Vietcombank tuyển 21 cán bộ tại Hà Nội [05/10]

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Nghe vụ đo chiều cao loại trực tiếp lâu rồi, cơ mà giờ mới biết là của VCB. hichic
 
cậu ơi thế nếu ko đủ chiều cao thì họ ko nhận hồ sơ nữa phải ko?

Đo chiều cao cũng không chi tiết quá đâu bạn. Nếu thiếu 1, 2cm thì sẽ được vào nói chuyện với chị phó gd. Nếu chị ấy xem hồ sơ ok thì sẽ cho bạn nộp thui. Yên tâm đi.
 
Trích bài viết:
Ngao ngán với cách tuyển dụng của ngành ngân hàng của tác giả Trang Nhung

Học xong thạc sĩ ngành tài chính – ngân hàng ở Singapore, tôi trở về nước tìm việc. Quá trình tìm việc khiến tôi… đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chẳng phải vì cung cách làm việc của các ngân hàng hay mức lương mà chính là các tiêu chí tuyển dụng nhân sự.


Không ai phủ nhận là nhân viên ngân hàng làm tại một số vị trí cần có chiều cao tương đối, nhưng nếu đòi hỏi làm việc ở bộ phận nào cũng phải cao (trên 1,6m) thì lại trở nên… vớ vẩn. Một ngân hàng yêu cầu ứng viên nghiệp vụ nữ phải cao 1,6m trở lên và nam 1,65m trở lên. Khi đến ngân hàng đó, tôi thấy nhiều ứng viên không cao như yêu cầu nhưng… vẫn “hiên ngang” nộp hồ sơ. Đáng nói là yêu cầu chiều cao này được áp dụng cho cả những vị trí mà chiều cao không hẳn cần thiết như kế toán, chuyên viên nhân sự, pháp chế v.v.


Có vài ngân hàng rất… vui tính khi yêu cầu ứng viên chuyên viên công nghệ thông tin phải có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ B (!). Một vài ngân hàng còn yêu cầu nữ phải… giỏi hơn nam. Ví dụ, một ngân hàng liên doanh yêu cầu điểm trung bình tốt nghiệp đại học (trong nước) cho nam từ 6,5 trở lên, còn nữ phải từ 7,0 trở lên. Một ngân hàng khác trong nước tuyển một số vị trí cũng yêu cầu nữ phải có điểm tốt nghiệp cao hơn nam. Không rõ đây là sự phân biệt nam nữ, hay chỉ là một chiêu khuyến dụ nam giới?


Hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc trong khi vẫn tổ chức thi nghiệp vụ. Nếu phần thi nghiệp vụ mang tính quyết định thì yêu cầu kinh nghiệm không nên đặt ra, bởi chắc chắn sẽ có những ứng viên không có kinh nghiệm nhưng vẫn vượt qua phần thi nghiệp vụ. Với yêu cầu này, các ngân hàng đã mất đi nhiều ứng viên tiềm năng. Hơn nữa, nếu ngân hàng nào cũng yêu cầu kinh nghiệm làm việc thì lấy đâu ra chỗ cho các sinh viên mới tốt nghiệp? Nếu ngân hàng có hoạt động đào tạo tốt và thích những ứng viên gắn bó với mình thì tiêu chí kinh nghiệm không nên đặt ra!


Cách thức tuyển dụng của nhiều ngân hàng Việt Nam có vẻ như đang ở thời đại chưa có… internet. Một loạt ngân hàng chỉ nhận hồ sơ ứng viên theo một dạng duy nhất: hồ sơ bản cứng, thay vì chấp nhận cả hồ sơ bản mềm (dưới dạng các file văn bản, file ảnh... qua email). Hầu hết ngân hàng mà tôi đã tiếp xúc, tìm hiểu đều yêu cầu một số giấy tờ rất… lạc hậu như đơn xin việc viết tay và sơ yếu lý lịch (sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ mẫu của bộ Lao động, nó khác với curriculum vitae – bản lý lịch, gọi tắt là CV – hay mẫu thông tin ứng viên mà mỗi ngân hàng có một bản riêng).


Công chứng cũng là một chuyện phiền phức khác, khi có những ngân hàng không chấp nhận các giấy tờ không được công chứng. Vẫn biết con dấu công chứng là cần để đảm bảo giấy tờ không bị làm giả, song có nên loại ngay lập tức ứng viên khi họ thiếu một số giấy tờ chưa được công chứng? Hơn nữa, yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ bản cứng ngay từ đầu là không cần thiết, nên để đến khi ứng viên được gọi phỏng vấn hoặc khi ứng viên có kết quả trúng tuyển phần thi nghiệp vụ (nếu có phần thi này).


Có lẽ không riêng ngành ngân hàng, mà các lĩnh vực khác tại Việt Nam cũng đang tuyển dụng nhân sự theo một tư duy… phiền hà như thế. Thiết nghĩ điều này nên thay đổi, bởi để có những ứng viên tốt, cần phải có những nhà tuyển dụng… không tồi.


:-":-":-"
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên