2 đề thi vào agribank 24/10/2010 anh em vào giải thử

0979464070

Thành viên
Đề thi nghiệp vụ Tín dụng vào Agribank

Ngày thi 24/10/2010

(Đề chẵn)

====================================

Phần I – (Do ĐH Kinh tế Quốc dân ra) (7 điểm):

Câu 1: Chọn 1 đáp án đúng nhất (3,5 điểm)

1.1 Khoản mục nào không được dùng làm TS đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của KH khi
vay vốn:
a) Hàng hóa trong kho
b) Cổ phiếu do người vay phát hành
c) Cổ phiếu công ty do người đó nắm giữ
d) Uy tín của người đi vay
1.2 Hoạt động nào dưới đây là biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trả lãi cho NH
a) Tăng cường chi phí trả lãi trung – dài hạn thay vì chi phí trả lãi ngắn hạn
b) Đa dạng các hình thức huy động vốn
c) Tăng lượng tiền được bảo hiểm bằng tiền gửi
d) Phát hành trái phiếu
1.3 Mô hình CAMEL được dùng để phân tích về (Chọn 1, 2 hoặc 3):
a) Khách hàng vay của NH
b) Hoạt động của NH
c) Hoạt động tín dụng và huy động vốn

1) Câu a & c
2) Câu b
3) Câu b, c

1.4 Nếu ngân hàng chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thi đó là:

a) Hình thức cầm cố tài sản
b) Hình thức thế chấp tài sản
c) Không phải là hình thức đảm bảo nào

1.5 Nếu đến hạn trả lãi tền vay mà khách hàng không trả được và ngân hàng đánh giá là
không chấp nhận điều chỉnh, hoặc gia hạn thêm thì TCTD sẽ:
a) Chuyển toàn bộ gốc và lãi sang nợ quá hạn.
b) Chuyển toàn bộ lãi sang nợ quá hạn.

Câu 2: (3,5 điểm)

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chuyên mua bán các sản phẩm là Thiết bị điện
tử tin học. Công ty nộp giấy đề nghị xin vay lên NH đề nghị vay 2 tỷ phục vụ cho hoạt động
SXKD. Công ty đã gửi lên cho NH báo cáo tài chính với các số liệu sau:

Bảng cân đối kế toán (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Ngân quỹ 8 (6) Nợ ngắn hạn NH 5 (8,4)
Phải thu 17 (18) Phải trả 22 (20)
Hàng tồn kho 2 (3,5) Vốn & các quỹ 1,2 (1,29)
TSLĐ khác 1 (2)
TS cố định 0,2 (0,19)
Tổng TS 28,2 (29,69) Tổng nguồn vốn 28,2 (29,69)

Báo cáo KQ HĐKD (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Doanh thu thuần 44,3 (63)
Giá vốn hàng bán 41 (60)
Chi phí 1,2 (0,68)
LN trước thuế 2,1 (2,32)
Thuế 0,3 (0,36)
LN sau thuế 1,8 (1,96)

Yêu cầu: Dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo KQ HĐKD hãy phân tích các chỉ số đánh
giá tình hình của công ty, phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
chú ý: các số trong ( ) là các số liệu cuối năm.
Phần II – (Do Agribank ra) (3 điểm):

Theo bạn, cơ cấu lại thời hạn nợ là làm thế nào ? Đặc điểm ? Theo Quy định 666 – QĐ
666/NĐ-CP của Agribank thì thủ tục cơ cấu lại nợ gồm những bước nào ?




Đề lẻ
THI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – AGRIBANK
Thời gian thi: Sáng CN, 24/10/2010

Câu 1: Trắc nghiệm: chọn đáp án đúng nhất (3.5 đ) (Do ĐHKTQD ra)
1.1 Loại hàng trong kho nào dưới đây là đối tượng tài trợ của ngân hàng ?
a/Hàng của doanh nghiệp, chất lượng tốt, tiêu thụ đúng kế hoạch
b/Hàng gửi của DN xong tồn kho đã lâu, chậm tiêu thụ
c/ Hàng DN khác gửi bán
Các nhóm 1 (a,c)
Nhóm 2(a)

1.2 Trong việc chấp nhận tài sản thế chấp, nhóm yếu tố nào sau đây được coi là quan
trọng nhất
a/ Có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng nhận quyền sở hữu ( hoặc quyền sử dụng lâu dài)
b/ Tài sản đó khó có thể di chuyển
c/ Tài sản đó do NH có thể giám sát quá trình sử dụng
d/ Tài sản đó có tính thanh khoản cao
1 ( a b c ) 2 ( a b d ) 3 ( a c d)

1.3 Trong hoạt động ngân hàng thương mại nên :
a/ chỉ sử dụng nguồn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn
b/ Chỉ sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn
c/ Sử dụng 1 phần nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

1.4 Trong kỳ, hội đồng quản trị công ty quyết định tăng vốn điều lệ thông qua việc góp
bằng tiền mặt của các cổ đông. Khi chưa thu tiền, công ty tiến hành hạch toán tăng vốn
chủ sở hữu đồng thời hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu nội bộ. Theo a/chị.
Việc hạch toán như vậy :
a/ Đúng
b/ Sai

1.5 Khi tính toán khả năng trả GỐC của một dự án, NH có thể lấy :
a/ Toàn bộ lợi nhuận của dự án
b/Toàn bộ lợi nhuận và khấu hao của dự án
c/ Toàn bộ lợi nhuận và khấu hao của dự án cũng như của DN có dự án

Câu 2: Bài tập (3.5 đ)
Ngân hàng A đang xem xét một dự án sau :
1/ Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án : 200 triệu : trong đó đầu tư tài sản cố định 180tr,
tài sản lưu động 20 tr
2/ Dự tính vay ngân hàng 80 tr để mua sắm máy móc, gốc vay sẽ được hoàn trả đều
trong 4 năm, bắt đầu vào cuối năm thứ 1, lãi suất cố định 10%/năm
3/Dự án dự tính kéo dài trong 5 năm, tạo doanh thu từ năm thứ 1
4/ Doanh thu ước tính trung bình hàng năm là 90 tr, chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền
công, quản lý... (chưa kể khấu hao và trả lãi khoản vay) là 20tr hàng năm
5/ Khấu hao tài sản theo phương pháp trung bình
6/Thuế thu nhập : 30% thu nhập trước thuế
7/ giá trị thanh lý của các tài sản khi dự án kết thúc coi như bằng 0

Yêu cầu : Ngân hàng có nên cho vay không nếu dựa vào chỉ tiêu NPV ? Biết rằng NH sử dụng
lãi suất cho vay làm lãi suất chiết khấu


Câu 3: (3 đ) (Do Agribank ra)
Trình bày nguyên tắc chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của NHNo Việt Nam đối với
khách hàng? Điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu, tái chiết khấu ?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Có nhiều cách tính và trả lãi. Theo mình nghĩ,Nếu đề ko nói gì, khi thẩm định dự án thì ta tính lãi theo số dư nợ còn lại mỗi kỳ, và kỳ hạn trả lãi = kỳ hạn trả gốc.
Ý kiến mình đã nêu rồi, nếu bạn thích có thể tham khảo. Cái này nhớ là học ở môn Tài chính doanh nghiệp rồi mà??
Tớ tính ra được NPV = 27,...tr đồng . chỉ khác với bài giải trên là ko trừ vốn vay vào dòng tiền hàng năm và Ivo tớ để nguyên là 200tr. Thế này là đúng theo quan điểm Ngân hàng (chủ đầu tư) chứ ??? Với lại theo tớ nghĩ đề ra đã nói rõ ràng là xét xem có cho vay hay ko dựa vào chỉ tiêu NPV thì cần gì phải tính thêm IRR nữa nhỉ ?
 
