2 đề thi vào agribank 24/10/2010 anh em vào giải thử

0979464070

Thành viên
Đề thi nghiệp vụ Tín dụng vào Agribank

Ngày thi 24/10/2010

(Đề chẵn)

====================================

Phần I – (Do ĐH Kinh tế Quốc dân ra) (7 điểm):

Câu 1: Chọn 1 đáp án đúng nhất (3,5 điểm)

1.1 Khoản mục nào không được dùng làm TS đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của KH khi
vay vốn:
a) Hàng hóa trong kho
b) Cổ phiếu do người vay phát hành
c) Cổ phiếu công ty do người đó nắm giữ
d) Uy tín của người đi vay
1.2 Hoạt động nào dưới đây là biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trả lãi cho NH
a) Tăng cường chi phí trả lãi trung – dài hạn thay vì chi phí trả lãi ngắn hạn
b) Đa dạng các hình thức huy động vốn
c) Tăng lượng tiền được bảo hiểm bằng tiền gửi
d) Phát hành trái phiếu
1.3 Mô hình CAMEL được dùng để phân tích về (Chọn 1, 2 hoặc 3):
a) Khách hàng vay của NH
b) Hoạt động của NH
c) Hoạt động tín dụng và huy động vốn

1) Câu a & c
2) Câu b
3) Câu b, c

1.4 Nếu ngân hàng chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thi đó là:

a) Hình thức cầm cố tài sản
b) Hình thức thế chấp tài sản
c) Không phải là hình thức đảm bảo nào

1.5 Nếu đến hạn trả lãi tền vay mà khách hàng không trả được và ngân hàng đánh giá là
không chấp nhận điều chỉnh, hoặc gia hạn thêm thì TCTD sẽ:
a) Chuyển toàn bộ gốc và lãi sang nợ quá hạn.
b) Chuyển toàn bộ lãi sang nợ quá hạn.

Câu 2: (3,5 điểm)

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chuyên mua bán các sản phẩm là Thiết bị điện
tử tin học. Công ty nộp giấy đề nghị xin vay lên NH đề nghị vay 2 tỷ phục vụ cho hoạt động
SXKD. Công ty đã gửi lên cho NH báo cáo tài chính với các số liệu sau:

Bảng cân đối kế toán (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Ngân quỹ 8 (6) Nợ ngắn hạn NH 5 (8,4)
Phải thu 17 (18) Phải trả 22 (20)
Hàng tồn kho 2 (3,5) Vốn & các quỹ 1,2 (1,29)
TSLĐ khác 1 (2)
TS cố định 0,2 (0,19)
Tổng TS 28,2 (29,69) Tổng nguồn vốn 28,2 (29,69)

Báo cáo KQ HĐKD (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Doanh thu thuần 44,3 (63)
Giá vốn hàng bán 41 (60)
Chi phí 1,2 (0,68)
LN trước thuế 2,1 (2,32)
Thuế 0,3 (0,36)
LN sau thuế 1,8 (1,96)

Yêu cầu: Dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo KQ HĐKD hãy phân tích các chỉ số đánh
giá tình hình của công ty, phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
chú ý: các số trong ( ) là các số liệu cuối năm.
Phần II – (Do Agribank ra) (3 điểm):

Theo bạn, cơ cấu lại thời hạn nợ là làm thế nào ? Đặc điểm ? Theo Quy định 666 – QĐ
666/NĐ-CP của Agribank thì thủ tục cơ cấu lại nợ gồm những bước nào ?




Đề lẻ
THI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – AGRIBANK
Thời gian thi: Sáng CN, 24/10/2010

Câu 1: Trắc nghiệm: chọn đáp án đúng nhất (3.5 đ) (Do ĐHKTQD ra)
1.1 Loại hàng trong kho nào dưới đây là đối tượng tài trợ của ngân hàng ?
a/Hàng của doanh nghiệp, chất lượng tốt, tiêu thụ đúng kế hoạch
b/Hàng gửi của DN xong tồn kho đã lâu, chậm tiêu thụ
c/ Hàng DN khác gửi bán
Các nhóm 1 (a,c)
Nhóm 2(a)

1.2 Trong việc chấp nhận tài sản thế chấp, nhóm yếu tố nào sau đây được coi là quan
trọng nhất
a/ Có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng nhận quyền sở hữu ( hoặc quyền sử dụng lâu dài)
b/ Tài sản đó khó có thể di chuyển
c/ Tài sản đó do NH có thể giám sát quá trình sử dụng
d/ Tài sản đó có tính thanh khoản cao
1 ( a b c ) 2 ( a b d ) 3 ( a c d)

1.3 Trong hoạt động ngân hàng thương mại nên :
a/ chỉ sử dụng nguồn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn
b/ Chỉ sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn
c/ Sử dụng 1 phần nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

1.4 Trong kỳ, hội đồng quản trị công ty quyết định tăng vốn điều lệ thông qua việc góp
bằng tiền mặt của các cổ đông. Khi chưa thu tiền, công ty tiến hành hạch toán tăng vốn
chủ sở hữu đồng thời hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu nội bộ. Theo a/chị.
Việc hạch toán như vậy :
a/ Đúng
b/ Sai

1.5 Khi tính toán khả năng trả GỐC của một dự án, NH có thể lấy :
a/ Toàn bộ lợi nhuận của dự án
b/Toàn bộ lợi nhuận và khấu hao của dự án
c/ Toàn bộ lợi nhuận và khấu hao của dự án cũng như của DN có dự án

Câu 2: Bài tập (3.5 đ)
Ngân hàng A đang xem xét một dự án sau :
1/ Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án : 200 triệu : trong đó đầu tư tài sản cố định 180tr,
tài sản lưu động 20 tr
2/ Dự tính vay ngân hàng 80 tr để mua sắm máy móc, gốc vay sẽ được hoàn trả đều
trong 4 năm, bắt đầu vào cuối năm thứ 1, lãi suất cố định 10%/năm
3/Dự án dự tính kéo dài trong 5 năm, tạo doanh thu từ năm thứ 1
4/ Doanh thu ước tính trung bình hàng năm là 90 tr, chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền
công, quản lý... (chưa kể khấu hao và trả lãi khoản vay) là 20tr hàng năm
5/ Khấu hao tài sản theo phương pháp trung bình
6/Thuế thu nhập : 30% thu nhập trước thuế
7/ giá trị thanh lý của các tài sản khi dự án kết thúc coi như bằng 0

Yêu cầu : Ngân hàng có nên cho vay không nếu dựa vào chỉ tiêu NPV ? Biết rằng NH sử dụng
lãi suất cho vay làm lãi suất chiết khấu


Câu 3: (3 đ) (Do Agribank ra)
Trình bày nguyên tắc chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của NHNo Việt Nam đối với
khách hàng? Điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu, tái chiết khấu ?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thế này bạn nhé.
Khi bạn ở vị trí là NH thẩm định dự án. Bạn phải đánh giá dự án theo phương pháp TIPV, tức là tổng đầu tư. Vì sao lại đánh giá như vậy. Vì dưới gốc độ tổng đầu tư, NH xem xét dự án có khả thi không mà không phân biệt vốn đó do ai bỏ ra. Và NH sẽ là người ưu tiên nhận gốc và lãi trước.
Bạn hỏi, nếu ko đưa lãi và gốc vào dự án thì nếu NPV>0 có chắc gì dự án có khả năng trả gốc và lãi NH. Nói tới đây mới thấy bạn hình như ko hiểu được ý nghĩa của NPV lắm
với gốc độ tổng đầu tư,NH xem xét xem tổng dòng tiền vào sau khi hiện giá có đủ bù đắp tổng dòng tiền ra hiện giá hay không. Vậy gốc vay của NH sẽ là 1 phần nằm trong tổng dòng tiền ra ( là 1 chủ thể của đầu tư). Vậy chỉ cần NPV>0 là tất cả dòng tiền vào đã bù đắp đủ.
vậy lãi vay thì sao. lãi vay chính là cái suất chiết khấu mà bạn đang sử dụng. thông thường khi đứng ở gốc độ tổng đầu tư, lãi vay chỉ là 1 trong những thành phần cấu thành nên chi phí sử dụng vốn WACC nhưng ở đây đề cho suất chiết khấu là lãi vay luôn. Vậy khi bạn chiết khấu bằng lãi vay tức là bạn đang muốn xem dòng tiền vào sau khi đã lấy hết lãi vay ra sẽ còn được bao nhiêu nếu so với hiện tại.
Tại sao trong trường hợp này NH lại chiết khấu bằng lãi vay mà ko phải WACC, có thể nói NH này họ ko thèm quan tâm lắm đến chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cổ đông ưu đãi và các chủ nợ khác. Họ biết rằng họ sẽ là người ưu tiên nhận được tiền, vì vậy họ chỉ cần xem khả năng họ có thu được lãi hay không mà thôi.

