Thảo luận về tình huống cho vay với TSĐB là HTK và Cổ phiếu???

chuotnho

Thành viên
Nhờ các anh chị trong diễn đàn thảo luận giúp em 1 tình huống thực tế về cho vay có TSĐB là HTK và Cổ phiếu. Đề bài là:

Công ty A muốn vay NH 50 tỷ, thế chấp HTK là dây cáp điện trị giá 50 tỷ và cổ phiếu của NH khác trị giá 40 tỷ. Nếu p/a cho vay hiệu quả và khả thi, số tiền KH đề nghị vay có hợp lý không? TS thế chấp có rủi ro gì không? Đề xuất biện pháp quản lý TSĐB để giảm rủi ro cho NH.

Theo e được biết thì có ngân hàng hiện nay không nhận cổ phiếu thế chấp để cho vay hay cho vay mục đích kinh doanh chứng khoán, nói chung là liên quan đến ck thì từ chối hết. Vậy nên nhờ các a/c đã có kinh nghiệm thực tế giải đáp giúp e. Thanks các a/c!
 
Nhờ các anh chị trong diễn đàn thảo luận giúp em 1 tình huống thực tế về cho vay có TSĐB là HTK và Cổ phiếu. Đề bài là:

Công ty A muốn vay NH 50 tỷ, thế chấp HTK là dây cáp điện trị giá 50 tỷ và cổ phiếu của NH khác trị giá 40 tỷ. Nếu p/a cho vay hiệu quả và khả thi, số tiền KH đề nghị vay có hợp lý không? TS thế chấp có rủi ro gì không? Đề xuất biện pháp quản lý TSĐB để giảm rủi ro cho NH.

Theo e được biết thì có ngân hàng hiện nay không nhận cổ phiếu thế chấp để cho vay hay cho vay mục đích kinh doanh chứng khoán, nói chung là liên quan đến ck thì từ chối hết. Vậy nên nhờ các a/c đã có kinh nghiệm thực tế giải đáp giúp e. Thanks các a/c!

Để xác định số tiền đề nghị vay có hợp lý hay không, có nghĩa là phải xác định số tiền cho vay tối đa theo PA khách hàng đưa ra, đề bài cần chi tiết hơn các nội dung sau:
- Quy định của ngân hàng về mức tài trợ đối với phương án kinh doanh của KH (thường thì NH chỉ cho vay 70% nhu cầu vốn của cả phương án)
- Quy định của ngân hàng về mức cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ (chẳng hạn chỉ cho vay 50% giá trị TSBĐ là HTK, 80% giá trị TSBĐ là bất động sản, 50% giá trị TSBĐ là CP...)
- Giá trị HTK và giá trị CP được tính toán như thế nào, HTK theo giá hóa đơn, hay theo phương pháp giá trị ròng có thể thực hiện được (NRV), tương tự, CP được định giá theo giá trị thị trường hay mệnh giá, nếu theo giá trị trường thì tại thời điểm nào...

Về đánh giá mức độ rủi ro của TSBĐ thì các NH hiện nay đều cho rằng CP có mức độ rủi ro cao hơn HTK, tuy nhiên, theo mình thì nếu không có biện pháp QLRR tốt thì nhận TSBĐ là HTK có khi còn rủi ro cao hơn, vì nhận CP, sau khi đã định giá được giá trị CP, đã thực hiện phong tỏa, thì hoàn toàn yên tâm có thể xử lý được đám CP này, nhất là những CP ngân hàng đã lên sàn hiện nay. Còn HTK, rất dễ bị "lẫn" với HTK khác cùng loại khi để ở kho của KH, nếu thuê kho của bên thứ 3 cũng rất khó khăn trong việc quản lý, nhất là KH lại ở xa, khác tỉnh/TP, chưa kể đến việc doanh nghiệp cố tình lừa ngân hàng, mang đi thế chấp tại 2 ngân hàng (trường hợp Navibank đã từng dính...)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
E cảm ơn chị đã giải đáp giúp e, e sẽ tìm hiểu thêm về các quy định đó. Vì đây là một tình huống mở nên chắc đề bài muốn mình tự đặt giả thiết.

