HOT Các bạn thi vào vị trí GDV tại BIDV cùng vào ôn thi nhé!

Mình mở cái thread này nhằm tập hợp các bạn ứng tuyển vào vị trí GDV tại BIDV cùng trao đổi và củng cố kiến thức chung và kiến thức nghiệp vụ với nhau. Vì mình thấy cái Thread [HOT HOT] BIDV tuyển dụng 474 cán bộ trên toàn hệ thống năm 2014 [10.05-16.05.2014] có rất nhiều bạn trao đổi với nhau nhưng ở rất nhiều vị trí khác nhau, muốn tìm các bài tập và đáp án có liên quan tới nghiệp vụ của GDV cũng khó và hoa cả mắt nên mình mở cái thread này mong mọi người sẽ dễ dàng ôn tập với nhau hơn! Mong nhận được sự ủng hộ và tham gia của các bạn!
 
Mấy bạn ơi cho t hỏi là theo cái bảng HTTK mới ấy.
1.Phí thu từ dịch vụ thanh toán là đối tượng chịu thuế VAT?
Câu này đúng, nhưng không biết giải thích sao.

2.Khi hạch toán hoàn nhập dự phòng rủi ro luôn ghi giảm dự phòng và giảm chi phí trích lập dự phòng.
Đúng. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra và được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Do đó khi hoàn nhập dự phòng số cần trích < số dự phòng hiện có thì phải ghi nhận giảm chi phí dự phòng và giảm dự phòng.

3.Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi định kỳ, nếu tại ngày đến hạn trả lãi ở từng kì mà khách hàng không đến lĩnh tiền thì lãi của kì đó được hạch toán nhập vào gốc cho khách hàng?
Sai. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, chỉ hạch toán nhập gốc vào cho khách hàng khi hết thờ hạn gửi mà khách hàng không đến lĩnh lãi. Còn định kì khách hàng không đến lĩnh lãi thì không được nhập gốc vì trong tỷ lệ lãi suất hàng tháng đã tính đến phần lũy tiến cho toàn thể kì hạn.

4.Khả năng thanh toán của tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng luôn nằm ở số dư có trên tài khoản này.
Sai. Tài khoản tiển gửi của khách hàng có số dư có nhưng bị phong tỏa thì không thực hiện được chức năng thanh toán.

Hix, mấy câu này tưởng dễ nhưng khó giải thích khiếp.
Câu 1 là dạng là đem công văn, QĐ, TT , luật ra . như câu 1 là theo luật số 13/2008/QH12 Luật thuế giá trị gia tăng điều 3 Quy định về đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam. Điều Năm Quy định về đối tượng không chịu thuế VAT
 
Mấy bạn ơi cho t hỏi là theo cái bảng HTTK mới ấy.

Câu 1 là dạng là đem công văn, QĐ, TT , luật ra . như câu 1 là theo luật số 13/2008/QH12 Luật thuế giá trị gia tăng điều 3 Quy định về đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam. Điều Năm Quy định về đối tượng không chịu thuế VAT
Nếu vậy thì lôi Thông tư 219/2013/TT_BTC về Thuế GTGT thì có vẻ gần hơn :DDD
 
Phát hành kỳ phiếu trả lãi trước cho khách hàng, lãi suất 10%, kỳ hạn 3 tháng, thu bằng tiền mặt, số tiền trên kỳ phiếu là 50tr. Biết rằng ngân hàng áp dụng cơ sở tính lãi 360 ngày/ năm. Tính lãi theo số ngày thực tế phát sinh.
Các bạn cho mình hỏi là như vậy tiền lãi trả trước = 50*10%/12*3 có đúng ko nhỉ, thấy có bạn làm khác như này :
Số tiền thực tế Ngân hàng nhận dc là:
50/(10%*3/12+1)= 48.78trd
=> lãi trả trước cho kh: 50-48.78= 1.22 trd

