Sự ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) và KPI vào các ngân hàng Việt Nam

  • Bắt đầu Bắt đầu nhimbong
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Theo mình triển khai KPI khó là ở việc lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính, xác định các mức độ để chấm thẻ điểm.
Thứ 2 là thống nhất áp dụng từ trên xuống dưới, nhiều khi các sếp thì thờ ơ còn nhân viên thì ko hào hứng vì càng nhiều công cụ kìm kẹp
 
Bản thân mình thấy việc đưa KPI vào cách tính lương khá tiến bộ nhưng chỉ ở những tổ chức có thể giám sát khả năng làm việc thực sự của nhân viên qua hệ thống giao dịch. Hiện tại ngân hàng của mình đã áp dụng KPI và có rất nhiều nhược điểm:
1. Đầu tiên là về sự không công bằng. KPI tính theo mức độ hoàn thành công việc nhưng không tính đến khía cạnh người lao động đã bỏ ra bao nhiêu công sức để làm việc đó. Sự không công bằng tất nhiên là ở đâu cũng có, và làm sếp thì có quyền lợi cao hơn do nhiều trách nhiệm hơn. Nhưng khi lương nhân viên làm quần quật ko bằng phần lẻ của người ngồi không thì cũng nên xem lại. Mình nói rõ là ko phải ai cũng ngồi ko, chỉ là một bộ phận không nhiều mà cũng không ít.

2. Mức độ hoàn thành công việc chưa thể đo lường trực tiếp qua máy móc mà chủ yếu theo cảm tính. ở NH mình thủ quỹ đo năng suất bằng cách ...tự khai, GDV thì người làm ít kê nhiều thực sự không thể chính xác được 1 người 1 ngày làm bao nhiêu món.

3. Các chỉ tiêu đo lường chưa thống nhất, muốn kê gì thì kê

4. Các chỉ tiêu O mình thấy tùy vào lòng hảo tâm của sếp.

5. Có 1 tâm lý như sau "sếp làm có nhiu % đó, hông lẽ mày làm nhiều hơn sếp, hạ điểm xuống!" Thực tế là, cho dù sếp đạt 56% thì lương cũng gấp 4 5 lần đứa nhân viên làm bộ phận hỗ trợ đạt 96%

6. Càng làm lâu bạn càng lỗ. Ko còn lưong thâm niên nữa, tín dụng mới làm 3 năm KPI 60% có thể gần bằng kế toán trưởng. Và trách nhiệm, công việc của mỗi bên ra sao chắc ai cũng hiểu

Sơ sơ những gì mình tạm nghĩ được. Mình thấy KPI cũng khá tốt, nếu thực hiện nghiêm túc chắc sẽ có chiến tranh vì ai cũng tranh nhau làm hihi

Mà chuyện đó thì còn khá lâu mới xảy ra (ở nơi mình đang làm)
 
Bên mình áp dụng BSC từ những năm 2007-2008 và cho đến tận giờ sau 5 năm áp dụng thì cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu của việc áp dụng BSC. Bản thân mình là người theo dự án BSC, cũng được chuyên gia của nước ngoài đồng hành cùng trong vài năm đầu tiên nên cũng ít nhiều được gọi là có kinh nghiệm. Do vậy, mình chia sẻ với các bạn mấy nội dung như thế này:
1. Việc áp dụng BSC phải được sự quan tâm cực kỳ sâu sát của các lãnh đạo đặc biệt là Lãnh đạo cấp cao (cái này giống mọi hoạt động khác) nhưng ngoài ra còn là sự quan tâm có tâm huyết của các Lãnh đạo cấp trung và đầu mối BSC tại các bộ phận trong việc thiết kế và hình thành bộ báo cáo BSC đầu tiên, sửa đổi và hoàn thiện về sau này nữa. Người phụ trách chính BSC của ngân hàng ko thể bao quát hết được các nghiệp vụ của ngân hàng và cũng ko thay được lãnh đạo trong việc thiết lập các yêu cầu đâu, nên đừng kỳ vọng quá nhiều vào họ ;;)
2. Các báo cáo BSC phải đọc được. Cái này thì tùy từng ngân hàng, có ngân hàng các Lãnh đạo pừ rồ rồi thì ko phải bàn. Nhưng với ngân hàng nào mà LĐ ko chuyên thì nên thiết kế đơn giản, dễ hiểu ... thậm chí nếu ko đọc được trên BSC thì viết ra thành báo cáo ;))
3. Các nội dung đọc được của báo cáo phải được rút ra thành các hành động và được thực thi, kiểm tra và đánh giá thường xuyên liên tục
(các bạn chờ trong các phần sau nhé, mình đi họp đã)
 
Bổ sung thêm:
Mình nghĩ rằng, để xây dựng KPI cả 4 yếu tố một cách toàn diện, trước hết, cần làm rõ về mô tả công việc (Job description) và lộ trình công danh (Career path).
Chứ KPI mỗi người tự kê như hiện nay ko có nhiều ý nghĩa lắm.
 
Việc xây dựng BSC và KPIs khó rồi, không chính xác rồi, và các đơn vị sẽ sử dụng việc áp tỷ lệ xếp loại. Và tỷ lệ thì vô cùng, phụ thuộc vào cảm tính, quan điểm của người xây tỷ lệ.
Cái sự đánh giá còn nhiều gian truân lắm các bạn ạ.
 
Mình thấy KPI và BSC là các công cụ rất hay để đánh giá nhân viên, khi ứng dụng, mình thấy có một số khó khăn như sau:
- BSC bao gồm 4 yếu tố F, C, O, P, tuy nhiên, yếu tố F và C khó có thể lượng hóa với các bộ phận Back offic và Middle 2 yếu tố này chỉ phù hợp với bộ phận Front.
- Lượng hóa các yếu tố O và P cho Back office cũng rất khó khăn, các chỉ tiêu lượng hóa thường ko sát với thực tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá đều phải thông qua sếp duyệt, vì vậy, vẫn có những yếu tố chủ quan trong đánh giá. sếp quý ai thì điểm KPI cao là chuyện thường.

Hì, duyệt điểm KPI mỗi tháng qua trưởng phòng, cao quá bị đẩy lại ngay, rồi mới đến lượt sếp, chả biết có qua nổi 2 vòng sếp ko, quý quý thì chắc cũng chỉ qua đc vòng 1 :D
 
Bạn nào đã từng triển khai KPI theo mô hình BSC mở rộng chưa. Chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm của các bạn đi.
Theo mình để triển khai thành công được cần phải có sự phối hợp, quyết tâm của tất cả mọi người trong ngân hàng từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên.
Phải xây dựng được bộ KPI thích hợp làm sao cho việc làm theo và khai báo kết quả KPI là việc rất thoải mái, tự nguyện chứ ko phải ép buộc. trong trang này cũng có rất nhiều tài liệu, kinh nghiệm triển khai thành công http://kpionline.vn/kien-thuc-kpi-bsc
 
Thêm nữa để triển khai thành công cần 1 công cụ phần mềm tốt hỗ trợ thực hiện việc này sẽ rất hiệu quả
 
Mình đc biết chỉ tiêu F là Final/tài chính, C là Custumer/KH, P là Process/QT, nhưng O là gì ấy nhỉ?

Mình thấy KPI và BSC là các công cụ rất hay để đánh giá nhân viên, khi ứng dụng, mình thấy có một số khó khăn như sau:
- BSC bao gồm 4 yếu tố F, C, O, P, tuy nhiên, yếu tố F và C khó có thể lượng hóa với các bộ phận Back offic và Middle 2 yếu tố này chỉ phù hợp với bộ phận Front.
- Lượng hóa các yếu tố O và P cho Back office cũng rất khó khăn, các chỉ tiêu lượng hóa thường ko sát với thực tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá đều phải thông qua sếp duyệt, vì vậy, vẫn có những yếu tố chủ quan trong đánh giá. sếp quý ai thì điểm KPI cao là chuyện thường.
 
Back
Bên trên