Trao đổi, giải đáp thắc mắc về các sản phẩm tài chính cá nhân.

Chào các bạn, theo mình biết thì hầu hết các ngân hàng đều thu phí rút tiền mặt ngoại tệ, ngoài ra tỷ lệ này còn khác nhau đối với các loại ngoại tệ nữa, ví dụ như USD sẽ thấp hơn EUR, CAD, SGD... vì USD được sử dụng nhiều và hầu hết các ngân hàng có lượng trữ USD dồi dào hơn các loại khác. Tuy nhiên, đối với ngân hàng mình (Vietinbank) thì chỉ thu loại phí này nếu tiền được rút trong vòng 30 ngày sau ngày báo có vào tài khoản, còn sau 30 ngày thì free nha. Còn phí báo có sẽ được thu trực tiếp từ tài khoản KH sau khi báo có nếu trường hợp trên điện chuyển tiền là phí Ben hoặc Share; nếu người chuyển chọn phí chuyển tiền là Our thì mình không được thu từ tài khoản của đơn vị hưởng mà phải gõ điện để đòi phí người chuyển. Đối với một số trường hợp các ngân hàng có thỏa thuận riêng thì sẽ free loại phí này đối với một số KH có nguồn ngoại tệ chuyển về nhiều và ổn định hàng tháng, và những KH có giao dịch ngoại tệ với NH thì sẽ được chăm sóc đặc biệt lắm đấy ạ.
 
tớ thấy topic của bạn rất hay. hehe. mun tự tin mình phải hiểu họ, các SP, DV của NH họ chứ ^^
 
Chào bạn,

bạn xem mình trả lời phía dưới nhé:
Thưa anh(chị ) !!! hôm nay e mạn phép có câu hỏi như thế này ạ (suy nghĩ mãi mà không ra , cần sự giả đáp của các anh(chị ) đi trước,)
Tình huống như vậy ak : 1 khách hàng đến nhận ngoại tệ(USD) do người nhà gừi về ( KH đã có TK ngoại tệ) ,
Trường hợp 1: khách hàng nhận tiền mặt = USD , có mất phí không? , phí đó gọi là phí gì( nếu có) ,
==> Hầu hết các NH đều lấy phí khi KH rút tiền mặt là ngoại tệ. Còn tùy người nhà bạn chuyển tiền vô tài khoản để bạn rút ra hay chuyển tiền qua Money gram hoặc western union thì ko tính phí người nhận.
Trường hợp 2: khách hàng nhận tiền mặt =VNĐ ,có mất phí không ?
==> Khách hàng nhận VND thì ko tính phí (áp dụng tỉ giá của NH)
Biết cả 2 t rường hợp trên người gửi tiền (bên nước ngoài đã mất phí chuyển tiền )
~:>
 
mình muốn tìm hiểu chung về công việc PFC? :( các anh chị có kinh nghiệm cũng như các bạn có hiểu biết về công việc này thì share cho mình với!
 
Những ai đang làm vị trí CV Quan hệ khách hàng cho mình hỏi 1 chút:
1. Hiện tại những Ngân hàng thương mại khi muốn tìm kiếm thông tin về những cá nhân đang có ý định xây nhà hoặc đang xây nhà (Tên vs số điện thoại thôi) thì thường sẽ tìm qua nguồn nào?
Tương tự với đối tượng có nhu cầu mua ô tô??
2. Với CV Quan hệ khách hàng lo việc huy động vốn, làm thế nào để có thể huy động được tiền gửi?
Xin cảm ơn!
Cho phép em người mới, kinh nghiệm chưa có xin góp ý kiến của mình cho nhà ta vui ak. Ý của A. Sơn em đã tô đỏ, theo ý kiến của em đơn giản nhất ngoài việc KH tìm mình thì với:
1. Xây, sửa chữa nhà: Mình đặt mối quan hệ thân thiện với các Cửa hàng VLXD lớn nhỏ, thậm chí ngay cả các thầu nhằm khi họ có KH mà thiếu vốn thì pm mình. Căn cứ trên hai đối tượng khai thác này họ đều có sự giao tiếp với KH về giá cả này nọ, khi KH than tài chính thì chúng ta sẽ tốn cuộc đt tư vấn rùi,....hì ...hì...
2. Mua ô tô: Liên hệ các đại lý, qua lại với Sales. Cụ thể liên hệ đại lý cho họ chút quyền lợi gì đó, một số trường hợp liên kết với họ giảm chút lãi suất cho KH của họ trong năm đầu, ngược lại với Sales thì cafe ỏ san sẻ niềm vui...hé hé hé...
3. Huy động: Mênh mông cách, nhưng còn xem lại cái cốt yếu là KH đến với mình họ sẽ được lợi gì hơn đến với các NH đối thủ của mình...
Một chút ngu kiến mong các anh chị chỉ bảo thêm !
 
không ai trao đổi nữa à.mình đang muốn thi vào chuyên viên QHKHCN nên mọi người có thẻ chia sẻ không
 
Việc tìm kiếm nguồn khách hàng đã có bạn trả lời bên trên. Tuy nhiên mình bổ sung thêm một như sau:
1./. Đối với KH có nhu cầu vay vốn: Nguồn này có thể tìm kiếm từ:
+ Các diễn đàn (ví dụ như UB này chẳng hạn\m/ );
+ Từ mối quan hệ của cá nhân bạn và những người thân, bằng cung cách phụ vụ thật tốt KH thì hiệu ứng "hoa tuyết" sẽ giúp bạn có thêm lượng KH trung thành (hiệu ứng hoa tuyết - một khách hàng sẽ giới thiệu nhiều KH cho bạn nếu bạn phục vụ họ tốt); của toàn bộ nhân viên tại đơn vị bạn công tác.
+ Từ các cuộc triển lãm được tổ chức tại địa phương của bạn (nên đến tham quan và thu thập thông tin khách hàng qua name card, tờ rơi,....);
+ Từ các trang vàng (YP), Sở KHĐT,....
+ Từ đối thủ cạnh tranh (KH của các TCTD khác)
+ Từ nội bộ đơn vị kinh doanh của bạn (thống kê những KH đã tất toán tại đơn vị của bạn và hãy liên hệ lại với họ).
Và còn rất nhiều nguồn khác đợi các anh chị trả lời
2./. Đối với nguồn KH huy động thì: tương tự như trên nhưng công tác huy động thì phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, thu nhập bình quân đầu người của địa phương, thông tin khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi. Ví dụ: KH A có 1 tỷ đồng, NH của bạn ở các KH khoảng 9km còn ngân hàng khác thì cách vài trăm mét là thấy bạn khó huy động rồi, thứ hai là lãi suất huy động (cái này quyết định khá lớn), uy tín/thương hiệu của ngân hàng mà bạn công tác, và điều quan trọng nhất là làm sao để biết KKH đó có nguồn tiền nhàn rỗi (vì ít ai dám cho người khác biết mình có tiền sợ ảnh hưởng đến an toàn của họ và gia đình)....
Vài ý kiến đóng góp cùng các anh chị
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Lo thật đấy, trước mình cứ tưởng chỉ cần tìm KH huy động thôi chứ, còn khách hàng vay vốn sẽ tự đến NH tìm hiểu xin vay
giờ mới biết tìm khách hàng khó đến mức nào
 
Back
Bên trên