Còn IRR mình nói bạn sai là bởi vì bạn làm ẩu. Cứ đọc lại bài làm của bạn sẽ thấy ngay đó mà. NPV>0 mà IRR lại nhỏ hơn lãi vay trong 1 dự án độc lập dùng lãi vay làm suất chiết khấu. Thật là phi lí ^^. Lại mới thấy bạn hình như cũng ko hiểu IRR ^^.
IRR của dự án nó ko bé cỡ 10% đâu bạn à.Tính lại nhé. Nếu IRR=10% tức là NPV=0 đấy. Nếu IRR<10% thì NPV cũng bé hơn 0 luôn.


BÀi của bạn đang sử dụng phương pháp EPV. Tức là đứng dưới gốc độ của chủ sở hữu. Tức xem xét giá trị tăng thêm của dự án đem lại cho doanh nghiệp. Khi chiết khấu bạn ko dùng lãi vay mà dùng chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu. IRR ở gốc độ chủ sở hữu sẽ càng cao khi đòn cân nợ càng lớn.
t công nhận là IRR < lsck ở trường hợp đầu là vô lý ( do khai nhầm biến ) nhưng bạn xem lại hộ t phần tính NPV đi. t không đưa vốn vay vào dòng tiền đã đầu tư thì đương nhiên phải trả gốc và lãi của khoản vay (lãi khoản vay chỉ dùng để tính thu nhập tính thuế chứ ko đưa vào dòng tiền) trong kỳ chứ! xem lại bài giải của t rồi xem đã đúng chưa rồi phản hồi cho t nhé!!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
bài viết của bạn là đúng nhưng đó là trường hợp đưa vốn vay vào dòng tiền đã đầu tư CFo. mình loại bỏ nhân tố này thì phải tính gốc vào dòng tiền đúng ko?
 
bài của bạn làm là đúng. Nhưng đúng trên quan điểm EPV ,quan điểm của chủ đầu tư. Tức là bạn tính xem cái mà nhà đầu tư sau khi thực hiện dự án sẽ có được những gì và cụ thể qua NPV. Nhưng khi chiết khấu chúng ta ko dùng suất chiết khấu là lãi vay, mà phải dùng chi phí sử dụng vốn của nhà đầu tư. Vì lãi vay chúng ta đã trả ngay từ dòng tiền rồi.
Nhưng khi cho vay, tức là ở gốc độ của một ngân hàng. Bạn phải sử dụng quan điểm TIPV. Tức quan điểm của tổng đầu tư để biết xem dự án có khả thi không mà ko phân biệt vốn đó là vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Sở dĩ như vậy thì mình đã giải thích ở trên.
 
bài của bạn làm là đúng. Nhưng đúng trên quan điểm EPV ,quan điểm của chủ đầu tư. Tức là bạn tính xem cái mà nhà đầu tư sau khi thực hiện dự án sẽ có được những gì và cụ thể qua NPV. Nhưng khi chiết khấu chúng ta ko dùng suất chiết khấu là lãi vay, mà phải dùng chi phí sử dụng vốn của nhà đầu tư. Vì lãi vay chúng ta đã trả ngay từ dòng tiền rồi.
Nhưng khi cho vay, tức là ở gốc độ của một ngân hàng. Bạn phải sử dụng quan điểm TIPV. Tức quan điểm của tổng đầu tư để biết xem dự án có khả thi không mà ko phân biệt vốn đó là vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Sở dĩ như vậy thì mình đã giải thích ở trên.
ok. nghĩa là trường hợp này phải tính theo quan điểm tổng đầu tư.
 
cho mình hỏi chút về bài làm của bn, phần tính lãi trả cho ngân hàng ý, trong đề ko nói rõ là tính trên số dư nợ còn lại hay số dư đã trả hay trả đều, nên mình băn khoăn là tính theo kiểu gì, vì khi chiết khấu các phương pháp tính sẽ cho ra kết quả khác nhau?

