van ngan hang khong kho.jpg


Đỗ vào một Ngân hàng nào đó là ước mơ lớn không chỉ riêng ai. Có thể thấy, Ngân hàng là một trong những loại hình doanh nghiệp tuyển dụng công khai, minh bạch nhất đến thời điểm hiện tại. Trên U&Bank - Cộng đồng Ngân hàng và Nguồn nhân lực tin tuyển dụng công khai vào các Ngân hàng thường xuyên được cập nhật. Không chỉ thế, quy trình tuyển dụng của các Ngân hàng cũng được công bố rộng rãi để tất cả các ứng viên đều có thể biết và chủ động tham gia, theo dõi.

Tuy nhiên, để đỗ được vào Ngân hàng, đặc biệt là những Ngân hàng lớn không dễ. Không ít độc giả đọc bài lần từng vài lần thất bại, thậm chí có người đến vài chục lần. Lần thì không qua được vòng gửi xe, CV bị loại ngay từ đầu, lần thì "tạch" vòng thi viết, lần thì cố gắng qua được vòng cv, thi viết, đến được "trận chung kết" - phỏng vấn với hi vọng tràn trề, chắc thắng tới 80%. Nhưng hỡi ôi, đời không như là mơ, bao nhiêu kiến thức chuẩn bị bay sạch, đầu óc bùng nhùng, ra về mà bản thân cũng không nhớ nổi là mình đã nói cái gì, "chém" cái chi... Và rồi, cái gì đến lại đến: Thư cảm ơn - Bạn rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc - chưa có vị trí phù hợp với bạn.

Đắng cay và vật vã, không ít người bỏ cuộc. Không ít người tự đặt câu hỏi: Tại sao bạn bè mình, nhiều thằng/đứa không bằng mình mà nó vào Ngân hàng dễ thế, ngon ơ thế, trông nó lúc nào cũng tênh tênh tự tin thế? Còn mình, cắm đầu căm cổ, học, học, học mà chả đi đến đâu. Phải chăng tại số trời?

Các cụ nói, học tài thi phận - trong trường hợp này thì có vẻ đúng. Mọi cuộc thi cử dù lớn hay nhỏ đều không nhiều thì ít có sự góp mặt của yếu tố may mắn (hay còn gọi nôm na là số giời). Vậy, may mắn từ đâu mà có? Có bạn bảo: Đơn giản thôi - số "nó" đã may thì nó khắc gặp may :) Có thể lắm chứ!

Tuy nhiên, các bạn thân mến, các cụ ta lại có câu: số tại ta - nghĩa là số phận của con người do chính con người ta tạo nên. Phúc bất trùng lai - may mắn không lặp đi lặp lại nhiều lần. Thi vào Ngân hàng cũng vậy. Tuy may mắn là yếu tố có tồn tại nhưng không phải là tất cả.