1 tuần nữa mình cũng thi agribank rồi. may mắn được gặp diễn đàng này, hi. mình sẽ dành thời gian giải 2 đề này xem sao.
 
Tớ tính ra được NPV = 27,...tr đồng . chỉ khác với bài giải trên là ko trừ vốn vay vào dòng tiền hàng năm và Ivo tớ để nguyên là 200tr. Thế này là đúng theo quan điểm Ngân hàng (chủ đầu tư) chứ ??? Với lại theo tớ nghĩ đề ra đã nói rõ ràng là xét xem có cho vay hay ko dựa vào chỉ tiêu NPV thì cần gì phải tính thêm IRR nữa nhỉ ?
Tớ cũng có ý kiến giống bạn, ko hiểu sao lại đi trừ vốn vay vào dòng tiền làm gì nhỉ? ah mà còn việc tính IRR để nhận xét phê duyệt hay ko mình thấy bạn tính đây trên excel, đi thi làm ra giấy tính toán cũng củ chuối lém đấy, kiủ này phải mang bảng vào phòng thi mà tra mất:((
 
vay ngân hàng 80 tr,gốc trả đều hàng năm- > trả gốc hàng năm 20 tr. lãi suất 10%-> trả lãi hàng năm :8tr,6tr,4tr,2tr
đầu tư TSCĐ :180 tr -> khấu hao :180 /5 =36 tr

năm 0 năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5
đầu tư TSCĐ -180tr
TSLĐ -20tr +20tr( thu hồi )
vay vốn +80tr
trả gốc -20tr -20tr -20tr -20tr
trả lãi hàng năm -8tr -6tr -4tr -2tr
doanh thu hàng năm +90tr +90tr +90tr +90tr +90tr
chi phí ( ko kể KH,lai vay) -20tr -20tr -20tr -20tr -20tr
khấu hao 36tr 36tr 36tr 36tr 36tr
LNTT 26tr 28tr 30tr 32tr 34tr
LNST(70%*LNTT) 18,2tr 19,6tr 21tr 22,4tr 23,8tr
thu vân hành hàng năm(Pst+KH) 54,2tr 55,6tr 57tr 58,4tr 59,8tr

NPV= 54,2/(1,1)^1 +55,6/(1,1)^2 + 57/(1,1)^3 + 58,4/(1,1)^4 + 59,8/(1,1)^5 + 20/(1,1)^5 - 20x PVFA(10%,4) - 120 = 44tr >0
(trả gốc)
> vậy ngân hàng chấp nhận dự án
bạn ơi bạn giải thích hộ mình phần màu đỏ được không, mình ko hiểu đoạn đó lắm
 
Mình thấy có rất nhiều các bạn có thắc mắc ở việc tính toán.
Với bài tập ở đề lẻ mình xin trích đắng lại cách giải thích vấn đề ( ko rõ tác giả) để các bạn có thể hiểu rõ cặn kẻ khi thẩm định dự án.
Khi nào nên đựa lãi vay vào dòng tiền khi nào không.
Thật ra vấn đề này tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều bởi vì công việc của tôi gắn vấn đề này. Trong thực tế có nhiều ý kiến nhiều chiều vì cho rằng chi phí trả tiền lãi là chi phí tiền tươi thóc thật nên phải cho vào dòng tiền, nhưng trên quan điểm này thì ngược lại. Tài liệu này tôi mới sưu tầm được, cảm giác với tôi nó làm sáng tỏ một vấn đề mà mình còn băn khoăn nên muốn chia sẻ với các bạn, mong rằng sẽ hữu ích với nhiều người.
VÌ SAO LÃI VAY KHÔNG ĐƯỢC TÍNH VÀO DÒNG TIỀN CHI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ?
Lãi vay là một khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra hàng kỳ để trả cho nhà cho vay. Tuy nhiên, theo Quan điểm tổng đầu tư (Total investment point of view – TIPV) thì lãi vay không được tính vào dòng tiền chi của dự án. Việc lãi vay không được coi là dòng tiền chi của dự án theo TIPV được lý giải bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Để quyết định đầu tư của doanh nghiệp độc lập với quyết định tài trợ của nhà cho vay thì ta không nên đưa lãi vay vào dòng tiền chi của dự án đầu tư. Điều này được lý giải như sau:
Dòng tiền không trừ lãi vay của dự án theo TIPV (ở đây ta ký hiệu là CF) là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư (không bao gồm hoạt động tài chính), có thể được viết tóm tắt bằng công thức:
CF = Doanh thu bằng tiền – Chi phí bằng tiền (không bao gồm lãi vay) – Thuế (1).
Nếu chi phí bằng tiền bao gồm cả lãi vay thì dòng tiền của dự án như sau:
CF = (1) – Lãi vay (2).
Nhìn vào công thức (2) ở trên ta thấy, nếu tính lãi vay vào dòng tiền chi của dự án thì CF phụ thuộc vào lãi vay. Như vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao (vay nợ nhiều) thì lãi vay sẽ cao, dẫn đến làm cho CF giảm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án (hiệu quả dự án sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào mức vay nợ). Kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Do đó, để kết quả thẩm định dự án và quyết định có tài trợ dự án hay không một cách độc lập và khách quan với quyết định đầu tư của doanh nghiệp thì khi thẩm định dự án, ngân hàng sẽ loại bỏ tác động của đòn bẩy tài chính đến kết quả thẩm định hiệu quả dư án bằng cách không tính lãi vay vào dòng tiền chi của dự án, tức là sẽ lấy dòng tiền theo công thức (1). Vì vậy, khi thẩm định dự án theo TIPV thì ta không đưa lãi vay vào dòng tiền chi của dự án.
Thứ hai: TIPV là quan điểm thẩm định hiệu quả dự án đứng trên góc độ tổng thể của dự án, không xem xét hiệu quả dự án được tài trợ từ các nguồn vốn riêng lẻ hay không phân biệt tài sản của dự án được tài trợ từ vốn vay hay vốn tự có, nghĩa là không thẩm định hiệu quả dự án một cách phiến diện, một chiều (đây là quan điểm của một nhóm Giáo sư Trường đại học Harvard – Hoa kỳ và được nhiều người thừa nhận). Theo đó, TIPV xem xét hiệu quả dự án một cách tổng thể, trên quan điểm tổng vốn đầu tư vào dự án mà không phân biệt nó được đầu tư bằng vốn vay hay vốn tự có. Do vậy, TIPV xem dự án như một tổng thể, trong đó nó được tài trợ từ nhiều chủ thể khác nhau (các nhà cho vay, các chủ đầu tư, bên cho thuê, nhà cung cấp, nhà bao tiêu, ...). Các chủ thể tham gia vào dự án bằng nhiều hình thức, có thể là góp vốn, có thể là cho vay vốn, cho thuê vốn, hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về đầu vào, bảo đảm về đầu ra cho dự án, ... Qua đó, mỗi chủ thể cũng nhận về phần mình một phần lợi ích từ dự án tương ứng với mức độ tham gia vào dự án. Hay nói cách khác, các chủ thể này đều tham gia vào dự án, cùng tài trợ cho dự án, cùng gắn trách nhiệm vào dự án và cùng hưởng lợi ích từ dự án nên có thể nói các chủ thể này cùng nằm trong dự án. Vì TIPV xem dự án là một tổng thể được tài trợ từ nhiều chủ thể mà các chủ thể này lại cùng nằm trong dự án nên khi Chủ đầu tư trả lãi vay cho các Nhà cho vay thì lãi vay chỉ chuyển từ túi của chủ thể này sang túi của chủ thể khác chứ không chạy ra khỏi dự án. Do vậy, sự chuyển giao lãi vay từ chủ thể này sang chủ thể khác chỉ là sự phân chia (phân phối) lợi ích của dự án giữa các chủ thể tham gia vào dự án mà thôi, chứ lãi vay không chạy ra khỏi dự án (tất nhiên là theo quan điểm TIPV). Vì vậy mà lãi vay không được coi là dòng tiền chi của dự án. Điều này được minh họa qua sơ đồ sau:
Qua sơ đồ trên ta thấy, nếu dự án được tài trợ bởi bốn chủ thể là Chủ đầu tư, Ngân hàng A, Ngân hàng B, Ngân hàng C (trong thực tế số lượng chủ thể tham gia có thể ít hơn hoặc nhiều hơn) thì lãi vay chỉ chuyển từ túi của chủ đầu tư sang túi của các ngân hàng A, B, C chứ không chạy ra khỏi dự án. Trong đó, chủ đầu tư tham gia vào dự án dưới hình thức bỏ vốn tự có và làm chủ đầu tư dự án, các ngân hàng tham gia dự án dưới hình thức cho chủ đầu tư vay để cùng thực hiện dự án. Lợi ích của dự án được phân phối cho các chủ thể dưới hình thức lãi vay và lợi nhuận của dự án. Trong đó, các ngân hàng nhận lợi ích dưới dạng tiền lãi còn chủ đầu tư nhận lợi ích dưới dạng là lợi nhuận của dự án.
Thứ ba: Lãi vay đã được tính vào suất chiết khấu của dự án nên ta không trừ lãi vay ra để tránh việc trừ lãi vay tới hai lần. Điều này được minh họa qua ví dụ sau:
Một dự án đầu tư có các thông tin sau:
- Tổng vốn đầu tư : 160.
- Vay: 120 (75%), lãi suất là 10%/năm.
- Vốn tự có: 40 (25%), suất sinh lời đòi hỏi là 20%/năm.
Dòng tiền chưa trừ lãi vay của dự án như sau:
Năm 0 1 2
CF -160 67,5 151,875
Suất chiết khấu (WACC) là: 10%*75% + 20%*25% = 12,5%/năm.
NPV = -160 + (67,5/(1+12,5%)^1 + 151,875/(1+12.5%)^2 = 20

Ta biết rằng, các bên tham gia bỏ vốn vào dự án sẽ nhận về cho mình một phần lợi ích tương ứng từ dòng tiền sinh ra từ dự án. Cụ thể, khi nhà cho vay bỏ vốn tài trợ cho dự án thì ngoài việc được hoàn lại vốn gốc còn được hưởng một khoản tiền lãi từ dòng tiền của dự án. Đối với chủ đầu tư khi bỏ vốn thực hiện dự án thì ngoài việc được hoàn lại vốn đã đầu tư và chi phí vốn còn thu được một khoản tiền lời từ dự án, số tiền này chính là NPV của dự án.
Do vậy, các khoản nợ gốc, chi phí lãi vay ngân hàng, vốn đầu tư của chủ sở hữu, chi phí vốn chủ sở hữu và tiền lời sinh ra từ dự án sẽ được hoàn trả từ dòng tiền của dự án. Như vậy, lịch hoàn trả các khoản trên phụ thuộc vào dòng tiền được tạo ra từ dự án nên ta có lịch hoàn trả như sau:
Năm 0 1 2
Vốn đầu tư đầu kỳ 160 112,5
Trả chi phí vốn cho NH và CSH (với suất chiết khấu là 12,5%) 20,0 14,0625
Hoàn vốn gốc cho NH và CSH 47,50 112,5
Vốn đầu tư cuối kỳ 160 112,50 0
Dòng tiền năm 1 là 67,5. Trong đó, trả chi phí lãi vay và chi phí vốn chủ sở hữu là 20, còn lại 47,5 được dùng để trả nợ gốc và hoàn lại vốn cho chủ đầu tư. Tương tự, dòng tiền năm 2 là 151,875 được dùng để trả lãi vay và chi phí vốn chủ sở hữu là 14,0625, trả nợ gốc và hoàn lại vốn cho chủ đầu tư là 112,5 và còn dư lại là 25,3125 (151,875 – 14,0625 – 112,5).
Hiện giá của dòng tiền còn dư lại trong năm 2 là:
25,3125/(1+12,5%)^2 = 20

Ta thấy, hiện giá của dòng tiền năm 2 đúng bằng NPV của dự án. Điều này có nghĩa là dòng tiền sinh ra từ dự án được phân phối cho các bên tham gia vào dự án là nhà cho vay và chủ đầu tư. Trong đó, trước tiên phải hoàn lại vốn và lãi cho nhà cho vay, sau đó mới hoàn lại vốn đầu tư và chi phí vốn chủ sở hữu cho chủ đầu tư. Phần thặng dư sau khi đã hoàn lại vốn và chi phí vốn cho nhà cho vay và chủ đầu tư là phần lợi nhuận mà chủ đầu tư được hưởng từ việc thực hiện dự án. Đây cũng chính là NPV của dự án – là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu khi xem xét để đưa ra quyết định đầu tư.
Từ những phân tích trên cho thấy, lãi vay đã được trừ ra khỏi dòng tiền khi hoàn lại vốn và chi phí vốn cho nhà cho vay và chủ đầu tư. Nói cách khác, lãi vay đã được tính vào suất chiết khấu của dự án. Hơn nữa, nếu trừ lãi vay khỏi dòng tiền của dự án thì hiện giá của dòng tiền còn dư ở năm 2 sẽ không bằng với NPV của dự án. Như vậy, nếu ta trừ lãi vay ra khỏi dòng tiền của dự án thì lãi vay sẽ bị trừ tới hai lần. Do đó, ta không nên đưa lãi vay vào dòng tiền chi của dự án để tránh việc trừ lãi vay tới hai lần, từ đó dẫn đến kết quả tính NPV sẽ bị sai lệch.
Cách giải thích thứ nhất và thứ hai là cách giải thích định tính bằng lập luận còn cách giải thích thứ ba là cách giải thích định lượng để chứng minh.
Tóm lại, trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư ta cần lưu ý không nên đưa lãi vay vào dòng tiền chi của dự án để tránh dẫn đến kết quả thẩm định bị sai lệch và làm cho việc ra quyết định đầu tư có thể bị sai lầm.
Tài liệu tham khảo
1) Bài giảng Tài trợ dự án – NCS. Phạm Phú Quốc.
2) Tài liệu thẩm định dự án đầu tư – BIDV.
3) Tài chính doanh nghiệp hiện đại – GS.TS. Trần Ngọc Thơ.
4) Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản.
5) Tài chính công ty – TS. Nguyễn Minh Kiều.

Như vậy, sau khi đọc xong, bạn đã hiểu tại sao chúng ta không đưa lãi vay vào dòng tiền của dự án.
Hãy nhớ là:
Nếu là Ngân hàng- khi cho vay thì thẩm định dự án theo quan điểm TIPV ( tổng đầu tư). Không đưa lãi vay vào dự án. Lãi vay chỉ có tác động tiết kiệm thuế.
Nếu là chủ đầu tư- khi quyết định đầu tư vào dự án, họ phải xem xét xem cái cuối cùng họ được cái gì. Vì vậy họ phải thẩm định theo quan điểm EPV.Coi lãi vay là khoản chi phí và trừ vào dòng tiền hàng năm. Cách 1 số bạn đang giải là theo quan điểm EPV.

CÁC BẠN ĐỌC RÕ RỒI CHÚNG TA BÀN QUA VẤN ĐỀ KHÁC NHÉ. ( ĐỪNG GỬI MAIL CÁ NHÂN VÀO TOPIC NỮA). AI HƠI ĐÂU NGỒI GIẢI RA XONG RỒI GỬI MAIL CHO TỪNG BẠN@-)@-)@-).
 

Đính kèm

Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên