Nhóm ngân hàng Chuẩn bị sáp nhập trong nửa cuối năm 2012

Làm gì khi ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, người lao động ra sao ?

Làm gì khi ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, người lao động ra sao ?

Gần đây việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng đang trở thành “trào lưu”, thiên hạ thì đồn đoán, người lao động thì tò mò, thông tin từ quản lý nhà nước thì kín kín hở hở. Diễn biến việc HBB sáp nhập vào SHB là ví dụ điển hình nhất.

Thiên hạ đồn đoán - Báo chí có thông tin bản thỏa thuận của SHB và HBB- HBB phủ nhận, SHB úp mở - NHNN thì khẳng định là chưa có - Đại hội cổ đông HBB xác thực chủ trương, SHB đồng tình - NHNN chấp thuận nguyên tắc. Và như vậy 99,99% thương vụ sáp nhập thành công.

Đó là chuyện lớn của các ông chủ, và là chuyện cũng rất lớn của người làm công ăn lương như anh em mình. Mình quan tâm cái gì khi ngân hàng mình có thể/sẽ/ chuẩn bị hợp nhất, sáp nhập?

1. Công việc sau khi sáp nhập/hợp nhất có ảnh hưởng gì không?
2. Thu nhập sẽ ra sao.
3. Tương lai như thế nào.

Xin chia sẻ vài điều với các bạn:

Nói một cách ví von khi sáp nhập/hợp nhất có nghĩa là nhiều nhà sẽ về ở chung một chung cư. Dù chung cư có rộng thì vẫn chật hẹp hơn khi ở những biệt thự riêng lẻ trước đây, có thể chật hẹp về tâm lý, có thể là chật hẹp thực sự về vật chất.
1. Công việc sẽ có nhiều thay đổi:
Dễ hình dung là một nhà không thể có 2 phòng ăn, 2 phòng bếp, nhiều nhà kho. Do đó khi sáp nhập lại các phòng có công năng, chức năng như nhau sẽ nhập lại thành một. Như vậy sẽ dư ra một số Phó tổng, nhiều Giám Đốc, nhiều Trưởng phòng, nhiều chuyên viên.
Mô hình ngôi nhà cũng thay đổi, nếu sáp nhập vào nhà mới thì lối đi cũng phải đi theo lối của chủ nhà, mô hình thay đổi là thay đổi cả tập quán làm việc.

Do đó, chắc chắn sẽ có một bộ phận nhân sự dôi dư do sắp xếp lại. Từ cấp CEO đến cấp nhân viên nhỏ nhoi. Số lượng này ước tính khoảng 10%-30% nhân sự tại Hội sở. Nhân sự tại các chi nhánh cũng ảnh hưởng nhưng chỉ ảnh hưởng khi ngân hàng chung sắp xếp lại mạng lưới của mình, những đơn vị gần nhau có thể sẽ lại về với nhau để đảm bảo hiệu quả.

Lượng nhân sự dôi dư này được pháp luật bảo hộ, nên hiển nhiên vẫn tiếp tục được làm việc. Hướng giải quyết cơ bản của nhà quản lý là đánh giá lại toàn bộ nhân sự đơn vị để bố trí lại, những nhân sự dôi dư tạm thời sẽ được điều chuyển sang làm công việc khác mà dễ điều chuyển nhất là đưa qua bộ phận kinh doanh, đưa xuống cấp chi nhánh, phòng giao dịch.
Do đó, không ngạc nhiên gì khi nhân sự nghỉ việc nhiều mà đa phần là lãnh đạo từ cấp trung cao, do vị trí công việc mới không đáp ứng được yêu cầu của họ. Còn nhân viên phần lớn chịu đựng, tìm kiếm cơ hội tại đơn vị sáp nhập hoặc tại nơi khác.
Như vậy, người lao động hoàn toàn yên tâm là không bị sa thải khi ngân hàng hợp nhất/ sáp nhập, nhưng cũng phải phòng thủ vì lực lượng nhân sự gián tiếp dôi dư sẽ phải chịu thay đổi công việc của mình nếu như muốn tiếp tục ở lại đơn vị cũ. Sự thích nghi là hết sức cần thiết.
Và cũng sẽ có nhiều cơ hội cho người nhìn thấy cơ hội khi mô hình mới cần vị trí mới mà trước đây chưa có. Tận dụng cơ hội, nhưng đừng là kẻ cơ hội nhé.

2. Thu nhập thế nào?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn này cộng với gánh nặng sáp nhập thu nhập của ngân hàng và cả người lao động bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.
Trước sáp nhập, hợp nhất mặt bằng lương của mỗi ngân hàng là khác nhau, chưa kể các trường hợp lương thỏa thuận. Do đó, khi quy về một mối, lương sẽ được tính chung một cơ chế, như vậy sẽ có người tăng, người giảm. Theo nguyên tắc chung là ông chủ không thể tự động cắt lương, giảm lương người lao động. Do đó, biết trước điều này nên các nhà chiến lược cũng có hạch định sẵn sẽ có thỏa thuận các ngân hàng trước khi hợp nhất, sáp nhập không được tăng lương, thưởng bất thường quá 30% so với mức trước đó.
Sau khi hợp nhất sáp nhập thì cách điều chỉnh lương đơn giản nhất là điều chỉnh lương theo kế hoạch kinh doanh.
Lương của một trưởng phòng trước đây 20 triệu, có thể sẽ điều chỉnh như sau: Lương cơ bản 14 triệu, lương kinh doanh 6 triệu, lương kinh doanh được quyết toán hàng quý hoặc nửa năm, hoặc cuối năm, nhân sự nghỉ trước kỳ quyết toán lương kinh doanh sẽ không được hưởng lương kinh doanh.
Doanh số không thể tăng lên đột biến trong một sớm một chiều do đó dù lương kinh doanh là kích thích kinh doanh nhưng tính điều hòa trong tổng thể tăng trưởng chung của ngành nếu giao hệ số tăng trưởng cao hơn hệ số chung của toàn ngành thì nghĩa là tổng quỹ lương của đơn vị sau sáp nhập được tiết kiệm đáng kể.
Một khi lợi nhuận ngân hàng không cao, thì hiển nhiên thu nhập ngoài lương như tiền thưởng chắc chắn sẽ cắt giảm tối đa.
3. Tương lai sẽ ra sao?
Tương lai chung sẽ tốt hơn cho ngân hàng tham gia hợp nhất, sáp nhập và toàn ngành ngân hàng.
Sẽ có những mâu thuẩn “ là động lực của sự phát triển”, sẽ có những nhóm mới hình thành do đó sẽ trải qua nhiều giai đọan của quá trình thành lập nhóm, sẽ có những xung khắc về văn hóa quản trị và văn hóa doanh nghiệp.
Sẽ có những chông chênh về quy trình kiểm soát, quy trình tác nghiệp nghiệp vụ.
Do đó, những ông chủ cầm trịch quá trình này cần có 4 phụ tá chính phụ trách 4 mảng:
1. Mảng tài chính, quyền lợi cổ đông, giải pháp tài chính hợp nhất/sáp nhập.
2. Mảng chiến lược: Chiến lược ngân hàng và mô hình sẽ áp dụng ảnh hưởng đến toàn bộ sự vận hành cũng như bố trí nhân sự tại ngân hàng. Muốn tạo sự thay đổi mạnh mẽ, lấy hợp nhất/sáp nhập làm cột mốc thì phải coi trọng mảng chiến lược. “Trong tất cả các sai lầm thì sai lầm chiến lược là sai lầm không thể tha thứ.”
3. Mảng vận hành: gấp rút trù bị các quy trình chuẩn áp dụng chung, nếu không có chi tiết thì có bộ khung để áp dụng trước khi chính thức công bố hợp nhất, sáp nhập chính thức.
4. Mảng nhân sự: “Dụng nhân như dụng mộc” là phương châm đúng nhất trong trường hợp này. Ngoài việc định biên, bố trí nhân sự thì quan trọng nhất vẫn là định hình ngay một nét văn hóa chuẩn, những nguyên tắc ứng xử chung, được quán triệt cho toàn thể mọi CB-NV ngay từ ngày đầu hợp nhất/sáp nhập.

Do đó, theo tôi lộ trình hợp nhất, sáp nhập ngân hàng không nên vội vã, trước đó phải thành lập ban trù bị hợp nhất, sáp nhập đủ lực, đủ tầm.
Trong tất cả công đoạn vận hành bộ máy, khởi động bánh đà luôn nặng nề nhất nhưng khi bánh đà khởi động được và chạy êm thì không cần dùng sức lực nhiều nữa.

“Thất bại trong chuẩn bị, là chuẩn bị cho thất bại”.
Sau cơn mưa trời lại sáng.
 
Bạn này nói chính xác nè. Ngân hàng TMCP thực ra là doanh nghiệp tư nhân, đương nhiên chủ phải chiếm lợi nhuận nhiều, lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên không giảm là đã mừng rồi, chứ không hi vọng đươc tăng.
 
Còn 1 tin đồn nữa là Maritime Bank có thể mua lại Ngân hàng phát triển Mekong - MDB :D
 
Làm gì khi ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, người lao động ra sao ?

Gần đây việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng đang trở thành “trào lưu”, thiên hạ thì đồn đoán, người lao động thì tò mò, thông tin từ quản lý nhà nước thì kín kín hở hở. Diễn biến việc HBB sáp nhập vào SHB là ví dụ điển hình nhất.

Thiên hạ đồn đoán - Báo chí có thông tin bản thỏa thuận của SHB và HBB- HBB phủ nhận, SHB úp mở - NHNN thì khẳng định là chưa có - Đại hội cổ đông HBB xác thực chủ trương, SHB đồng tình - NHNN chấp thuận nguyên tắc. Và như vậy 99,99% thương vụ sáp nhập thành công.

Đó là chuyện lớn của các ông chủ, và là chuyện cũng rất lớn của người làm công ăn lương như anh em mình. Mình quan tâm cái gì khi ngân hàng mình có thể/sẽ/ chuẩn bị hợp nhất, sáp nhập?

1. Công việc sau khi sáp nhập/hợp nhất có ảnh hưởng gì không?
2. Thu nhập sẽ ra sao.
3. Tương lai như thế nào.

Xin chia sẻ vài điều với các bạn:

Nói một cách ví von khi sáp nhập/hợp nhất có nghĩa là nhiều nhà sẽ về ở chung một chung cư. Dù chung cư có rộng thì vẫn chật hẹp hơn khi ở những biệt thự riêng lẻ trước đây, có thể chật hẹp về tâm lý, có thể là chật hẹp thực sự về vật chất.
1. Công việc sẽ có nhiều thay đổi:
Dễ hình dung là một nhà không thể có 2 phòng ăn, 2 phòng bếp, nhiều nhà kho. Do đó khi sáp nhập lại các phòng có công năng, chức năng như nhau sẽ nhập lại thành một. Như vậy sẽ dư ra một số Phó tổng, nhiều Giám Đốc, nhiều Trưởng phòng, nhiều chuyên viên.
Mô hình ngôi nhà cũng thay đổi, nếu sáp nhập vào nhà mới thì lối đi cũng phải đi theo lối của chủ nhà, mô hình thay đổi là thay đổi cả tập quán làm việc.

Do đó, chắc chắn sẽ có một bộ phận nhân sự dôi dư do sắp xếp lại. Từ cấp CEO đến cấp nhân viên nhỏ nhoi. Số lượng này ước tính khoảng 10%-30% nhân sự tại Hội sở. Nhân sự tại các chi nhánh cũng ảnh hưởng nhưng chỉ ảnh hưởng khi ngân hàng chung sắp xếp lại mạng lưới của mình, những đơn vị gần nhau có thể sẽ lại về với nhau để đảm bảo hiệu quả.

Lượng nhân sự dôi dư này được pháp luật bảo hộ, nên hiển nhiên vẫn tiếp tục được làm việc. Hướng giải quyết cơ bản của nhà quản lý là đánh giá lại toàn bộ nhân sự đơn vị để bố trí lại, những nhân sự dôi dư tạm thời sẽ được điều chuyển sang làm công việc khác mà dễ điều chuyển nhất là đưa qua bộ phận kinh doanh, đưa xuống cấp chi nhánh, phòng giao dịch.
Do đó, không ngạc nhiên gì khi nhân sự nghỉ việc nhiều mà đa phần là lãnh đạo từ cấp trung cao, do vị trí công việc mới không đáp ứng được yêu cầu của họ. Còn nhân viên phần lớn chịu đựng, tìm kiếm cơ hội tại đơn vị sáp nhập hoặc tại nơi khác.
Như vậy, người lao động hoàn toàn yên tâm là không bị sa thải khi ngân hàng hợp nhất/ sáp nhập, nhưng cũng phải phòng thủ vì lực lượng nhân sự gián tiếp dôi dư sẽ phải chịu thay đổi công việc của mình nếu như muốn tiếp tục ở lại đơn vị cũ. Sự thích nghi là hết sức cần thiết.
Và cũng sẽ có nhiều cơ hội cho người nhìn thấy cơ hội khi mô hình mới cần vị trí mới mà trước đây chưa có. Tận dụng cơ hội, nhưng đừng là kẻ cơ hội nhé.

2. Thu nhập thế nào?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn này cộng với gánh nặng sáp nhập thu nhập của ngân hàng và cả người lao động bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.
Trước sáp nhập, hợp nhất mặt bằng lương của mỗi ngân hàng là khác nhau, chưa kể các trường hợp lương thỏa thuận. Do đó, khi quy về một mối, lương sẽ được tính chung một cơ chế, như vậy sẽ có người tăng, người giảm. Theo nguyên tắc chung là ông chủ không thể tự động cắt lương, giảm lương người lao động. Do đó, biết trước điều này nên các nhà chiến lược cũng có hạch định sẵn sẽ có thỏa thuận các ngân hàng trước khi hợp nhất, sáp nhập không được tăng lương, thưởng bất thường quá 30% so với mức trước đó.
Sau khi hợp nhất sáp nhập thì cách điều chỉnh lương đơn giản nhất là điều chỉnh lương theo kế hoạch kinh doanh.
Lương của một trưởng phòng trước đây 20 triệu, có thể sẽ điều chỉnh như sau: Lương cơ bản 14 triệu, lương kinh doanh 6 triệu, lương kinh doanh được quyết toán hàng quý hoặc nửa năm, hoặc cuối năm, nhân sự nghỉ trước kỳ quyết toán lương kinh doanh sẽ không được hưởng lương kinh doanh.
Doanh số không thể tăng lên đột biến trong một sớm một chiều do đó dù lương kinh doanh là kích thích kinh doanh nhưng tính điều hòa trong tổng thể tăng trưởng chung của ngành nếu giao hệ số tăng trưởng cao hơn hệ số chung của toàn ngành thì nghĩa là tổng quỹ lương của đơn vị sau sáp nhập được tiết kiệm đáng kể.
Một khi lợi nhuận ngân hàng không cao, thì hiển nhiên thu nhập ngoài lương như tiền thưởng chắc chắn sẽ cắt giảm tối đa.
3. Tương lai sẽ ra sao?
Tương lai chung sẽ tốt hơn cho ngân hàng tham gia hợp nhất, sáp nhập và toàn ngành ngân hàng.
Sẽ có những mâu thuẩn “ là động lực của sự phát triển”, sẽ có những nhóm mới hình thành do đó sẽ trải qua nhiều giai đọan của quá trình thành lập nhóm, sẽ có những xung khắc về văn hóa quản trị và văn hóa doanh nghiệp.
Sẽ có những chông chênh về quy trình kiểm soát, quy trình tác nghiệp nghiệp vụ.
Do đó, những ông chủ cầm trịch quá trình này cần có 4 phụ tá chính phụ trách 4 mảng:
1. Mảng tài chính, quyền lợi cổ đông, giải pháp tài chính hợp nhất/sáp nhập.
2. Mảng chiến lược: Chiến lược ngân hàng và mô hình sẽ áp dụng ảnh hưởng đến toàn bộ sự vận hành cũng như bố trí nhân sự tại ngân hàng. Muốn tạo sự thay đổi mạnh mẽ, lấy hợp nhất/sáp nhập làm cột mốc thì phải coi trọng mảng chiến lược. “Trong tất cả các sai lầm thì sai lầm chiến lược là sai lầm không thể tha thứ.”
3. Mảng vận hành: gấp rút trù bị các quy trình chuẩn áp dụng chung, nếu không có chi tiết thì có bộ khung để áp dụng trước khi chính thức công bố hợp nhất, sáp nhập chính thức.
4. Mảng nhân sự: “Dụng nhân như dụng mộc” là phương châm đúng nhất trong trường hợp này. Ngoài việc định biên, bố trí nhân sự thì quan trọng nhất vẫn là định hình ngay một nét văn hóa chuẩn, những nguyên tắc ứng xử chung, được quán triệt cho toàn thể mọi CB-NV ngay từ ngày đầu hợp nhất/sáp nhập.

Do đó, theo tôi lộ trình hợp nhất, sáp nhập ngân hàng không nên vội vã, trước đó phải thành lập ban trù bị hợp nhất, sáp nhập đủ lực, đủ tầm.
Trong tất cả công đoạn vận hành bộ máy, khởi động bánh đà luôn nặng nề nhất nhưng khi bánh đà khởi động được và chạy êm thì không cần dùng sức lực nhiều nữa.

“Thất bại trong chuẩn bị, là chuẩn bị cho thất bại”.
Sau cơn mưa trời lại sáng.

Bài viết của bác Viecthat đúng là có cái tầm của nhà quản lý. Em khâm phục!
 
xu hướng tái cấu trúc NHTM giảm về số lượng, nâng cao chất lượng là rõ ràng rồi....trước sau gì những NH nhỏ, yếu kém sẽ phải sáp nhập
Và các bạn yên tâm đi, đừng tin vào mấy cái tin đồn, mấy ông HĐQT không lộ ra cho các bác biết đâu mà tin này tin kia :D....hãy làm tốt nhiệm vụ của mình đã :D
 
mấy bác bank nháo nhào tìm bạn tình để sát nhập gấp gáp vì bên trên (NHNN) đã có ý ngỏ lời cầu hôn rồi :D:D:D
 
Một trong 2 ngân hàng navi & wes phải sáp nhập. Cả 2 ngân hàng này đèu có cổ đông chính là ông Đặng Thành Tâm. Theo thông tin tôi được biết thì việt sáp nhập sẽ nghiêng về wes nhiều hơn vì nói gì navi ông Tâm đã dồn nhiều tâm sức đề xây dựng thương hiệu và chiến lược cho nó. Còn việc sáp nhập với ai thật sự tin đồn thì nhiều nhưng nguồn đáng tin thì quá ít. Suy nghĩ và đáng tin nhất là wes sẽ sáp nhập vs trust. Thân.

Từ kinh nghiệm của mình tôi hiện đang làm tại SCB cả trước và sau hợp nhất. Tôi nhận thấy khi diễn ra cảnh sáp nhập thì sẽ xảy ra việc "đấu đá" quyền lực sẽ có 1 số nhân vật phải rời ghế của mình, lương, thưởng thay đổi( có cả tích cưc, lẫn tiêu cực), quy trình! Quy định sẽ thay dổi dần dần theo lộ trình. Giữa các ngân hàng sáp nhập sẽ có sự phân chia lợi ích. Giữ lại thương hiệu, quy trình hay bộ máy lãnh đạo, các khối ,phòng và lợi ích của các cổ đông. Đây là những gì đã và đang diễn ra tại ngân hàng SCB.
 
mèn ơi. lên đây toàn là tin đồn thì nhiều, tin thiệt thì ít kaka
 
đúng là....dân mình thích chuyện vĩ mô ghê nhở...biết cũng hay, mà k biết cũng chẳng sao...giám đốc chi nhánh mình chả biết gì về chuyện vĩ mô cả, suốt ngày ổng chỉ doanh nghiệp, cho vay, doanh nghiệp, cho vay...vậy mà đời sống phè phỡn...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,607
Thành viên mới nhất
chloemoriondome
Back
Bên trên