---------- Post added 31-10-2011 at 08:25 PM ----------

cho mình hỏi chút về bài làm của bn, phần tính lãi trả cho ngân hàng ý, trong đề ko nói rõ là tính trên số dư nợ còn lại hay số dư đã trả hay trả đều, nên mình băn khoăn là tính theo kiểu gì, vì khi chiết khấu các phương pháp tính sẽ cho ra kết quả khác nhau?
 
vay ngân hàng 80 tr,gốc trả đều hàng năm- > trả gốc hàng năm 20 tr. lãi suất 10%-> trả lãi hàng năm :8tr,6tr,4tr,2tr
đầu tư TSCĐ :180 tr -> khấu hao :180 /5 =36 tr

năm 0 năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5
đầu tư TSCĐ -180tr
TSLĐ -20tr +20tr( thu hồi )
vay vốn +80tr
trả gốc -20tr -20tr -20tr -20tr
trả lãi hàng năm -8tr -6tr -4tr -2tr
doanh thu hàng năm +90tr +90tr +90tr +90tr +90tr
chi phí ( ko kể KH,lai vay) -20tr -20tr -20tr -20tr -20tr
khấu hao 36tr 36tr 36tr 36tr 36tr
LNTT 26tr 28tr 30tr 32tr 34tr
LNST(70%*LNTT) 18,2tr 19,6tr 21tr 22,4tr 23,8tr
thu vân hành hàng năm(Pst+KH) 54,2tr 55,6tr 57tr 58,4tr 59,8tr

NPV= 54,2/(1,1)^1 +55,6/(1,1)^2 + 57/(1,1)^3 + 58,4/(1,1)^4 + 59,8/(1,1)^5 + 20/(1,1)^5 - 20x PVFA(10%,4) - 120 = 44tr >0
(trả gốc)
> vậy ngân hàng chấp nhận dự án

cho mình hỏi chút về bài làm của bn, phần tính lãi trả cho ngân hàng ý, trong đề ko nói rõ là tính trên số dư nợ còn lại hay số dư đã trả hay trả đều, nên mình băn khoăn là tính theo kiểu gì, vì khi chiết khấu các phương pháp tính sẽ cho ra kết quả khác nhau?

---------- Post added 31-10-2011 at 09:21 PM ----------

vay ngân hàng 80 tr,gốc trả đều hàng năm- > trả gốc hàng năm 20 tr. lãi suất 10%-> trả lãi hàng năm :8tr,6tr,4tr,2tr
đầu tư TSCĐ :180 tr -> khấu hao :180 /5 =36 tr
...
> vậy ngân hàng chấp nhận dự án

và theo mình thì phần trả gốc và lãi vay ngân hàng sẽ tính vào chi phí tức là dòng tiền ra chứ ko fai trừ vào doanh thu ngay từ đầu!? các bạn cho ý kiến nhé
 
Có nhiều cách tính và trả lãi. Theo mình nghĩ,Nếu đề ko nói gì, khi thẩm định dự án thì ta tính lãi theo số dư nợ còn lại mỗi kỳ, và kỳ hạn trả lãi = kỳ hạn trả gốc.
Ý kiến mình đã nêu rồi, nếu bạn thích có thể tham khảo. Cái này nhớ là học ở môn Tài chính doanh nghiệp rồi mà??
 
the ban haidang713 tinh ra ket qua NPV ra bnhieu vay? mih ko fai dan chuyen nganh, chi la doc sach tin dung ngan hang nen nhieu cai cung chua ro.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,527
Thành viên mới nhất
ngoctai1312
Back
Bên trên