Tranh cãi về việc dùng ngân sách xử lý nợ xấu hiện nay

songmoi-vn-no-xau-7-6-13-1457975144453_nzeb.jpg


Cho đến thời điểm hiện nay, tranh cãi về đề xuất dùng thêm ngân sách để xử lý nợ xấu vẫn chưa ngã ngũ. Trong khi các chuyên gia tài chính nhận định đây là việc làm cần thiết, thì các cơ quan nhà nước lại cho rằng chưa đúng lúc, còn bản thân người trong cuộc Công ty Quản lý tài sản VAMC nói chưa cần....

Thông tin từ: http://tieudung24h.vn/xa-hoi/de-xuat-dung-ngan-sach-xu-ly-no-xau:-tranh-cai-chua-co-hoi-ket-5754.html


TÓM LẠI KHÓ HIỂU VỀ VẤN ĐỀ NÀY QUÁ!
 
Khi dùng ngân sách để xử lý thì dễ làm lượng cung tiền tăng lên dẫn đến việc lạm phát. Nhà nước thì sợ lạm phát, đồng tiền mất giá còn các chuyên gia tài chính thì mong muốn triệt để nợ xấu, vẽ lại 1 bức tranh mới cho nên kinh tế việt nam. Ko biết vậy đúng ko?
 
Gốc rễ của vấn đề ở đây là cách làm ăn của ngân hàng VN (con người cho vay, quy trình cho vay, những vấn đề của các "ông chủ" ngân hàng đang thao túng coi ngân hàng là một công cụ huy động tiền cho công ty sân sau...) mà không thay đổi thì có lấy tiền thuế của dân ra để xử lý nợ xấu cũng chả giải quyết được vấn đề gì đâu.
 
Hành lang pháp lý để mua bán nợ xấu chưa được xây dựng xong nên nợ xấu nhà nước mua vào ko bán ra được. Nợ xấu sẽ chỉ chuyển từ tư nhân sang nhà nước, nhìn có vẻ như tình hình kinh tế an toàn hơn nhưng sâu hơn thì lợi bất cập hại do nhà nước bơm tiền mua nợ xấu nhưng nợ xấu không bán được, dẫn đến cung tiền M tăng mà các yếu tố khác không đổi

Xét về mặt chính sách tiền tệ:
Nếu state bank bơm thêm tiền để để cho VAMC vay mua nợ xấu sẽ dẫn đến phình to nợ chính phủ + cung tiền tăng mà, nền kinh tế như cũ do tổng cầu Y không đổi vì tiền được bơm ra thị trường không phải là chi tiêu chính phủ G mà chỉ để mua nợ .
Cung tiền M tăng mà đường tổng cầu không đổi-> phá giá tiền -> tăng lãi suất -> đầu tư I sẽ giảm -> giảm sản lượng Y của nền kinh tế. Y giảm có khả năng gây mất niềm tin nội địa -> đầu tư + tiêu dùng sẽ lại giảm => rủi ro vòng suy suy thoái

Nếu giải quyết được cơ chế mua bán nợ xấu, việc nhà nước bơm tiền vào trong ngắn hạn sẽ được đưa vào dưới dạng cho vay và thu hồi lại được thì mô hình sẽ khác:
Phía tư nhân mua lại nợ xấu -> đầu tư I tăng
Cung tiền M' tăng lớn trong ngắn hạn nhưng suy giảm dần và dần dần trở về M trong dài hạn.
Về dài hạn, M không đồi nhưng I tăng => tổng sản lượng Y sẽ gia tăng -> kích thích nền kinh tế.

==> về ngắn hạn sẽ tổn thương nền kinh tế nhưng trong dài hạn sẽ có lợi.
Tuy nhiên, tồn tại rủi ro liên quan đến thời gian bán nợ xấu, nếu hoạt động bán nợ xấu diễn ra không suôn sẻ, nhà nước không thu hồi được tiền bơm ra mua nợ xấu, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng suy giảm đầu tư, gây tổn hại nền kinh tế.

Tranh cãi mua hay không mua là do giả thuyết bán được nợ xấu hay không.
Ông A làm chính sách tin rằng nếu nợ xấu bán được thì chắc chắn chọn phương án nhà nước bơm tiền mua nợ.
Ngược lại nếu ông A ko tin bán được thì sẽ phản đối mua nợ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn chuyên gia tài chính thì biết méo gì nhiều về kinh tế vĩ mô. Mấy ông tài chính trong dầu chỉ biết cung cầu vi mô, lãi suất liên ngân hàng chứ biết vẹo gì nhiều về tổng cầu, tổng cung dài hạn, tổng cung ngắn hạn trong hoạch định chính sách tiền tệ chính phủ.
Nhiều ông biết thừa vẫn oang oang lên đòi nhà nước mua nợ để ngân hàng mấy ổng được thoát khỏi cái lưỡi hái tử thần chực chờ.

VAMC tuyên bố ko mua thêm nợ trước khi có hành lang pháp lý + cơ chế bán nợ rõ ràng là bước đi chính xác để giảm thiểu rủi ro trong dài hạn của nền kinh tế + uy tín chính phủ để giữ niềm tin tiêu dùng & đầu tư nội địa. Về ngắn hạn thì nợ cũng nằm đó rồi, quan trọng dài hạn thế nào.

Theo mình đoán là đang cần cơ chế để bán nợ xấu cho tổ chức nước ngoài cũng như các luật liên quan đến thanh lý tài sản - nói nôm na là siết nợ và luật phá sản.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên