Tín dụng nam vs Tín dụng nữ

  • Bắt đầu Bắt đầu jolan9x
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Nhân tiện có bài "Con ghẻ" và "Chiến lược BIDV", tớ cũng xin có chút bộc bạch bản thân mình về việc phân biệt nam nữ trong chính sách tuyển dụng. :bz
Trong không ít chính sách tuyển dụng của các ngân hàng có ghi điều kiện rõ ràng là chỉ tuyển nam. Một số còn lại không ghi như thế thì lại "phán" thẳng trực tiếp cho ứng viên khi đến dự tuyển. Không ít các bạn nữ lủi thủi đi ra, không nộp được đơn chỉ vì một lý do duy nhất: "Tôi là nữ".

Tại sao thế nhỉ? Nam có gì hơn hẳn, có gì vượt trội được nữ mà phải đặt thẳng điều kiện dự tuyển như thế? Kiến thức tích lũy, nếu được chứng thực bằng các giấy tờ, rõ ràng, mặt bằng chung là nữ hơn nam. Giao tiếp, nữ thời này không hề thua kém nam, thậm chí còn có lợi thế hơn khi họ có ngoại hình ổn. Các kỹ năng, có thể nhìn mặt bằng chung là nữ ít năng động hơn nam, ít tiếp thu các khoản về kỹ năng bên ngoài, nhưng không phải ai cũng thế và cũng không thể chỉ vì thế mà loại nữ ra ngay khỏi vòng "gửi xe". Nếu vậy thì là điều gì? Điều gì có thể làm cơ sở cho các nhà tuyển dụng loại bỏ hoàn toàn hồ sơ có đính kèm chữ "nữ" khi tham gia ứng tuyển vào vị trí nhân viên tín dụng???[-(
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hôm mình đi tuyển ở chi nhánh cầu giấy cũng thế nhe..vào người tuyển dụng bảo ưu tiên nam luôn, rồi trong khi xem xét hồ sơ,một số bạn còn thiếu 1 số giấy tờ mà người ta vẫn cho " ngày mai đem đến bổ sung nhe" trong khi nhiều người nữ ở đấy( trong đó có cả mình':P)hồ sơ đầy đủ thì không hề được ngó ngàng tới lun..:(
 
các bạn nữ chưa vào dc tín dụng thì ham hố chứ vào rùi sẽ hiểu sao ng ta thik tuyển nam
dù biết cũng có ng tài giỏi, làm dc, thậm chí hơn nam nhưng đa số là mệt mỏi, áp lực k chịu nổi fai xin chuyển sang GDV, kế toán thoy
nên ng ta từ đầu chọn nam cho rùi
 
Chuyện này đôi lúc cũng khó hiểu, nhưng đôi lúc cũng dễ hiểu.
Tại sao chúng ta hay mặc định như vậy trong ngân hàng nhé:
Nữ chiếm ưu thế ở các bộ phận:
+ Tiếp tân, dịch vụ khách hàng
+ Giao dịch viên
+ Ngân quỹ
+ Hành chánh
+ Hỗ trợ kinh doanh
Nam chiếm ưu thế ở các bộ phận:
+ Tín dụng
+ Kinh doanh
+ Tài xế (10 tài xế ngân hàng thì hết 10 tài xế Nam)
+ Quản lý rủi ro
+ Xử lý nợ
+ Bảo vệ (nữ rất ít)

Đấy chỉ là cơ cấu ở 1 chi nhánh thôi. Còn H.O thì hên xui, do tính chất bàn giấy và máy tính nhiều.
Vậy, tại sao (chúng ta đặt câu hỏi nhỉ)
1. Một Nam nhân viên làm ở quầy giao dịch thì bạn nghĩ như thế nào nhỉ?
2. Một Nữ nhân viên làm ở bộ phận bảo vệ, tài xế thì bạn nghĩ sao?

(Tôi không đánh đồng phân biệt Nam hay Nữ ở đây, mà tôi chỉ phân tích những thắc mắc cho bạn hiểu)

Nữ thì thường chịu nhiều tác động do tâm lý, sinh lý và nhất là đến lúc mang bầu sanh con. Đây là điều một số cấp lãnh đạo rất ngại. Và nhất là sau thời kỳ sanh con là thời kỳ nuôi con (được đi trễ về sớm trong cho đến khi con đủ 1 tuổi).
Do thực tế công việc một vài bộ phận (không đánh đồng hết), đã chứng minh nữ yếu thế hơn với Nam, nên việc họ tuyển dụng cần Nam, đôi khi cũng dễ hiểu. Như bạn đi xử lý nợ, bạn suốt ngày ngoài đường chịu nắng chịu mưa, đi quan hệ với Tòa án, Thí hành án, cơ quan địa phương. Vậy nếu là nữ, bạn sẽ đi hết các chặn đường đó không! (Vẫn có, nhưng rất ít bạn nữ làm được).
Vậy tại sao chúng ta không thắc mắc, hễ cứ Giao dịch viên là nữ, mà rất ít khi tuyển Nam?

Đấy là 1 số ý mình nói sơ cho các bạn đang bức xúc mà giải tỏa. Còn những vấn đề sâu xa, có lẽ sau này các bạn đi làm, đạt tới 1 vị trí lãnh đạo thì các bạn sẽ hiểu!
Thân chào!
 
Mới ra trường thì hầu hết các SV đều như nhau thôi bạn ạ, cũng như tờ giấy trắng thôi, họ chọn những người có khả năng chịu áp lực cao, sức khỏe tốt lại ít vướng bận chuyện gia đình- chồng con. Họ đã làm nhiều năm và nhận ra nam là phù hợp với tín dụng hơn nữ.
Thường tin tuyển dụng sẽ ghi là ưu tiên nam, nghĩa là vẫn sẽ có nữ nhưng chắc hẳn phải là người có kinh nghiệm hoặc thế nào đó. Tất nhiên trong số các bạn nữ mới ra trường thì sẽ có những bạn trội hơn hẳn nhưng số đó là rất ít và liệu NH có mất thời gian tiền bạc để tìm ra những người đó không?
Đó là ý kiến riêng của mình.
Nhưng cũng tùy chỗ bạn ạ, ACB lại thích tuyển nữ vì theo một số người ACB làm việc hơi automatic :D
 
thích tuyển Nam vì nam chịu đựoc áp lực cao hơn, nhanh nhẹn và năng động hơn về mặt thể chất so với nữ(ko nói đến trình độ nhé chỉ thể chất thôi)
 
chắc chắn việc chọn tín dụng nam cũng có rất nhiều lý do, và việc chọn nam tín dụng cũng hợp lý. mặc dù vậy cũng tủi cho các bạn nữ lắm :(
 
cái gì cũng có lý do của nó thôi bác ạh, làm ngân hàng nhất là các vị trí phải đi "giao du" nhiều như nhân viên quan hệ khách hàng chẳng hạn, môi trường đòi hỏi phải đi giao lưu nhiều, đi công tác nhiều,...mà những cái này nói thật theo mình chỉ hợp với nam vì việc giao lưu, công tác dễ tiếp xúc với nhiều thứ hợp với phái nữ, chưa kể phụ nữ mà tuần nào cũng đi hết chỗ này đến chỗ khác rồi liên hoan giao lưu liên tục cũng chả hay ho gì, mà nếu để nhân viên nữ đi giao lưu hay liên hoan vs đối tác nhỡ có làm sao thì nó ko những ảnh hưởng đến nhân viên đó mà còn ảnh hưởng đến cả tên tuổi của ngân hàng đó. Nên e thấy đây cũng không phải điều vô lý quá đâu :d:d
Các bạn nữ thì có thể vào các vị trí "lành" hơn như là giao dịch hoặc kế toán :d:d nhưng e thấy những vị trí này đòi hỏi chuyên môn và khả năng thành thạo công việc cao. và vị trí này làm cũng ổn định (nếu như không để sai sót sảy ra) nên các ngân hàng không hay thay đổi thường xuyên nhân sự (vì làm lâu quen thì độ rủi ro trong công việc cũng thấp đi) :d:d đó là ý kiến của e :d
 