hoang mang quá
Cách 2 đúng bạn nhé :)
Mình có bài tập này muốn hỏi ý kiến mọi người:
Ngày 17/7/2007, khách hàng N đến gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng, với số tiền 150 triệu đồng, trả lãi đầu kỳ. Lãi suất 0.68% trên 1 tháng.
Theo mình tính, tiền lãi mà KH nhận trước là: 1 50*0.68% *3=3.02tr
Nhưng lại có 1 số bạn giải là:
- Số tiền khách hàng thực tế gửi vào ngân hàng là: 150 / (1+ 3 * 0.68%) = 147.001176 triệu đồng
- số tiền lãi mà khách hàng đã được nhận trước là: 150 - 147.0012 = 2.9988 triệu đồng
Mng cho mình hỏi đâu mới là cách tính đúng?
Cách 2 đúng bạn nhé. Trước đây khi tham gia khóa đào tạo của sacombank mình đã được chị giảng viên là phó giám đốc trung tâm đào tạo hướng dẫn cách tính lãi trả lãi đầu kỳ như vậy :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cách 2 đúng bạn nhé :)

Cách 2 đúng bạn nhé. Trước đây khi tham gia khóa đào tạo của sacombank mình đã được chị giảng viên là phó giám đốc trung tâm đào tạo hướng dẫn cách tính lãi trả lãi đầu kỳ như vậy :)
Bạn ơi, mình hỏi ngu 1 tí. mình ko fai hoc chuyen nganh ke toan, gio moi bat dau tim hieu ve no nen chag ro. Ban giai thich ro them cho minh ve lai suat tra truoc, tra sau, tra dau ky dc ko? Minh dag hoang mang qua
 
Mn ơi, giải hộ mình mấy câu này với:
1. Điền chữ cái tiếp theo vào chỗ trống? B, C, E, G, K, M, Q, ...
2. Điền số tiếp theo vào chỗ trống? 1, 1, 8, , 15, 7, 22, 10, ...
3. Điền chữ cái tiếp theo vào chỗ trống?
R T U N
X V T Q
M R C G
B U O ?
4. Điền vào dấu ? trong dãy số sau: 100 95 ? 79 68 ? 40 23
5. 5 người đào 1 cái hố mất 5 ngày. Hỏi nếu như 2 người đào nửa cái hố sẽ mất trong thời gian bao nhiêu?
6.Chữ cái tiếp theo trong dãy chữ sau là gì: B-E-H-L-O-?
7. Số nào là số tiếp theo của dãy: 4; 25; 100; 289; …
 
Đại khái là cái sổ tiết kiệm sẽ ghi là 150tr thời hạn 3 tháng trả lãi trước.
Có hai cách làm:
- Cách 1: Ông N đưa 150 triệu đến nộp vô, ngân hàng đưa lại ông 150tr x 0.68% x 3 = 3.02.000đ tiền lãi trả trước và cuốn sổ TK ghi rõ 150tr.
Sau 3 tháng ổng nhận lại 150tr kia.
- Cách 2: Ông N đưa ngân hàng số tiền thực tế là 150tr / (1+ 3 * 0.68%) = 147.001.176đ.
Cuốn sổ vẫn ghi là 150tr.
Sau 3 tháng ổng nhận lại 150tr.
Nghĩa là thực tế ổng có 2.998.800đ tiền lãi.

Số tiền lãi khác nhau vì 150tr là gốc hay 150tr là cả gốc lẫn lãi.


Thường các bài dạng này thì phải ngầm hiểu 150tr là cả gốc lẫn lãi nên áp dụng cách 2 nhé <3
 
Đại khái là cái sổ tiết kiệm sẽ ghi là 150tr thời hạn 3 tháng trả lãi trước.
Có hai cách làm:
- Cách 1: Ông N đưa 150 triệu đến nộp vô, ngân hàng đưa lại ông 150tr x 0.68% x 3 = 3.02.000đ tiền lãi trả trước và cuốn sổ TK ghi rõ 150tr.
Sau 3 tháng ổng nhận lại 150tr kia.
- Cách 2: Ông N đưa ngân hàng số tiền thực tế là 150tr / (1+ 3 * 0.68%) = 147.001.176đ.
Cuốn sổ vẫn ghi là 150tr.
Sau 3 tháng ổng nhận lại 150tr.
Nghĩa là thực tế ổng có 2.998.800đ tiền lãi.

Số tiền lãi khác nhau vì 150tr là gốc hay 150tr là cả gốc lẫn lãi.


Thường các bài dạng này thì phải ngầm hiểu 150tr là cả gốc lẫn lãi nên áp dụng cách 2 nhé <3
Cảm ơn bạn nhé. Vậy cách tính này có áp dụng cho trả lãi theo tháng ko bạn?
 
Back
Bên trên