Tốt nghiệp loại Giỏi mà thất nghiệp: Thực sự là có vấn đề

Mình cũng ra trường bằng giỏi mà 1 năm rồi chưa kiếm được việc. Lúc đi học cũng cố gắng kiếm kinh nghiệm, đi làm thêm, cộng tác viên phát hành thẻ, tham gia các hoạt động xã hội tùm lum...nhưng cuối cùng vẫn thế này. Mấy lần đi nộp hồ được khen hồ sơ tốt nhưng lại bị trả chỉ vì " thiếu chiều cao", ức chế kinh khủng, có lần chưa được bước vào cửa bank đã bị bảo vệ chặn lại bảo " không nhận nữa vì đủ số lượng rồi" mà mới chỉ buổi sáng của ngày thứ 2 nhận hồ sơ :(
Nhiều lúc bị nói "bằng Giỏi mà vẫn chưa xin được việc à", cũng buồn lắm á chứ, lúc đó chỉ nghĩ biết vậy học ít ít thôi, bằng khá cũng được, khỏi bị nghe nói...nhưng mà nghĩ lại thấy dù sao đó cũng là công sức mình bỏ ra, phấn đấu mới được. Chắc là do mình chưa thể hiện tốt, chưa may mắn thôi..Mới thấy tít bài báo viết về sinh viên ra trường không xin được việc bị tâm thần..thấy mà chẳng muốn đọc, xuống tinh thần thêm. Cứ nghĩ là chỉ là tạm thời chưa xin được việc thôi chứ có phải mãi mãi không xin được đâu mà lo. Cố gắng theo đuổicái lĩnh vực Ngân hàng, tài chính..chắc cũng có ngày có việc như mong muốn thôi mà :)
 
Mình thấy bài phát biểu này rất hay! Các bạn so với mấy COCC, CCCC làm gì? K xin vào được nhà nước, chẳng lẽ các bạn có cái bằng giỏi ấy k thể tự thi thố vào các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty khác hay sao? Làm gì tới mức để thất nghiệp? Có lẽ các bạn cho rằng mình tốt nghiệp bằng giỏi thì ra trường mình phải làm chỗ oách, phải lương cao thế này thế nọ đấy thôi. Cứ bắt đầu từ việc nhỏ nhất. Từ photo giấy tờ, chạy lăng xăng khi mọi người sai vặt, học dần từ thực tế...k thất nghiệp được. Chỉ sợ các bạn ngại việc thôi.
 
theo mình nghĩ, thi vào đại học chỉ để phân loại những nhóm đối tượng có trí thông minh tương đồng thôi, còn bằng đầu ra như thế nào thì do các môn học trong trường đại học có phù hớp với khả năng người đó không.
VD: mình học kinh tế nhưng chữ xấu và rất ghét học thuộc mấy cái định nghĩa, cơ sở lí luận nên thi nhưng môn như triết, đường lối, tư tưởng, pháp luật... điểm rất thấp còn lúc thi vào trường thông minh mấy môn tự nhiên logic nên điểm cao...
bằng cũng chỉ là cái tiền đề, cái ghi nhận quá trình học thôi, không có ý nghĩa nhiều trong công việc thực tế...
 
Mình không đồng quan điểm với tên topic cũng là quan điểm của bác chuyên gia này.

Trước hết, trong số sinh viên cầm bằng Giỏi sẽ có một tỷ lệ nhất định không thực sự giỏi do:
- Hệ thống đánh giá năng lực sinh viên không chính xác.
- Hệ thống giám sát người dạy + đánh giá không chặt chẽ ( Nhận tiền của sv để nâng điểm, cho điểm ...)

