Tổng hợp những câu hỏi & đáp về nghiệp vụ tín dụng!

theo mình thì: bảo đảm tín dụng là biện pháp cuối cùng để cứu vãn tình thế k thu hồi được nợ, tài sản đảm bảo tín dụng được dùng đến một khi khách hàng mất khả năng trả nợ, khi đó ngân hàng buộc phải phong tỏa tài sản, phát mại để thu hồi nợ. Mà đây là trường hợp mà k một ngân hàng nào muốn nó xảy ra. Bởi vì, một khi phải dùng đến biện pháp này thì sẽ rất phiền toái, phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và mất đi mối quan hệ này -->mất khách hàng. Thậm chí có những trường hợp ngân hàng có thể phải chấp nhận chỉ thu được vốn gốc cho vay ban đầu đã là rất may. Như vậy k thể chỉ căn cứ vào bảo đảm tín dụng để quyết định cho vay, mà phải căn cứ vào nhều yếu tố khác, trong đó theo mình 1 trong những yếu tố quan trong là khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn vay được hiệu quả nhằm đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Đó là theo cách nghĩ của mình, các bạn bổ sung ý kiến nhé!
 
t chưa đi làm nhưng đã tìm hiểu khá nhiều về nghiệp vụ tín dụg.
Theo t hồ sơ pháp lý khi cho vay đối với một doanh nghiệp thì ko cần sổ hộ khẩu ( chỉ áp dụng đối với cá nhân)
Nội dung trong hợp đồng tín dụng có cả cam kết các bên ( t đã xem trong QĐ 1627/2001- ban hành về quy chế cho vay )
Câu về đăng ký giao dịch bảo đảm ( 83/2010/NĐ_CP) chia thành 3 trường hợp :
+ đối với quyên sử dụng đất và ts gắn liền với đất của cá nhân tại UBND xã , phường, thị trấn
+ ........................................................................... tổ chức tại Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố
+đối với động sản: cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
câu 2 về giao dịch bảo đảm theo khoản 5 điều 64 nghị định số 181/2004 ngày 29/10/2004 cho biết:
+ giá trị quyền sd đất khi cá nhân, hộ gđ được nhà nước giao đất nông nghiệp ko thu tiền sd đất thì đc xd theo giá của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW mà ko khấu trừ giá trị quyền sd đất sau thời gian sử dụng
+với trường hợp khác do các bên thoả thuận
câu 7 đáp án a, 8e,9a.
Kiến thức của t chỉ tới thế và t đang ứng tuyển và muốn làm tín dụng nên rất muốn học hỏi kiến thức về tín dụng.
nick của t là xemin_19892007, rât vui nếu được làm quen với ấy để cùng trở thành banker tuơng lai hihii

câu 9 ĐA c; 9a là sai rồi U ah`!
 
Các bạn ơi có ai biết phân tích 5 điều kiện vay vốn ko???? giúp mình với mình đang cần gấp à

5 điều kiện vay vốn:
- KH đủ năng lực tài chính.....
- Đủ năng lực pháp lý..........
- Mục đích vay vốn hợp lý, hợp pháp........
- Có phương án/dự án sxkd hiệu quả, kế hoạch trả nợ hợp lý.....
- Có tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy chế cho vay....
 
nếu NH gặp rui ro Tin' dung... Khach' hang ko co' kha nang tra nợ cho NH.. Thi Nh co' thể phat' mại Tài sản Đảm bảo... neu' vẫn còn thiếu thì: NH sẽ trích Quỹ dự phòng Rủi ro....... nếu vẫn còn thiếu thì NH sẽ tính vào Chi phí của NH.......... đó là cách mà mình đã học
 
Theo mình câu này ĐÚNG vì :

PTTD là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay NH
Mục đích của phân tích tín dụng là :
- Hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng
- Đánh giá chính xác nhu cầu vay của KH
- Đánh giá chính xác mức độ rủi ro của KH

