có một cách làm riêng, tôi xin phép các bậc tiền bối được gợi ý các bạn mới, các bạn đang cbi thi vào ngân hàng một vài cách nhỏ, dễ làm.

Đầu tiên, đương nhiên, phân tích cái database này đã, trong quá trình phân tích, việc quan trọng nhất là phân loại. Có nhiều tiêu chí để các bạn có thể phân loại database khách hàng nhưng cách thông thường "người đời" vẫn làm là:

  • Phân loại theo vùng địa lý: Để tiết kiệm thời gian tiếp cận (bạn có thể đi 1 lèo, đỡ mất công mất sức)
  • Phân loại theo đặc điểm riêng biệt có thể tiếp cận: Để bạn lên kế hoạch tiếp cận phù hợp. VD: Bạn phân loại KH kinh doanh - quan tâm đến vay kinh doanh là 1 loại; KH quan tâm tới vay tiêu dùng là 1 loại; KH có tiềm năng sử dụng mastercard là 1 loại....
  • Các cách phân loại khác: Kết hợp 2 cách trên (còn các cách khác nữa - nếu có, tôi xin phép không đề cập :p)
(Tất nhiên, việc phân loại này là phỏng đoán, còn tùy thuộc vào chất lượng của database).

Rồi, phân loại xong, chả lẽ lại để ngắm! Xắn tay áo lên bắt đầu quá trình "tiếp cận".
Đầu tiên, đừng hùng hục bốc điện thoại alo! Bạn phải xác định bạn đang cbi tiếp cận người ta để làm gì? Thật cụ thể: VD: mời cho vay kinh doanh, mời làm thẻ Mastercard....

Chú ý, việc xác định mục đích tiếp cận phải phù hợp với các đối tượng KH đã phân chia ở trên!

Khi đã biết rõ, mình sẽ tiếp cận họ với 1 mục đích rõ ràng, cẩn tắc vô áy náy, giở các sản phẩm đó ra, xem kỹ lại 1 lần, nếu chưa thật sự hiểu, đọc còn thấy lung bung - yêu cầu hỏi ng bên cạnh.

Cố gắng với mỗi loại sản phẩm tìm ra cho nó các Đặc tính riêng biệt phù hợp (theo dự đoán) với đối tượng Khách hàng chuẩn bị tiếp cận!
VD: đối tượng bạn cbi tiếp cận là khách hàng cá nhân tại khu đô thị ciputra - bạn phỏng đoán (nếu không đủ kinh nghiệm để đoán thì hỏi người bên cạnh :) ) rằng khu này, rất nhiều nhà giàu, có con cái đi du học cũng như bản thân chủ nhà thường xuyên đi nước ngoài .... thì bạn nên tiếp cận sản phầm có Đặc tính phù hợp, theo tôi ở đây là MasterCard - thay vì tiếp thị sản phẩm cho vay kinh doanh hộ gia đình :D. Và bạn phải hiểu thật rõ về các đặc tính của cái gọi là Mastercard này như: Có thể tiêu ở nc ngoài (230 nc chẳng hạn :p), có hạn mức lớn (VD: max là 1 tỷ chẳng hạn), chế độ bảo mật cao (VD: dùng chip điện tử chứ ko dùng vạch từ...), ....

Khi đã có đặc tính, cố gắng "mường tượng" ra các Lợi ích mà Khách hàng có thể có được từ cái Đặc tính đó. Khách hàng họ sẽ ko quan tâm tới cái gọi là Đặc tính nổi bật! (như bạn tiếp thị) nếu nó không mang lại Lợi ích cho Khách hàng! (Thông thường có 5 loại lợi ích về tài chính mà các bạn có thể dựa vào để phát triển nó từ Đặc tính của sản phẩm bao gồm: Thu được tiền; Tạo ra tiền; Tiết kiệm tiền; Bản quản tiền và Tiết kiệm thời gian và/hoặc đem lại sự thoải mái, thuận tiện).

Trở lại VD về cái thẻ, với các đặc tính các bạn nêu trên, Lợi ích đi kèm (có thể) là: KH không phải mất công mang theo 1 lượng tiền lớn (mà hơn nữa muốn mang cũng ko được - do quy định của NHNN hiện nay cá nhân mang số tiền trên 5.000 USD khi ra nước ngoài là đã phải khai báo Hải Quan - thủ tục rất rườm rà); KH không lo bị mất hoặc thất thoát tiền mặt; KH có thể thoải mái mua sắm tại tất cả các nc mà ko lo việc đổi ra tiền bản tệ ...)

Một điều nên nhớ, khách hàng, họ chỉ nghe bạn khi bạn nói trúng cái họ quan tâm, và cũng một điều nên nhớ, đừng cố nếu khách hàng cảm thấy bị làm phiền!

Sau khi đã phân loại đối tượng tiếp cận, chuẩn bị kỹ càng kiến thức sản phầm, đặc tính, lợi ích của sản phầm, chúng ta có thể yên tâm tiếp cận KH. (Chú ý chuẩn bị điện thoại, xăng xe đầy đủ nhé - và một sức khỏe tốt, một giọng nói ngọt ngào nữa thì càng hay!).

Tiếp cận bằng cách nào? Trực tiếp hay gián tiếp?


  • Trực tiếp là: phi thẳng tới nhà khách hàng, nhào zô, rúi rít nói cười hoặc lừ lừ vứt oạch cái tờ rơi cho hết nghĩ vụ rồi chuồn?
  • Gián tiếp là: nhấc điện thoại, bắn pằng pằng 1 hồi, nghe xong, khách hàng cụp máy cũng chả nhớ KH nói gì, chỉ láng máng là: anh bận, lúc khác nhé..., hoặc a không có nhu cầu đâu..., hoặc từ sáng đến giờ a nghe tới 3 cuộc gọi thế này rồi ....
Về định nghĩa, 2 cái "khái niệm" trên là đúng, nhưng ở góc độ "cố tình hài hước hóa" cho các bạn dễ hình dung :D.

Trong 2 phương pháp này, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược riêng. (trực tiếp - hiệu quả nhưng mất thời gian, mệt mỏi, mà cứ nghĩ là hiệu quả thôi chứ cũng chưa chắc, rồi phải đối mặt với cái mặt hằm hè muốn đuổi đi của KH -> nản!; gián tiếp: - hiệu quả được cho là thấp hơn, nhưng đc bolobala, KH nói gì thì nói, qua điện thoại, ai biết ai đâu, vs cả đỡ tốn xăng, đỡ mệt ....).

Vậy thì chọn cái nào? Tôi khuyến cáo là cả 2 cách trên sẽ không có cách nào mang lại hiệu quả nếu như bạn quan niệm nó giống như giả thiết về "ưu, nhược" mà tôi vừa đặt ra. Tôi gợi ý các bạn thử làm như thế này xem sao:

Với cách tiếp cận Trực tiếp:

  1. Thay vì các bạn đi một mình, hãy đề nghị một ai đó đi cùng (ng có kinh nghiệm hơn trong phòng hoặc đồng nghiệp khác) - dù sao 2 ng đi cũng tự tin hơn.
  2. Khoanh vùng KH theo địa lý.
  3. Đừng vội xông vào nhà, tòa nhà mà hãy tiếp cận trc vs "trưởng thôn" (thường là tổ trưởng tổ dân phố hoặc ban quản lý tòa nhà - làm thế nào để biết nhà mấy vị này thì quá dễ - ra hàng trà đá khu ý mà hỏi :D ). Đặc trưng của các bác này là rất thích "oai" nên hãy "lễ phép" đặt vấn đề và "nhờ vả" hoặc "đề nghị" cho phép bạn tiếp cận khu dân cư mà bạn đã khoanh vùng (tôi cam đoan là tới 90% họ gật nếu như bạn "khéo nịnh"). - Nhớ tranh thủ tiếp thị mấy vị này luốn, cứ nói là sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt ....
  4. Sau khi có "ý kiến" của "trưởng thôn" ta bắt tay khai thác một cách đàng hoàng không lo "phạm pháp". Bạn có thể gõ cửa từng nhà, lễ phép trình bày và xin 5 phút để trình bày (nhớ là nên có màn mào đầu: VD: nói chuyện về thời tiết, về cái nhà đẹp, con chó xinh, thằng con kháu khỉnh .... để không bị đuổi thẳng cổ).
  5. Khi nói chuyện, bắt đầu đặt vấn đề, nhớ khéo léo nhắc lại việc được "trưởng thôn" giới thiệu và qua tìm hiểu của ngân hàng và "trưởng thôn" thì được biết gia đình KH là gia đình rất khá giả, có đời sống cao, phù hợp với sản phẩm của NH (nếu là định tiếp thị mấy loại sản phẩm thẻ, vay tiêu dùng hoặc huy động); hoặc làm ăn rất uy tín, quy mô phát triển rõ rệt ....(nếu là tiếp thị vay kinh doanh) - tôi ví dụ vậy, các bạn có thể tùy cơ ứng biến (mà chắc chắn là các bạn ứng biến giỏi hơn tôi).
  6. Nếu KH đồng ý, quan tâm tới sản phẩm thì quá tốt, từ bám vào Đặc tínhbắn ra Lợi ích để kích vào chỗ thích của KH. Còn trong trường hợp xấu, bị đuổi thẳng cổ, hãy vẫn "cố" nhã nhặn rút lui, tùy tình hình mà đưa lại tờ rơi, namecard với nhã ý khi khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ theo thông tin bạn đưa và sẽ được phục vụ tốt nhất (hình như từ nãy ai cũng được phục vụ tốt nhất :p) và yêu cầu giới thiếu khách hàng (nếu được). Trong cả 2 trường hợp đồng ý và không đồng ý, đều nhớ để lại thông tin nhé! (KH không đến nỗi mất lịch sự ném nguyên tập tờ rơi và namecard vào mặt mình đâu - nếu có thì coi là tai nạn nghề nghiệp nhé - đừng buồn!)
Xong, trường hợp này đơn giản vậy thôi, kịch bản cụ thể tôi sẽ dần dần cùng các bạn khai thác qua cái gọi là Sale Scripts (đang viết).

Với các tiếp cận Gián tiếp (qua điện thoại):


Quan điểm của tôi, tôi không thích những cuộc điện thoại, vừa mới alo đã nghe cả 1 băng đại bác bắn theo kiểu "liên thanh". Với các cuộc kiểu này, 90% là tôi nói KHÔNG!
Vậy thì phải làm thế nào để tiếp cận được tôi?
Chuyên nghiệp và tôn trọng người nghe (theo tôi là vậy)!.

  1. Bạn nên giới thiệu mình một cách lịch sự, nêu thật ngắn gọn mục đích cuộc gọi (nhớ nâng cao độ VIP của KH lên 1 tý nhé). [VD: Ngân hàng ABC đang có 1 sản phẩm cao cấp, rất phù hợp với những người có thu nhập cao như anh/chị ... Ví dụ thôi nhé :p]
  2. Xin phép được nói chuyện (tôn trong ng nghe). VD: chỉ cần xin phép bằng một câu đơn giản thôi (sau khi giới thiệu, nêu mục đích .. thêm 1 câu: Bây giờ anh có tiện nói chuyện điện thoại không ạ? hoặc EM có thể xin anh 3 phút để giới thiệu được không ạ? - nhớ là xin 3 phút thì nói trong 3 phút thôi nhé ...)
  3. Tiếp theo, tùy theo thái độ của người nghe mà bạn có thể đưa ra các hành động tiếp theo như tư vấn, để lại kênh thông tin, đề nghị giới thiệu khách hàng ... (riêng việc đề nghị giới thiệu KH tôi sẽ có 1 bài riêng)
Trêm đây, tôi giới thiệu với các bạn 1,2 gợi ý nho nhỏ về cách tiếp cận khai thác khách hàng mới. Bài viết mang theo quan điểm cá nhân của tôi, nên tôi xin giữ bản quyền!

Các bạn cùng thảo luận để phát triển vấn đề lên đến "đỉnh cao" nhé!

P/s: trong mọi tình huống tiếp cận khách hàng, hãy nhớ một khái niệm chúng ta đã đề cập: Dịch vụ Khách hàng & Dịch vụ KH vượt trội nhé!

Hi, bài viết tàm tạm =D>
 
Đã đọc bài viết hữu ích này kha khá lần rùi mà vẫn chưa có cơ hội áp dụng trực tiếp :p. Hi vọng sẽ sớm được va vấp để bổ sung ý kiến cùng các UBers :). Thanks anh Hưng nhiều nữa.
 
Mình đang bắt đầu vào nghề sale của Ngành ngân hàng. Quả thật là thấy rất khó khăn để lên kế hoạch tác chiến. Lần đầu ra trận, ko biết chiến đấu ra sao vì chưa được huấn luyện... Bài viết là bài học đầu tiên của mình, cảm ơn bác Hưng nha.
 
Mình cũng làm nhân viên kinh doanh nhưng đáng tiếc mình chưa từng được bước chân vào ngân hàng làm thử 1 lần cho biết đó là ao ước của mình. Chắc cũng tại mình học trường ĐH cùi bắp với chuyên ngành TCNH chăng ...? Cái sản phẩm mình bán ra cũng đủ mọi cách tiếp cận khách hàng, công việc mình làm chỉ có đúng 1 sp bán ra nó không đa dạng và nhiều giống các sản phẩm bên ngân hàng . Với kinh nghiệm của mình là bạn cứ tiếp xúc mọi khách hàng đi ban đầu chấp nhận bị ăn chửi hay bị khó chịu của khách hàng dành cho cá nhân mình là rất nhiều và sau những cái va chạm đó bạn sẽ cảm nhận và rút ra được cho mình kinh nghiệm à đầu tiên sẽ bớt bị ăn chửi >:D< và làm sao cho khách hàng không còn cảm thấy khó chịu với mình , tạo thiện cảm với khách hàng thì mình dễ bán sản phẩm mình hơn khi khách hàng muốn nghe về sp mình bán ( đặc biệt mình tiếp xúc với nhiều người và đối tượng thì dù lớn tuổi hay trẻ tuổi mình sẽ có cách đối phó khác nhau như mình bị ăn chửi hoài nên rút ra kinh nghiệm vì sao họ chửi vì sao họ khó chịu mà vì sao họ không ưa khi tiếp xúc với mình... đặt ra vô số câu hỏi vì sao ?cũng như việc làm với khách hàng khi tiếp xúc để dần rút ra kinh nghiệm dần cho bản thân ). Mình nghĩ ngân hàng có nhiều sản phẩm để mình tư vấn cho khách hàng đó là một thuận lợi cho cá nhân các bạn còn mình cũng kinh doanh mà bán 1 sp thôi và nghề của các bạn là khách hàng phụ thuộc vào sản phẩm các bạn khá nhiều Vd: Cho vay có quyền lựa chọn khách hàng tốt xấu, khả năng tài chính ...để cho khách hàng vay và không cho vay ,sp huy động thì nói nên lợi ích được tiền lãi KH nhận được cũng như các sản phẩm dịch vụ mà khách hàng nhận được... Còn nghề của mình qu:D:Dyền chọn mua của khách hàng cao hơn quyền chọn bán .Hồi mới vào làm các bạn biết GĐ mình nói gì các bạn đồng nghiệp mình không ? Sếp nói thằng này đù đù như gà zù chắc thọ được 1 tháng không ? Hì mình biết nhưng cứ cười kệ cố gắng hết sức làm được họ giữ lại không thì bị đuổi hên xui đi . Mình nghĩ các bạn tốt nghiệp trường khá và môi trường làm việc chuyên nhiệp thì chắc làm tốt cả thôi . Mà đừng có ngại khi ai đó rủ uống cafe và làm vài chén nha uống không được ngồi phá mồi he he...Đây là chia sẻ cá nhân mình thôi ai đọc xong mà khó chịu với mình thì nén cục đá nhỏ nhỏ thui nha........
 
Bài viết của anh CEO hay tuyệt cú mèo, cảm ơn anh!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,595
Thành viên mới nhất
khogameww88
Back
Bên trên