Đối với nhóm thực sự giỏi thì sao? Mọi người cho rằng tuy bằng giỏi nhưng kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, quan hệ kém. Nhưng mình lại không cho là vậy. Từ những người mình biết thì những người giỏi lại thường có xu hướng giỏi cả các kỹ năng mềm lẫn khả năng giao tiếp. Vậy nên theo quan điểm cá nhân mình, những sv tốt nghiệp loại giỏi mà bị thất nghiệp do nguyên nhân sau: nhu cầu công việc không cần đến sv bằng giỏi và tâm lý các nhà tuyển dụng lo ngại bộ phận này sẽ yêu cầu lương cao + không cam chịu với vị trí hiện tại, sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào khi có cơ hội. Khi đó người nhận rủi ro sẽ là bên sử dụng lao động. Đối với công việc đòi hỏi cao hơn, sv tốt nghiệp loại giỏi có thể đáp ứng về mặt kiến thức nhưng kinh nghiệm lại không có + trong giai đoạn khó khăn hiện nay các nhà tuyển dụng có xu hướng tìm người có kinh nghiệm để làm việc được ngay. Vì vậy những sinh viên với tấm bằng giỏi đang ở thế tiến không được, lùi không xong.

Thứ 2, cái quan điểm các nhà tuyển dụng giờ không coi trọng bằng cấp là sai lầm. Chúng ta đều biết trong số sv giỏi sẽ có 1 tỷ lệ nhất định là do quan hệ, luồn lách mà có được. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận số còn lại giỏi là giỏi thực sự. Vậy bằng thao tác giới hạn bằng giỏi, các nhà tuyển dụng sẽ có hồ sơ của những ứng viên giỏi nhất. Bằng các bài test và phỏng vấn họ sẽ loại những anh bằng giỏi rởm và lọc ra được những ứng viên phù hợp nhất. Kết quả cuối cùng là họ đã có được những nhân viên giỏi nhất và phù hợp nhất.

Nhiều khi chúng ta cứ bị cái câu bằng cấp không quan trọng đâu ru ngủ mà không biết mình đang đứng ở đâu và đấu với ai? Thất bại là điều khó tránh khỏi.

Còn đối với những người bằng giỏi mà vẫn thất nghiệp thì các bạn cứ nghĩ là mình không may tốt nghiệp đúng giai đoạn khó khăn. Giai đoạn này những người bằng cấp cao sẽ khó kiếm việc hơn những người có bằng câp thấp hơn (không nói những người trình độ cao hẳn nhé)nhưng về lâu dài, khi kinh tế khởi sắc thì rõ ràng những sv với tấm bằng giỏi sẽ được các nhà tuyển dụng tìm đến đầu tiên. Thế nên các bạn không nên đánh mất niềm tin vào thành quả các bạn đã gây dựng trong 4-5 năm trời.
 
Không biết các trường khác thế nào, ngày trước mình học thấy các bạn bằng giỏi trong lớp hay những người mình biết thì đều là những bạn học giỏi thật sự. Để được trên 8 phẩy có đơn giản đâu:). Kiểu chạy điểm, đánh giá không sát hay may mắn thì thường rơi vào những người bằng Khá, TB, học ko thật sự chắc nên nhiều khi hên xui :D (Mình cũng Khá thui:)). Còn kỹ năng mềm thì còn tùy, đúng là nhiều người ra trường, bảng điểm ko đẹp bằng, học không giỏi bằng nhưng người ta có nhiều kỹ năng và lại làm việc tốt hơn:D
Về phía nhà TD, họ sẽ chọn những người phù hợp với nhu cầu của họ chứ ko phải là người giỏi nhất
=> Vậy nên, bằng giỏi chưa có việc cũng là bình thường mà.
 
Muôn hình vạn trạng lắm không tổng kết được đâu, tổng kết thành bài như bác này ko bị gọi là chụp mũ, phiến diện hơi phí.
Cứ lấy tổng số sv ra trường 1 năm so sánh với số việc làm mới tạo ra trong năm ấy của xã hội, nếu 2 con số ấy gần nhau thì hãy nói chuyện tiếp.
 
trường nao vậy bạn, chia bun cùng bạn nha, hic
mấy bằng khá voi trung binh sao xin dc việc đây trời
 
Mình thích nhất là hai chữ " thợ học". Không có gì là tuyệt đối, mỗi người có môi trường tiếp xúc và quan điểm ắt sẽ khác nhau nên ta không nên chỉ chích bất kỳ 1 ai. Nhưng mà "thợ học" là có thật, nhiều bạn lúc học rất chăm chỉ đạt điểm cao rất lừng lẫy nhưng đó vẫn là tác phong của học sinh tiểu học và trung học, còn tác phong của đi làm sẽ khác với cái đó nên các tác phong đó không phù hợp. Hôm nay mình đi phỏng vấn và có cơ hội trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Người ta kêu sinh viên ra trường nhiều, giỏi cũng nhiều, năng lực thực sự cũng nhiều mà vẫn không xin được việc trong khi chỉ tiêu tuyển dụng cũng không ít bởi vì. Thứ nhất là các bạn không đáp ứng tiêu chí tuyển dụng. Thứ hai là các bạn không đánh giá đúng năng lực của mình trong khi đòi hỏi thu nhập cao, chế độ tốt. Thứ ba là một số bạn ngại thể hiện khả năng của mình. hihi nói ngại vì mình dùng cho những bạn áp dụng với chữ "thợ học" nhé. Vì nếu hỏi các bạn 1+1=? bạn trả lời rất nhanh và chính xác, nhưng hỏi với vị trí này em biết nó yêu cầu gì và em làm được gì, thì bạn lại không thể hiện được năng lực của mình trước nhà tuyển dụng, trong khi khả năng của bạn làm việc đó là dư sức
Mình chỉ góp ý nhé, không có ý chỉ chích ai đâu. nhà mình đủ gạch rồi, các bạn đừng ném nha. Do mình đi phỏng vấn vị trí trợ lý giám đốc nên có chút khác với các lần trước và do thấy giám đốc cũng hợp hợp nên phỏng vấn xong nói chuyện ngoài lề một chút. hihi
 
Mình nghĩ tốt nghiệp loại giỏi là một chuyện (nếu bạn đó thực sự học giỏi và có năng lực giỏi), còn là chưa kể đến loại giỏi do quan hệ (đi chùa Thày để đựoc điểm giỏi, loại giỏi, đây là dạng có rất nhiều ở các trường ĐH). Mà nếu tốt nghiệp loại giỏi do quan hệ thì khả năng đi xin việc là khó do bị phát hiện ngay năng lực ở các vòng thi tuyển. Còn nếu bạn tốt nghiệp loại giỏi thì mình nghĩ, mới chỉ đựoc một nửa vấn đề (tức là bạn "học" giỏi chứ chưa chắc "hành" đã giỏi). Mà đào tạo ở Việt Nam nói chung thì các bạn biết rồi đấy, đào tạo khá thô sơ không cập nhật thực tế, nên tốt nghiệp loại giỏi chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là bạn phải có các yếu tố khác, mà các yếu tố này thì chỉ có thực tế mới đem lại cho bạn đựoc, tức là bạn phải lăn vào thực tế, chấp nhận các điều kiện khách quan để trau dồi, tích lũy để hoàn thiện thêm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của bạn !
 
Các trường khối kinh tế, bằng giỏi hầu như do chăm chỉ.

có nhiều trường (chủ yếu là trường có đầu vào thấp), thì sv ra trường có bằng giỏi + xuất sắc k ít hơn sv bằng khá, còn bằng trung bình là hy hữu. có một bạn phát biểu chương trình k sát thực tế - mình thấy rất chuẩn. bọn mình học
qtri tài chính - học để ra quyết định ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (thấy kinh chưa), sv non choẹt mới ra trường ai cho làm gì mà đòi ra qdinh. xin đi làm kế toán cũng k ai nhận, thi vô ngân hàng thì cũng có biết chữ gì về qtri hoạt động ngân hàng với thanh toán quốc tế đâu.
nên nói chung la "chết toàn tập - SV kte đích thực" :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,094
Tổng số thành viên
351,725
Thành viên mới nhất
vinhhalong
Back
Bên trên