Do đặc thù và tính chất công việc thôi bạn ah. Có thể bây giờ thì thích xong pha thế nhưng mấy nữa có chông con vào rồi lại nghĩ cách khác và đổi vị trí khác. Tóm lại là không phải tự nhiên mà họ lại làm thế. Có nguyên nhân cả và họ sẽ nghĩ làm thế nào để họ ít bị thiệt nhất mà người làm cũng vẫn hài lòng :D
 
Em này có vẻ hâm mộ làm tín dụng. Mình vừa có con em sn 89 tốt nghiệp loại giỏi ra trường năm ngoái vượt qua vài trăm ứng viên khác để được vào làm tín dụng ở Sacom. Làm được 4 tháng thì xin nghỉ vì không chịu nổi áp lực của công việc. Như thế là đủ biết công việc của phòng tín dụng là ko hề mầu hồng như mấy em mới ra trường nghĩ nhất là trong bối cảnh khó khăn như bây h.
 
Nếu đọc topic này sớm hơn có lẽ mình đã không chọn con đường khó đi như thế này. Mình là Nữ, cũng vừa phỏng vấn vị trí RA ở ACB. Cũng như bao sinh viên học ngân hàng khác, mình mới ra trường và mình rất thích làm bên QHKH. Mình đã chuẩn bị rất kĩ cho buổi phỏng vấn, lúc trả lời mình cũng cảm thấy mình tự tin và lưu loát, nhưng có 1 câu hỏi cho đến bây giờ mình cũng còn trăn trở mãi. Chị phỏng vấn sau 1 hồi hỏi mình và cũng nói công việc này sẽ khó cho mình. Mình cũng nói rõ cho Chị ấy biết mình yêu thích công việc này như thế nào, mình sẽ phấn đấu ra sao khi mình chưa có kinh nghiệm.Cuối cùng Chị ấy hỏi mình là bây giờ Chị chuyển em qua vị trí GDV em chịu không? Mình có hỏi Chị ấy là tại sao Chị khuyên em nên chuyển qua vị trí đó thì Chị ấy nói là con gái làm GDV ổn định hơn..v.v.Mình sau vài giây suy nghĩ đã trả lời rằng em thích công việc này, em muốn phát triển bản thân...em thích 1 công việc thử thách. Và Chị ấy nói vậy là em không chịu chuyển à? Mình đã gật đầu mỉm cười trả lời "Dạ". Và thế là kết thúc buổi phỏng vấn.
Trước khi đi phỏng vấn mình đã rất quyết tâm, mình đọc khá nhiều topic để thêm kinh nghiệm phỏng vấn vì đây là lần phỏng vấn đầu tiên của mình. Có bạn đã từng chia sẻ rằng khi phỏng vấn vị trí KHDN bị hỏi là chuyển qua KHCN chịu không, bạn ấy đồng ý nhưng cuối cùng lại không trúng tuyển,các bạn khác thì nói rằng do nhà tuyển dụng muốn xem mình có thật sự yêu thích công việc hay không. Có lẽ vì chuyện này nên mình cũng quá nhạy cảm khi nhà tuyển dụng đặt vấn đề khuyên mình chuyển vị trí. Có thể nhà tuyển dụng thấy mình hợp với GDV hơn, nhưng mình lại từ chối, có thể mình đã tự đánh mất cơ hội để vào ngân hàng.
Mình phỏng vấn ACB đến hôm nay đã 2 tuần mà chưa có kết quả, chắc mình đã bị out. Mình sẽ tiếp tục cố gắng lần sau. Cám ơn các bạn đã đọc những chia sẻ của mình.
 
Back
Bên trên