=>Vậy Phân tích tín dung thực chất là 1 quy trình định lượng rủi ro về phía khách hàng và khoản vay ...
Mục tiêu cơ bản của phân tích tín dụng là định lượng các rủi ro có liên quan tới khoản vay và cũng là quá trình ngân hàng tìm hiểu thông tin về khả năng trả nợ của KH
Từ định lượng bạn nên hiểu đó quá trình phân tích của ngân hàng dựa trên các cơ sở khoa học và kinh nghiẹm chuyên môn để nghiên cứu cẩn thận các mặt mạnh và yếu của KH liên quan đến hiệu quả sd vốn vay => xét duyệt phê chuẩn hay từ chối cho vay
Nguồn thông tin sd trong quá trình phân tích :
1.Hồ sơ vay vốn:hs pháp lý + hs về tình hình tài chính + hs về phương án sd vốn + hs về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của Dn
2.Thông tin từ trung tâm lưu trữ thông tin nội bộ ngân hàng
3.Thông tin từ các cuộc điều tra phỏng vấn
4.Thông tin khác như : từ đối tác,tổ chức thông tin,ngân hàng bạn,tạp chí, truyền thông,..
Và nội dung phân tích thường sd theo các phương pháp : CAMPARI,5P,5C
(Mình xin bổ sung thêm nt)

---------- Post added 27-10-2011 at 02:58 PM ----------

theo mình thì: bảo đảm tín dụng là biện pháp cuối cùng để cứu vãn tình thế k thu hồi được nợ, tài sản đảm bảo tín dụng được dùng đến một khi khách hàng mất khả năng trả nợ, khi đó ngân hàng buộc phải phong tỏa tài sản, phát mại để thu hồi nợ. Mà đây là trường hợp mà k một ngân hàng nào muốn nó xảy ra. Bởi vì, một khi phải dùng đến biện pháp này thì sẽ rất phiền toái, phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và mất đi mối quan hệ này -->mất khách hàng. Thậm chí có những trường hợp ngân hàng có thể phải chấp nhận chỉ thu được vốn gốc cho vay ban đầu đã là rất may. Như vậy k thể chỉ căn cứ vào bảo đảm tín dụng để quyết định cho vay, mà phải căn cứ vào nhều yếu tố khác, trong đó theo mình 1 trong những yếu tố quan trong là khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn vay được hiệu quả nhằm đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Đó là theo cách nghĩ của mình, các bạn bổ sung ý kiến nhé!
Yếu tố quan trọng nhất để đánh giá 1 khoản vay tốt đó là năng lực tài chình tốt và phương án sản xuất kd hiệu quả,đây mới là yếu tố tạo ra thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ.Còn yếu tố tài sản bảo đảm là yếu tố thứ yếu,nó chỉ như 1 biện pháp phòng ngừa rủi ro tránh mất vốn của ngân hàng và từ đó để KH quan tâm hơn đên việc sd vốn hiệu quả tránh ỷ lại.
Thực tế ta thấy hoạt động tín dụng ở VN lại đưa yếu tố thứ yếu là bảo đảm tín dụng làm yếu tố quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định cho vay. Đó chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dung ở VN mà bản thân các ngân hàng không thể xử lý hết dược để NH tránh các rủi ro tự bảo vệ cho mình.Khi KH trình lên NH những tài liệu chứng minh về năng lực tc và phương án vay vốn thì tất cả những tài liệu này sẽ trở nên rất "đẹp",từ việc những thông tin KH cung cấp chưa đủ độ minh bạch hay phù hợp vs chuẩn mực quốc tế thì NH sẽ rất khó có thể nhìn thấy những giá trị vô hình để định lượng rủi ro mà chỉ có thể nhìn vào những giá trị hiện hữu có thể nhìn thấy đc đó chính là tài sản của DN.Từ thực tế đó dấn đến NH k đủ tự tin ra quyết định cho vay khi đánh giá những kết quả phân tích mà phải dựa vào tài sản bảo đảm,coi đó là yếu tố không thể thiếu.
tại các nước phát triển thì tỷ trọng cho vay tín chấp luôn lớn hơn cho vay thế chấp.tuy hiện nay nhiều NH ở VN đang đẩy mạnh cho vay tín chấp nhưng số lượng vẫn còn ít chủ yếu đối vs những khoản vay quy nhỏ.
(mình bổ sung 1 số vấn đề thực tế như vậy)

---------- Post added 27-10-2011 at 03:21 PM ----------

Có bạn nào biết: " Nội dung của 1 hợp đồng tín dụng thường bao gồm các điều khoản về gì không? "

Theo tớ đc biết thì nó bao gồm:
+ Cam kết các bên
+ Các điều kiện về TSDB
+ Cách thức xử lý khi các bên không thực hiện đúng cam kết.

Tớ không rõ trong hợp đồng tín dụng có: " Các điều kiện cho vay" hay không? Vì phần này tớ nghĩ nó đc trình bày trong tờ trình thẩm định?
Khi NH xét duệ̉t đồng ý cho KH vay vốn thì sau đó sẽ kí HDTD,tức là KH đã đảm bảo đầy đủ về các điều kiện cho vay cộng với chính sách tín dụng NH đưa ra phê chuẩn cho vay.Trong quá trình thẩm định NH phân tích và đánh giá được những thông tin KH cung cấp cộng với thông tin NH điều tra chứng minh được KH đã đáp ứng đây đủ về các điều kiện cho vay và đúng với mục đích sử dụng vốn hợp pháp,và nó được trình bày trong tờ trình thâm định như bạn đã nói.Nên trong HDTD chỉ bao gồm các đièu khoản về mục đích sd vốn,ls,phương thức cho vay và các điều khoản cam kết,thỏa thuận giữa 2 bên,cơ bản là NH phải đảm bảo giải ngân đúng tiến độ và KH phải cung cấp đây đủ,đúng đắn về các thông tin trong quá trình sử dụng vốn.
 
1/ Hồ sơ pháp lý gồm tài liệu chứng minh về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, như:
Thiếu mẫu đăng ký con đấu và
2/ Hồ sơ tài chính gồm:
theo mình nếu có bản kết quả kiểm toán thì đầy đủ hơn
4 /Hồ sơ về bảo đảm tiền vay:
Cần có chứng nhận giao dịch đảm bảo
 
Chào bạn!
Minh xin góp một số ý kiến về câu hỏi tổng hợp:
Câu 1: Đáp án là câu d.
Sở TN&MT là Cơ quan thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đối với đất được UBND cấp tỉnh cấp Giấy CNQSD. Phòng TNMT thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đối với đất được UBND cấp huyện cấp.
Câu 2: đáp án là câu c.
Câu 3: chẳng đáp án nào đúng. Vì đối với đất cấp cho hộ gia đình thì khi đăng ký thế chấp các thành viên trong sổ hộ khẩu đủ 15 tuổi trở lên phải ký trong Hợp đồng thế chấp. (B mới 9t)
Câu 4: Đáp án là câu a. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ được đăng ký tại Trung tâm đăng ký GDBD
Câu 5: theo mình đáp án là câu c.
Câu 6: Đáp án là câu b. Hàng được để tại kho của khách hàng hoặc bên thứ ba, khách hàng có quyền sử dụng hàng mà ko cần sự đồng ý của bên ngân hàng. Ngân hàng chỉ kiểm soát hàng hóa trên sổ sách kế toán, xuất nhập tồn...
Câu 7: Đáp án là câu d. tất cả các tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Câu 8: Câu này mình đang phân vân vì kỳ phiếu do ngân hàng phát hành, mình chưa gặp phải, mà mình thấy cũng rất ít trường hợp (hầu như không). Còn cổ phiếu do NH phát hành thì chắc chắn là ko được nhận làm TSBD tại chính NH đó rồi.
Câu 9: Đáp án là câu c.
Xem thêm Điều 328 và Điều 342 Bộ luật Dân sự nhé.
Thân!
 
Theo mình chỗ hồ sơ tai chính cần thêm tờ khai thuế GTGT mà DN nộp thuế cho nhà nước để chứng minh tính xác thực của BKQKD,các hóa đơn liên quan đến đầu ra,đầu vào của DN ; hồ sơ pháp lý gồm CMND của người đại diện pháp lý,biên bản họp hội đồng thành viên nếu là côngty TNHH 2 thành viên trở lên
 
Bảo đảm tiền vay là điều kiện cần để NH cho vay. Còn quyết định cho vay của NH phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như:
1. Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật
2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Có tình hình tài chính lành mạnh,
3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng
6. Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NH cho vay (Tùy vào NH mà có quy định khác nhau).
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên