Sai quy trình Giao Dịch Bảo Đảm mong mọi người giúp đở!

  • Bắt đầu Bắt đầu kakun159
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Uhm em cũng đang lo lắng trong bụng

K biết KH sao với S mà S bảo em làm vậy....

Ở đây em tái cấp HM cho KH, giống như làm lại một hợp đồng mới sau khi HĐ củ tất toán.

Tình hình hiện giờ tóm lại là: Khách hàng đã ký hoàn tất tất cả hồ sơ cho một khoản vay mới. đăng ký GDBĐ đầy đủ. Nhưng Khoản vay củ hiện khách hàng sẻ tất toán vào tuần tới.... và cũng mai là trong HĐTC có để là VIỆC THẾ CHẤP SẺ KÉO DÀI CHO TỚI KHI KH THANH TOÁN HẾT MỌI NGHIA VỤ VỚI NH.

NHƯNG EM KHÔNG BIẾT GIẢI TRÌNH SAO KHI BỊ KIỂM TỚI CÁI HỒ SƠ NÀY NỮA... MỚI ĐI LÀM MÀ DÍNH MẤY CÁI "ĐEN THUI" NÀY ...^:)^
 
400tr dư nợ mà vất vả dữ vậy. Mẫu món này ko trọng yếu. Đừng quá lo lắng nhé.
 
trường hợp này mình nghĩ là đáo hạn rồi nếu là đáo hạn sao ko làm cho vay bổ sung cho nó tiện chỉ thế chấp bổ sung thôi việc gì phải xóa rồi đăng ký lại trường hợp này bạn nên cẩn thận lở khách hàng mà quá hạn thì bạn hơi mệt đó
 
Theo mình là bạn này mới đi làm nên bị sếp gài rồi. Làm như vậy là sai nguyên tắc vì khi KH chưa tất toán thì không thể giải chấp.Mà mình thắc mắc là muốn xóa ĐK giao dịch đảm bảo phải có chứng nhận của NH là khách hàng đã tất toán, vậy mà bạn vẫn giải chấp được khi khách hàng còn dư nợ. Lần sau sếp có nói ji cũng phải nghiên cứu kĩ quy trình, mình phải tính an toàn cho mình trước đã nhé.
 
Do giấy xóa thế chấp đã có mọc có dấu của Sếp làm sẵn rồi, gởi hồ sơ về để khi KH tất toán thì làm hồ sơ lại cho KH một cách nhanh nhất có thể.
Em mới vô làm, Sếp hối thúc chạy k kịp, dù có nắm quy trình cũng k dám cãi sếp nữa. giờ chỉ còn cách tìm lý do giải thích hợp lý tại sao làm như vậy ... ?
 
Ở đây đã có vấn đề giữa S với KH, bạn nên lưu ý trường hợp này không có ngày ra tòa đó,tốt nhất là cứ ghi vào nhật ký công việc là S bảo làm,tính đường an toàn cho mình là hơn. Nếu ko có vấn đề thì không ai dám làm kiểu này đâu.
 
Kính thưa các loại ... kính.....

Hợp đồng thế chấp có hiệu lực khi các bên tham gia ký kết và được chứng thực (thậm chí hợp đồng có hiệu lực khi không cần chứng thực (Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính; trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Dân sự.)

Điều 350 Bộ luật Dân sự quy định bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây: Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này.

-> Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, đăng ký thế chấp tài sản (một trong các biện pháp bảo đảm) có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc.
-> Việc đăng ký GDĐB để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, không liên quan đến việc xác định khoản vay có tài sản thế chấp hay không hay không.

Về quy trình: Mỗi đơn vị có quy định riêng. Khoản vay còn dư nợ vẫn được xóa và đăng ký lại, quan trọng là quy định thôi (Bên mình quy định là việc đó phải được làm trong cùng một ngày)-> Bạn nên xem lại quy trình của bên bạn. Nếu có quy định đó có thể "xử lý kỹ thuật" (điều chỉnh ngày đăng ký chẳng hạn).

Cách tốt nhất không phiền hà, không rủi ro là: Xóa mọi dấu vết -> Tất toán vay lại
 
Tất toán đi, khoản vay đã tất toán có nghĩa là hết rủi ro. hì hì. KTNB và Thanh tra chả ai mất thời gian đi xem khoản tất toán làm gì. Mình cũng đã từng tư vấn mấy vụ vi phạm ở NH mình là... tất toán đi là xong hết. Bạn biết là sai mà vẫn làm thì nói chung là khó tránh khỏi sẽ bị có trách nhiệm, nhưng trong trường hợp này có thể thông cảm vì bạn không cố ý. Còn xếp bạn chỉ đạo như vậy là xếp sai nhân viên làm sai, thấu đáo ra nên có biện pháp bảo vệ mình bằng cách xem lại quy trình và báo cáo xếp như thế chưa hợp lý. Vẫn bị chỉ đạo phải làm thì mình cũng coi như đã biết là sai rùi nên ghi âm lại lần sau có cái mà làm bằng chứng. hì hì. vài tối kiến các bạn tham khảo nhé.
 
Bên mình vẫn có thể làm như vậy (làm trong ngày) và trong đơn xóa DKGDBĐ thì ghi rõ là" thay thế giao dịch đảm bảo đã đăng ký bằng giao dịch đảm bảo khác " để cho thủ tục được hoàn thiện...Chả có gì sai cả
 
Kính thưa các loại ... kính.....

Hợp đồng thế chấp có hiệu lực khi các bên tham gia ký kết và được chứng thực (thậm chí hợp đồng có hiệu lực khi không cần chứng thực (Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính; trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Dân sự.)

Điều 350 Bộ luật Dân sự quy định bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây: Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này.

-> Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, đăng ký thế chấp tài sản (một trong các biện pháp bảo đảm) có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc.
-> Việc đăng ký GDĐB để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, không liên quan đến việc xác định khoản vay có tài sản thế chấp hay không hay không.

Về quy trình: Mỗi đơn vị có quy định riêng. Khoản vay còn dư nợ vẫn được xóa và đăng ký lại, quan trọng là quy định thôi (Bên mình quy định là việc đó phải được làm trong cùng một ngày)-> Bạn nên xem lại quy trình của bên bạn. Nếu có quy định đó có thể "xử lý kỹ thuật" (điều chỉnh ngày đăng ký chẳng hạn).

Cách tốt nhất không phiền hà, không rủi ro là: Xóa mọi dấu vết -> Tất toán vay lại

Nghe cái này có vẻ nhức đầu nhỉ?
 
Back
Bên trên