Cách kiểm tra tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ ???

haiduytran

Thành viên tích cực
Mọi người đã ai từng nhận thế chấp quyền đòi nợ chưa? Nếu rồi, thì cách kiểm tra định kỳ, kiểm tra những nội dung gì của tài sản này nhỉ? Nếu là chuyên viên tín dụng kiểm tra khách hàng thì kiểm tra gì? nếu là Kiểm toán nội bộ kiểm tra Chuyên viên tín dụng thì kiểm tra những nội dung gì? Bà con cô bác giúp với!!
 
Xem xét các hóa đơn và khế ước nhận nợ của KH.
Ý kiến riêng của mình:)
 
hic, ý của mình là kiểm tra tài sản bảo đảm sau khi phát vay cơ, đối với quyền đòi nợ ấy, chỉ kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ? Hay là kiểm tra cả tình hình bán hàng thu tiền của bên có nghĩa vụ trả nợ? Trong trường hợp này thì nó có phải là khách hàng của mình đâu mà đòi kiểm tra ><
 
hic, ý của mình là kiểm tra tài sản bảo đảm sau khi phát vay cơ, đối với quyền đòi nợ ấy, chỉ kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ? Hay là kiểm tra cả tình hình bán hàng thu tiền của bên có nghĩa vụ trả nợ? Trong trường hợp này thì nó có phải là khách hàng của mình đâu mà đòi kiểm tra ><
Việc nhận TSĐB là quyền đòi nợ, đặc biệt lại là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai từ vốn vay đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro (đối với một số ngân hàng, đây gần như hình thức tín chấp, nhận quyền đòi nợ chỉ để ..."cho đẹp đội hình").

Việc kiểm tra quyền đòi nợ khá phức tạp, tuy nhiên có thể làm được qua các bước sau:

  1. Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ (Hợp đồng kinh tế...) phát sinh quyền đòi nợ;
  2. Kiểm tra đối tượng trên chứng từ nơi phát sinh quyền đòi (xem công ty còn tồn tại không? kinh doanh mặt hàng gì, giám đốc là ai, các thông tin liên quan khác ...) - tra cứu tại đây
  3. Kiểm tra lịch sử phát sinh nghĩa vụ nợ giữa 02 bên (nếu có) - xem trên báo cáo thuế đã quyết toán các kỳ trước (phần danh mục hóa đơn đầu ra đầu vào xem có phát sinh không? - xem thêm các HĐKT, hóa đơn GTGT, chi tiết công nợ trước đó - tất nhiên là từ hồ sơ của KH)
  4. Thẩm định mức độ uy tín của bên phát sinh nợ: Tùy điều kiện cụ thể mà sử dụng các biện pháp thẩm định khác nhau. Dễ thì như thẩm định KH thông thường, khó thì thu thập thông tin tự thẩm định ....
  5. Sau khi có đầy đủ thông tin, một điều nữa cần chú ý: Quyền đòi nợ chỉ thực sự hình thành khi 2 bên xác nhận với nhau rằng: Bên phát sinh quyền đòi đang nợ bên đòi một số tiền nhất định (theo Biên bản xác nhận công nợ, Biên bản nghiệm thu và các chứng từ khác tùy nghiệp vụ phát sinh nợ);

Quản lý quyền đòi nợ cũng khá khó, khi đã ok mọi yếu tố trên, nhất nhất HĐ kinh tế phát sinh quyền đòi nợ phải có điều khoản thanh toán rõ ràng, trong đó, mọi thanh toán đều phải chuyển qua Ngân hàng chấp nhận tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ.

Vài dòng giúp bạn, các bạn khác bổ sung nhé :)

P/s: từ các nội dung trên bạn tự rút ra nhiệm vụ của mỗi bên (như bạn hỏi) cần phải làm gì nhé, vẽ đến đấy thôi ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Giả dụ mình nhận thế chấp quyền đòi nợ của công ty A (đòi nợ từ công ty B) nhưng công ty A ngược lại cũng nợ công ty B. Cái này kiểu như lừa đảo trong chiết khấu giấy tờ có giá như lệnh phiếu hối phiếu ấy. Làm sao để phát hiện ra điều này được ?
 
Giả dụ mình nhận thế chấp quyền đòi nợ của công ty A (đòi nợ từ công ty B) nhưng công ty A ngược lại cũng nợ công ty B. Cái này kiểu như lừa đảo trong chiết khấu giấy tờ có giá như lệnh phiếu hối phiếu ấy. Làm sao để phát hiện ra điều này được ?
Cái này trong trường hạn hạn hẹp chỉ xem được thông qua chứng từ do KH của chúng ta cung cấp như Bảng chi tiết các khoản phải thu, phải trả, BCTC... Tuy nhiên, với đặc thù công tác kế toán tại VN, cái này hoàn toàn có thể vẽ ra được (Có thể kiểm tra thêm Báo cáo thuế đã quyết toán để phán đoán về mối quan hệ của 2 công ty thông qua bảng kê hóa đơn đầu ra đầu vào).

Vì thế mới phát sinh quan điểm, quyền đòi nợ nghiêng về cho vay tín chấp nhiều hơn. Và cũng vì thế mà một số NH chỉ nhận TSĐB là quyền đòi nợ khi bên phát sinh nghĩa vụ là DN uy tín, có niêm yết hoặc công ty đại chúng theo danh sách NH cho phép.

Tóm lại, nên cẩn trọng với loại TSĐB này nếu bên phát sinh quyền là một ông "giời ơi đất hỡi" ;))
 
Cái này là tín chấp mà, nhận để cho DN có trách nhiệm hơn với khoản vay là chính. Nhìn chung món này làm giống Bao thanh toán của Acb thì đỡ rủi ro hơn. Làm car thế chấp khoản phải thu cũng như vậy. Noi chung rủi ro đầy rẫy với dạng TSBĐ phi vật chất này...
 
xin hỏi bác Hùng việt có hồ sơ hay tài liệu mẫu nào về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ này không? phiền bác cho xin vài ví dụ qua inbox. Trân trọng cảm ơn bác

- - - Updated - - -

theo mình thấy món này hao hao giống Bao thanh toán của ACB, chuẩn luôn
 
Xin hỏi ý kiến Bác Hùng việt, vậy nếu coi đây là 1 loại tsbd cho khoan vay tại ngân hàng thì liệu có đăng kí giao dịch bảo đảm được k? nếu có thì cơ quan nào là đơn vị tiếp nhận?
 
Back
Bên trên