Hiện nay, các NH theo xu hướng hiện đại hóa, "thực dụng hóa" các chính sách và quan điểm về con người nên khi tuyển dụng, ngoài chuyện bằng cấp họ rất coi trọng hình thức, thái độ và khả năng làm việc. Vậy, việc của bạn rất đơn giản, chỉ cần thế hiện mình có đủ các yếu tố trên là được. Thử đi tìm lời giải nhé:
  • Về hình thức: Chả cần chân dài, chả cần mặt "Vi lai", chả cần da trắng như trứng gà bóc, chả cần môi đỏ tóc nâu. NH cần một hình thức tóm gọn một từ là: sáng sủa. Thế nào là sáng sủa chắc không cần phải bàn - đừng để nhà tuyển dụng nhìn thấy bạn đầu bù tóc rối, da dẻ nhợt nhạt, quần áo phối kết hợp chả ra sao, giày dép đầy bụi, mùi cơ thể khó ngửi .. là được. Còn chân không dài - chả sao, nhưng phải biết đi dép cao gót - nghĩa là, biết cách đủ để che đi khuyết điểm về hình thế của mình để người đối diện cảm thấy ... dễ chịu là được ^^
  • Về thái độ: Sinh viên giờ, ra trường bằng giỏi, xuất sắc nhiều lắm, các bạn ngày càng giỏi. Đấy là bản lề rất tốt cho các bạn tự tin, nhưng nhớ - tự tin và tự tin thái quá rất gần nhau. Nhiều "diễn giả" nói rằng, thời này công bằng, làm gì có khái niệm xin việc - chúng ta bình đẳng và có quyền mặc cả. Nhiều bạn sinh viên bê nguyên vào cuộc sống, chả có gì trong tay, ngồi mặc cả với nhà tuyển dụng như đúng rồi. Nhà tuyển dụng nào cá tính thì họ còn ok, còn không thì, xin lỗi - hẹn gặp lại bạn lần thứ ...n. Vậy đâu là thái độ đúng đắn: Tự tin ở mức độ đủ để trình bày vấn đề một cách mạch lạc, không quá đà, bảo vệ quan điểm một cách mềm dẻo, không "gân cổ" và bảo thủ. Thế là được, túm lại, hình ảnh người con sạch sẽ, lễ phép nhưng tự tin (chứ k ủy mị) sẽ là một mặt tiền rất tốt cho bạn.
  • Về cái gọi là: Làm được việc: Muốn biết mình có làm được việc hay không thì việc đầu tiên phải biết là nếu vào chỗ ý thì mình sẽ làm gì. Đi phỏng vấn, nhiều bạn "chém": em thích vào đây vì e thấy công việc phù hợp ...Đến khi người ta hỏi em có biết trong này làm những gì k? Thì lại tịt hoặc ú ớ. Lời khuyên là đừng có chém linh tinh như thế, dễ tử vì "chém" lắm. Để biết họ làm gì, đơn giản, xem mô tả công việc, lên U&Bank - Cộng đồng Ngân hàng và Nguồn nhân lực tìm các anh chị làm trong bank ý mà tìm hiểu, tha hồ.
Cuối cùng: Hãy gạt bỏ tâm lý "học hỏi" đừng có nói với nhà tuyển dụng rằng em vào đây là để học hỏi. Cũng đừng có thể hiện ý đó trên bấtt kỳ văn bản nào gửi nhà tuyển dụng. NH là ngôi trường lớn, nhưng nó là trường đời, nó cần người làm để tạo ra ngôi trường chứ không cần người vào để học-học xong rồi ... chuồn :). Nói vui vậy, NH rất cần những người làm việc gắn bó và tâm huyết, vì sao các bạn biết không? Để tuyển được một người, đào tạo làm được việc là cả một quá trình dài rất dài - không phải dễ dàng một sớm một chiều, vì thế, các bạn cứ vào rồi đi, NH buồn lắm!

Lâu không viết, lan man một chút, viết xong thì thấy chả liên quan gì đến tiêu đề lắm.
Haizz, thật ra phương pháp thì dài lắm, phạm vi một bài nói không hết (và ở trên UB cũng nhiều). Bạn nào không có thời gian, muốn UB tổng hợp giúp thì có thể tham gia khóa học EasyBankers nhé. Tất cả sẽ có trong đó. Bao nhiêu gan ruột của chúng tôi sẽ rút ra cho các bạn hết (PR tý).

Cảm ơn các bạn đã kiên trì đọc! Chúc các bạn một tuần làm việc và học tập hiệu quả!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các anh chị cho em hỏi, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu nộp hồ sơ bằng một trong 2 hình thức: gửi mail hoặc nộp hồ sơ trực tiếp thì mình nên chọn cái nào ak??
 
ANZ thẻ tín dung nhé, nó bảo hệ thống nhầm nhưng 110% là vét hồ sơ
Thông tin này hình như là chuẩn bởi vì mình có quen 1 e gái ngoại hình thì tuyệt vời gọi tới nhìn cái nhận luôn :)))))) dĩ nhiên là e ý học KTQD và có ngoại hình nên chả biết thế nào đc ...
 
Em là new member. Bằng giờ này sang năm là ra trường rồi. Cũng ấp ủ giấc mơ đậu vào nh và đang cố gắng trau dồi kiến thức. Nhưng em vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu và sử dụng trang ub.com.vn này ntn cho hiệu quả. Rất mong các anh chị giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn.
 