Chị cho e hỏi thêm về " Quy định của ngân hàng về mức tài trợ đối với phương án kinh doanh của KH (thường thì NH chỉ cho vay 70% nhu cầu vốn của cả phương án)". Cái này e thấy NH e thực tập đều cho vay tối đa nhu cầu của KH, mức cho vay không bị quy định % theo nhu cầu vốn mà chủ yếu dựa vào TSĐB và mục đích sd vốn hay phương án kinh doanh. E thắc mắc quy định như vậy có ý nghĩa gì không trong khi làm vậy người đi vay sẽ cảm thấy khó khăn vì phải vay từ nhiều nguồn mới đáp ứng đủ nhu cầu hay TSĐB khá lớn mà lại bị giới hạn mức vay. Còn " Quy định của ngân hàng về mức cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ (chẳng hạn chỉ cho vay 50% giá trị TSBĐ là HTK, 80% giá trị TSBĐ là bất động sản, 50% giá trị TSBĐ là CP...)" thì e thấy khá hợp lý để giảm thiểu RR cho NH.

Thêm nữa e muốn hỏi về biện pháp QLRR của CP đối với RR giảm giá hay RR trong tính thanh khoản của nó. Mong nhận được câu trả lời của chị ^^
 
E cảm ơn chị đã giải đáp giúp e, e sẽ tìm hiểu thêm về các quy định đó. Vì đây là một tình huống mở nên chắc đề bài muốn mình tự đặt giả thiết.

Chị cho e hỏi thêm về " Quy định của ngân hàng về mức tài trợ đối với phương án kinh doanh của KH (thường thì NH chỉ cho vay 70% nhu cầu vốn của cả phương án)". Cái này e thấy NH e thực tập đều cho vay tối đa nhu cầu của KH, mức cho vay không bị quy định % theo nhu cầu vốn mà chủ yếu dựa vào TSĐB và mục đích sd vốn hay phương án kinh doanh. E thắc mắc quy định như vậy có ý nghĩa gì không trong khi làm vậy người đi vay sẽ cảm thấy khó khăn vì phải vay từ nhiều nguồn mới đáp ứng đủ nhu cầu hay TSĐB khá lớn mà lại bị giới hạn mức vay. Còn " Quy định của ngân hàng về mức cho vay tối đa trên giá trị
TSBĐ (chẳng hạn chỉ cho vay 50% giá trị TSBĐ là HTK, 80% giá trị TSBĐ là bất động sản, 50% giá trị TSBĐ là CP...)" thì e thấy khá hợp lý để giảm thiểu RR cho NH.


Thêm nữa e muốn hỏi về biện pháp QLRR của CP đối với RR giảm giá hay RR trong tính thanh khoản của nó. Mong nhận được câu trả lời của chị ^^

Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/8136-Thao-...-va-Co-phieu-?p=56932#post56932#ixzz1nDGPQVUN

- Mình trả lời câu vì sao phải có vốn tự có nhé: Bất kỳ ngân hàng nào cũng yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có khi đưa ra một phương án nào đó mặc dù có thể giá trị tài sản đảm bảo dư thừa cho giá trị khoản vay đó. Bản thử tính xem mức độ rủi ro sẽ như thế nào nếu người đi vay không có vốn tự có? Và trong khi học về Tài chính cũng thế, phương án chỉ có thể cho vay sau khi đã trừ đi vốn tự có, vốn huy động khác
- Về QTRR đối với CP: Cái này tùy theo quy định của mỗi ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng thường đánh giá mức độ giảm giá hoặc tính thanh khoản của mỗi Danh mục Cổ phiếu mà Ngân hàng trong từng khoảng thời gian. Tương ứng với đó là tỷ lệ cho vay cũng là tính trên cơ sở mệnh giá mà thôi
 
- Mình trả lời câu vì sao phải có vốn tự có nhé: Bất kỳ ngân hàng nào cũng yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có khi đưa ra một phương án nào đó mặc dù có thể giá trị tài sản đảm bảo dư thừa cho giá trị khoản vay đó. Bản thử tính xem mức độ rủi ro sẽ như thế nào nếu người đi vay không có vốn tự có? Và trong khi học về Tài chính cũng thế, phương án chỉ có thể cho vay sau khi đã trừ đi vốn tự có, vốn huy động khác
- Về QTRR đối với CP: Cái này tùy theo quy định của mỗi ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng thường đánh giá mức độ giảm giá hoặc tính thanh khoản của mỗi Danh mục Cổ phiếu mà Ngân hàng trong từng khoảng thời gian. Tương ứng với đó là tỷ lệ cho vay cũng là tính trên cơ sở mệnh giá mà thôi

ý chết srrrr....mình nhầm. Mình hiểu 70% trên nhu cầu vốn vay của KH hihi nếu mà là nhu cầu vốn của phương án thì mình hok có thắc mắc j hết. Thanks bạn nhak ^^
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên