Tổng hợp những câu hỏi & đáp về nghiệp vụ tín dụng!

Chào mọi người, hiện mình làm báo cáo TN, GVHD yêu cầu mình phân tích 2 loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhưng mình tìm hiểu thì 2 loại chỉ tiêu này tương tự nhau và gồm vài chỉ tiêu như:
· Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
· Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
· Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng tài sản có
· Hệ số Tổng dư nợ /Nguồn vốn huy động
· Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

bạn nào hiểu rõ về 2 loại chỉ tiêu này giải đáp giúp mình và cho mình biết chỉ tiêu của từng loại gồm những chỉ tiêu nào luôn nhé.


[TBODY] [/TBODY]
 
anh (chị) nào có thể hướng dẫn em cụ thể quá trình phân tích các báo cáo của một doanh nghiệp được không. Học xong mà em vẫn thấy mơ hồ quá :(
 
Hãy bình luận ngắn gọn về câu nói "Bảo đảm tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu coi đó là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định chấp nhận cấp tín dụng"
Bạn hay a chị nào am hiểu về bảo đảm tín dụng có thể giúp mình giải thích câu này với :( Mình đã tìm kiếm nhiều tài liệu nhưng để giải thích đầy đủ ý của câu nói này thì rất khó, cứ cân cấn trong lòng về câu hỏi này, Giúp mình với các bạn
Theo ý kiến của mình thì là như này: Bảo đảm tín dụng là hình thức dùng tài sản thuộc quyền sở hữu/ sử dụng của cá nhân hoặc của một tổ chức được Pháp luật công nhận để thực hiện việc đảm bảo cho các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Bảo đảm tín dụng có thể là: thế chấp/ cầm cố.... Việc bảo đảm tín dụng chỉ là một hình thức giảm thiểu rủi ro sau khi phát vay. Không được coi là chỉ tiêu duy nhất để căn cứ quyết định chấp nhận tín dụng. Tài sản được dùng để bảo đảm tín dụng có thể là: bất động sản, động sản, các loại giấy tờ có giá.... Độ an toàn của tín dụng không phụ thuộc vào giá trị của tài sản.
Tạm thời mình chỉ nêu ra được có thế thôi. Bạn tham khảo nhé.
 
em chào các anh chị, e có một thắc mắc nhỏ, mong các ace chỉ giáo
Nếu trong trường hợp KH sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng vẫn trả nợ gốc và lãi đều đặn thì
A. ngừng giải ngân và thu hồi toàn bộ nợ vay
B. tiếp tục cho vay
C. Chuyển mục đích cho vay.
Em cảm ơn nhiều nhé..:))13
 
em chào các anh chị, e có một thắc mắc nhỏ, mong các ace chỉ giáo
Nếu trong trường hợp KH sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng vẫn trả nợ gốc và lãi đều đặn thì
A. ngừng giải ngân và thu hồi toàn bộ nợ vay
B. tiếp tục cho vay
C. Chuyển mục đích cho vay.
Em cảm ơn nhiều nhé..:))13
tớ nghĩ là C chuyển mục đích cho vay
 
cám ơn tuyenkiu nhé..hi13
nhưng mình thì lại phân vân câu A vì : Nếu phát hiện người vay sử dụng số tiền vay trái mục đích, thì người cho vay có quyền nhắc nhở, nếu đã nhắc nhở mà người vay vẫn không điều chỉnh mục đích sử dụng cho phù hợp, thì người cho vay có quyền đòi lại tài sản trước thời hạn (Điều 475 BLDS). Việc nhắc nhở có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. nhưng hình như láp dụng vs trg hợp "sử dụng sai mục đích mà k trả nợ đúng hạn", còn câu hỏi này "sai mục đích, nhưng lại trả nợ đúng hạn" nên k pis là chọn câu A đúng k nữa..hux13
 
đáp án là B. NH tiếp tục cho vay ốt .nếu xét thấy tình hình công nợ ,KD của DN tốt .Tuy nhiên có thể buộc KH viết cam kết nếu mức độ sai phạm lớn :D
 
cho em hỏi điểm khác nhau của Rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán là gì ạ?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên