Vay mua nhà sang tên sổ đỏ

  • Bắt đầu Bắt đầu MITTAIWAN
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

MITTAIWAN

Verified Banker
Như tiêu đề, vay mua nhà hiện nay là 1 loại hình vay được khá nhiều nhân viên tín dụng chế mục đích cho khách hàng. Sau khi giải ngân, thông thường sau 1-2 tháng Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng làm thủ tục sang tên sổ đỏ và gửi Ngân hàng bản photo đã chứng thực. Tất nhiên nếu chúng ta làm mục đích cho khách hàng thì sẽ không có chuyện khách hàng làm thủ tục sang tên thật (mất một đống tiền khi làm thủ tục sang tên, chưa kể là sổ đỏ mua nhà là mượn làm mục đích không phải ai cũng cho chúng ta mượn dễ dàng). Vì vậy, khách hàng sẽ cung cấp cho chúng ta 1 bản photo (thường là không có chứng thực) sổ đỏ đã sang tên nhưng đấy là sổ đỏ đã dùng công nghệ để điền tên người mua như thật, thậm chí có cả dấu đỏ chứng thực nhưng là giả nhé. Có lẽ nhiều bạn gặp rồi và nhiều bạn chưa gặp.

Tớ gặp trường hợp này 1 số lần nhưng quên không scan lưu lại. Hiện nay lại đang cần 1 số cái sổ sang tên như thế để làm minh họa cho mấy đồng chí mới làm nhận biết. Vậy trên diễn đàn có ai có làm ơn up ảnh lên nhờ nhé hoặc gửi mail cho tớ.
 
Cái này có nhiều trò tinh vi lắm. Sổ đỏ mục đích có thể là giả hoặc thật. Sổ đỏ sang tên thì là giả 100% rồi, nhưng "giả" ở mức độ nào thôi, cụ thể gồm: sổ đỏ foto ko sao y , sổ đỏ sang tên có sao y nhưng là dấu sao y giả , sổ đỏ sang tên có sao y và dấu sao y hoàn toàn thật.
Việc phát hiện thì cách đơn giản nhất: yêu cầu KH mang sổ đỏ gốc đã sang tên đến ngân hàng là ok. Còn nếu ko thì cũng có cách khác: nhìn số bìa trên sổ đỏ. Quen biết phòng CC nào đó sẽ check được trạng thái của sổ đỏ đó hiện thuộc sở hữu của ai, cũng có thể check luôn cả theo số HĐCC.
Bạn Mitaiwan để lại địa chỉ email cá nhân mình sẽ gửi cho bạn 1 bản sang tên sổ đỏ fake (loại 1:D).

anh oi, anh gửi cả cho em nữa nhé? em cũng mới và chưa gặp bao giờ. Em cám ơn a
mail em là: aoeclipcohet@ gờ mail chấm com
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo như phần mình viết ở trên thì khi làm phương án vay mua nhà cho khách hàng và không sang tên thì chia làm nhiều trường hợp, rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức độ "fake" của phương án xây dựng cho khách hàng.
Kể từ khi NHNN có quyết định giải ngân chuyển khoản thì mức độ rủi ro trong việc làm phương án vay vốn theo hình thức này cũng tăng lên theo. Cụ thể như sau:
1. Sổ đỏ phương án trước giải ngân: chia làm 3 loại
- Loại thứ nhất: sổ đỏ thật của người thân khách hàng (do khách hàng mượn được) => chứa đựng rủi ro tháp nhất vì chứng từ giải ngân sẽ là HĐCC thật, phương thức giải ngân là chuyển khoản vào tài khoản người bán nhà (người thân khách hàng), khi gn người thân của KH sẽ ra ngân hàng rút tiền.
- Loại thứ hai: : sổ đỏ thật nhưng không liên quan gì đến khách hàng (dịch vụ cho "thuê" sổ đỏ) => chứa đựng rủi ro lớn hơn trường hợp 1 vì chứng từ giải ngân có thể là HĐCC "fake" (cái này do mấy phòng công chứng tư hay làm liều: cho ký bừa HĐCC mặc dù không có đầy đủ hai bên mua/bán và sau đó ký xong thì ko up lên hệ thống công chứng online. Nhưng rủi ro không dừng lại ở đây. Vấn đề còn tiếp tục là đó làm ntn khách hàng vay rút được tiền, trong khi đó theo quy định thì phải chuyển khoản vào tk của người bán? Thông thường, các QHKH có 2 cách xử lý: xử lý chữ ký vào giấy mở tk cho bên bán và giấy lĩnh tiền mặt để rút tiền (cái này phải có sự "bật đèn xanh" của sếp và kiểm soát giao dịch); cách thứ hai là "thuê" luôn được chủ tài sản đến ngân hàng ký vào giấy lĩnh tiền mặt.
- Loại thứ ba: : vì cái quyết định chuyển khoản của NHNN nên ngay từ đầu sổ đỏ để làm phương án đã là sổ đỏ fake, đó là dùng công nghệ để biến sổ đỏ của một ông "dời ơi đất hỡi" thành sổ đỏ người thân của khách hàng. Điều này dẫn đến hợp đồng công chứng mua bán khi gn là hợp đồng công chứng fake. Nhưng làm theo cách như thế này thì khi giải ngân, khách hàng rút tiền sẽ hoàn toàn hợp lệ (không cần ai bật đèn xanh:D).

2. Sổ đỏ đã sang tên bổ sung sau giải ngân
: cũng chia 3 loại
- Loại thứ nhất: : sổ đỏ foto hoàn toàn (cái này công nghệ sơ đẳng nhất:D).
- Loại thứ hai: sổ đỏ có sao y nhưng dấu sao y là dấu "fake" do in màu. Cái này bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận biết do dấu sao y không có màu đỏ tươi tự nhiên hoặc là dùng kính lúp soi vào phần dấu sao y sẽ thấy có "tia mực" bắn ra 2 phía.
- Loại thứ ba: : sổ đỏ foto có sao y và dấu sao y là "xịn".
Cám ơn anh đã chia sẻ
 
Tốt nhất nhân viên tín dụng trước khi giải ngân cùng khách hàng đi làm thủ tục sang tên. Hoặc làm sang tên trước và mục đích sử dụng vốn là: thanh toán tiền đã huy động của người thân trước đây để mua nhà đất
 
Công nghệ Độ Hồ sơ đây rồi, ông nào mà làm kiểm toán với công an kinh tế thì UB lộ hết nhé.......8-x
 
Muốn làm giả con dấu đỏ và các thể loại dấu thì không khó chút nào, mình đã làm thủ công thử vài lần và thấy cũng đơn giản, nếu có máy móc thì nhanh hơn :)), hồi trước có làm mẫu cho thằng bạn 1 con dấu đồng ý cho vay của NH để dụ KH trả nợ thôi chứ ko dám đóng lung tung.

Nếu từ đầu xác định là hàng fake thì mặc kệ, rủi ro như thế nào thì bản thân tự chịu. Còn nếu là cho vay đàng hoàng thì lúc KH cung cấp sổ để bổ sung hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn nhớ hỏi trên TN-MT để xác nhận thông tin là được (dịch vụ xác nhận thông tin này ở HCM là khoảng 350k).
 
Mình chỉ có 1 trường hợp thôi. Sáng mai mình sẽ có rep phân tích chi tiết các ngõ ngách liên quan tới việc làm phương án kiểu ntn cho khách hàng. Chứa đựng nhiều rủi ro lắm đấy@@
bác chia sẽ cho e nắm thông tin với, e mới sang làm bên thế chấp nên đang cần biết để tránh.
 
Cái này để làm phương án giải ngân cho khách hàng, hầu hết dân tín dụng đều ít nhiều sử dụng phương pháp này trong trường hợp tìm mục đích vay cho khách hàng. Nếu cẩn thận thì làm hợp đồng mua bán công chứng sau đó hủy. Nếu lười và ngại tốn kèm thì làm bản sao y (200k ra phòng công chứng làm đầy). Chỗ này có rủi ro là nếu kiểm toán làm gắt, ra phòng công chứng để kiểm tra lại số công chứng thì dính thôi.
 
Back
Bên trên