Bài viết của a Hùng Việt rất hay và bổ ích, với kinh nghiệm làm Tuyển dụng Bank của mình, cũng xin được chia sẻ, góp ý thêm với các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường:
1. Cần cẩn thận, chú ý ngay từ bước viết CV xin việc:
Nhà tuyển dụng ở Bank hàng ngày nhận được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển, vì vậy, nếu CV của bạn không chăm chút, cẩn thận, ngay lập tức bị loại hoặc không được chú ý đến, vậy chăm chút, cẩn thận là như thế nào?
- Lỗi chính tả, vị trí ứng tuyển, tiêu đề CV, email cần được tuân theo đúng yêu cầu khi đăng tuyển
- Viết lời giới thiệu ngắn gọn, không quá rườm rà, không nhất thiết phải liệt kê quá trình học tập, công tác khi giới thiệu (vì cái này đã có trong CV)
- Các thông tin trong CV khai đầy đủ, thể hiện cá tính và đặc điểm của từng người, nên chú ý dành thời gian và công sức để điền các mục như :"Hãy kể định hướng của bạn trong vòng 3-5 năm tới", " Viết 3-5 dòng giới thiệu bản thân" hoặc " Nêu các lý do bạn muốn ứng tuyển vào...Bank", các thông tin này nhằm mục đích để Nhà Tuyển dụng kiểm tra tính tư duy của bạn
- Tránh các lỗi cơ bản như: Viết sai, nhầm tên Ngân hàng ứng tuyển, (đặc biệt có 1 số bạn dùng 01 CV gửi đi nhiều Ngân hàng, thành ra ở tiêu đề CV " Ứng tuyển vị trí GDV - TechcomBank" nhưng cuối CV lại " Xin chân thành cảm ơn VietinBank đã quan tâm đến hồ sơ của tôi", hoặc nhầm lẫn các vị trí ứng tuyển.
--> Tóm lại: CV là bước đầu tiên thể hiện với nhà tuyển dụng, họ không cần quá cầu kì, hoa mỹ, dài dòng mà chỉ cần ĐÚNG quy định, hiểu rõ Ngân hàng, vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
2. Tìm hiểu vị trí, ngân hàng ứng tuyển thật kĩ
Hiện nay, việc 1 sinh viên mới ra trường rải hồ sơ tại 2-3 thậm chí 5-7 Ngân hàng là điều không hiếm, thậm chí rất phổ biến, nhưng lưu ý các bạn, 1 vị trí ứng tuyển của các ngân hàng tuy bản chất giống nhau song có những điểm khác nhau, cần phải lưu ý. Do đó khi ứng tuyển, cần phải đọc kỹ mô tả công việc, hoặc cẩn thận hơn, tham khảo thêm người quen, bạn bè nếu có làm việc tại Ngân hàng đó.
Mình đã phỏng vấn rất nhiều bạn, vào là đọc vanh vách mô tả công việc của...Ngân hàng khác, thậm chí còn trình bày cả kế hoạch bản thân ở vị trí đấy, hỏi ra thì bảo "Ơ em tưởng vị trí này Ngân hàng nào cũng giống nhau?"
Mặc dù các Ngân hàng đều cần người có kinh nghiệm, tuy nhiên nếu các em mới ra trường có tư duy tốt, có tìm hiểu kĩ vị trí, có khả năng phát triển bản thân thì đều có cơ hội trúng tuyển.
3. Biết lượng sức mình và củng cố, hoàn thiện thêm kiến thức, kỹ năng
Mình thấy đa số các bạn mới ra trường nhưng đều thích ứng tuyển vào các Hot Bank như BIDV, VietinBank, MB, Tech..., mỗi Bank có cách tuyển dụng khác nhau và yêu cầu khác nhau, thay vì ứng tuyển vào Bank lớn sao không thử sức tại các Bank vừa tầm, có cơ hội lớn hơn? Việc trải nghiệm, thăng tiến phải qua 1 chặng đường dài, nếu tích lũy được kinh nghiệm dần dần, thì lúc đó chính các Hot Bank đó sẽ gọi cho các bạn.
Hơn nữa, trong thời gian đầu mới ra trường, các bạn có thể đi học thêm Tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn, hiện nay mình thấy có rất nhiều Đơn vị, công ty như Viện BTC, hay chính UB đều có đào tạo về các vị trí GDV, Chuyên viên Quan hệ khách hàng....rất hữu ích, nếu các bạn chịu khó đầu tư thời gian để trau dồi thì thay vì cần có kinh nghiệm Ngân hàng, bạn đã có những hiểu biết nhất định để tự tin đứng trước nhà tuyển dụng.
Trên đây là 1 số chia sẻ, hi vọng sẽ giúp các bạn nhiều thêm trong con đường tìm kiếm công việc tại Bank.
 
anh hungviet ơi, hic với chiều cao 1m50 mà ghi CV 1m58 có dc ko ạ? Thực sự em rất mong muốn thử sức với vị trí chuyên viên khách hàng. Hiện em sắp tốt nghiệp và muốn xin thực tập ngân hàng ạ, rất nhiều thông báo tuyển dụng đều yêu cầu như vậy.
 
anh hungviet ơi, hic với chiều cao 1m50 mà ghi CV 1m58 có dc ko ạ? Thực sự em rất mong muốn thử sức với vị trí chuyên viên khách hàng. Hiện em sắp tốt nghiệp và muốn xin thực tập ngân hàng ạ, rất nhiều thông báo tuyển dụng đều yêu cầu như vậy.
Với chiều cao như thế thì anh nói thẳng với em luôn là rất khó có cơ hội để vô đc ngân hàng.
1m50 khác với 1m58 khá nhiều đấy, kể cả khi đeo giày cao gót.
Bạn anh cũng tầm như em, mặt rất xinh nhé, dáng chuẩn da trắng mỗi tội không đủ chiều cao nên thi bao nhiêu lần vẫn chưa đậu.
Sự thật nó phũ phàng như thế đấy nhưng hi vọng em vẫn tìm đc 1 cơ hội cho mình.
 
em cũng tự biết là cơ hội gần như 0% với chiều cao như vậy. hic, nhưng ko thể phủ nhận chính bản thân đã như vậy rồi,ko thể khác dc.
Vậy em nhờ anh tư vấn với chuyên ngành tài chính doanh nghiệp liệu làm nhân viên xuất nhập khẩu hoặc vị trí khác trong doanh nghiệp có dc ko ạ?
em ý thức ngoại hình là điểm yếu vs bản thân khi lựa chọn học kinh tế, nên em nỗ lực học tập để dc bằng giỏi và tham gia Đoàn, Hội, rèn luyện tiếng Anh. Chắc chỉ có những thứ đấy để ghi vào CV khi chỉ là sinh viên sắp tốt nghiệp, hoang mang quá anh ạ!
 
ai cho mình hỏi xíu??? mình có thằng em trai làm việc ở 1 ngân hàng nhỏ trong vòng 6 tháng. nhưng sau đó bị sa thải vì ko đủ chỉ tiêu và chậm chạp nên không đạt yêu cầu. bây giờ nó dự tính xin làm trong ngân hàng mới, khi đi xin việc nó viết là chưa có kinh nghiệm. Mình thắc mắc là nếu như viết như thế thì người ta có biết được ko vậy? và nếu người ta biết thì chẳng lẽ thằng em trai mình ko được làm trong ngành ngân hàng nữa sao :( ? ai giúp nó với, nó đang hoang mang :(
 
Nếu được thì ngày nào bạn cũng nên vào UB để săn tin tuyển dụng nhe. Nếu bạn khai thác tốt Ub thì sẽ giúp bạn rất nhiều. VD:
- Ub thường xuyên đăng tin tuyển dụng của ngân hàng.
- Trong Ub có đủ các dạng đề thi hay các topic chia sẽ kinh nghiệm đi pv ( cái này cực kỳ có it cho bạn, khi bạn chưa có khái niệm gửi hồ sơ bang mail là như thế nào?, hay là tưởng tượng 1 cuộc pv nó ra sao?...). chịu khó tìm các bài chia sẽ đọc rồi đọc lun các comment thì bạn sẽ nắm được rất nhiều tin tức cần cho bạn.
- Cái cần nữa là tìm những bài viết going như bài " Vào ngân hàng không khó!" này để tiếp them lửa mà săn việc nhe bạn. ( cái này quan trọng lắm nè, vì thời gian sau ra trường là quảng thời gian đau khổ khi chờ việc lắm).
Mình có nhiêu kinh nghiệm đó thôi! Ai có nhêều kinh nghiệm hơn thì chia sẽ vs bạn. Chúc bạn thành công!
p/s: Mách nhỏ, nếu yêu nghề và muốn trở thành banker thật sự thì kiên trì tới cùng nhe. Cái bạn hơn người khác hay ko là ở đây á. Ai cũng có điểm mạnh và yếu! kể cả bạn cũng vậy :)
 
Back
Bên trên