Rủi ro từ đăng kí kinh doanh

  • Bắt đầu Bắt đầu YBC
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

YBC

Verified Banker
Dear all Banker,

Tình huống này được post lên trên diễn đàn chung từ lâu rồi nhưng mà đến thời điểm này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng, post lại lên đây để các banker thảo luận nhé!

Tình huống đặt ra như sau:


Công ty A là công ty cổ phần đến vay vốn ở 1 ngân hàng X, thế chấp bằng chính tài sản của cổ đông lớn nhất trong công ty.

Đăng kí kinh doanh khách hàng cung cấp lần đầu tiên cho Ngân Hàng là đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 1 ngày 21/06/2011 trên đó thể hiện 8 cô đông góp vốn của công ty gồm cả chủ tài sản. Biên bản họp hội đồng cô đông của công ty (về việc ủy quyền người kí kết giao dịch với NH X) kí ngày 01/11/2011 có chữ kí của 8 cô đông như trên đăng kí kinh doanh mà khách hàng cung cấp.

Căn cứ vào quy định nhận TSBD, tỷ lệ góp vốn và biên bản họp hội đồng thành viên, ngân hàng X đã nhận tài sản thế chấp của cổ đông lớn nhất công ty (theo ĐKKD khách hàng cung cấp) Ngày 1/12/2012 chuyên viên hỗ trợ tín dụng hướng dẫn khách hàng đi kí công chứng ở phòng công chứng. Công chứng viên đối chiếu hợp đồng thế chấp TSBD và giấy đăng kí kinh doanh gốc phát hiện ra ĐKKD hiện tại của khách hàng thay đổi lần thứ 2 ngày 01/08/2011.

Thông tin đó được chuyển lại cho chuyên viên phụ trách soạn thảo hợp đồng thế chấp TSBD , hợp đồng được soạn thảo lại, thay đổi thông tin về đăng kí kinh doanh của khách hàng, cán bộ công chứng đã công chứng việc thế chấp tài sản bảo đảm cho khách hàng. Sau đó khoản vay của khách hàng đã được giải ngân bình thường vào ngày 15/12/2012. Chuyên viên khách hàng yêu cầu KH bổ sung lại đăng kí kinh doanh bản mới nhất để lưu hồ sơ.


  • Phát hiện thứ nhất: Khi lưu hồ sơ CVKH phát hiện ra trên ĐKKD mới nhất những thành viên góp vốn của công tybao gồm 7 cô đông trong đó không có chủ tài sản. Lúc kí công chứng, chuyên viên soạn thảo hợp đồng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, công chứng viên đã không phát hiện ra có sự khác biệt về cô đông góp vốn giữa biên bản họp HDCĐ và giấy đăng kí kinh doanh.
  • Phát hiện thứ hai: chữ kí của chủ tài sản không giống với chữ kí ở trên Biên bản họp HĐCĐ mà công ty cung cấp.

Với tình huống trên thì theo bạn:


  1. Những rủi ro mà Ngân hàng X có thể gặp phải là gì?
  2. Nếu bạn là CVKH trong tình huống trên bạn sẽ xử lý như thế nào?
  3. Kinh nghiệm bạn rút ra từ tình huống trên là gì?

Các thức tham gia thảo luận:

  1. Mọi quan điểm, ý kiến thảo luận các bạn comment tại ngay topic này (không lập topic mới)
  2. Phần thưởng dành cho Ubers có câu trả lời tốt nhất là 10.000 Tín dụng (được tổng kết vào Chủ nhật hàng tuần)
  3. Lưu ý: Việc đánh giá câu trả lời tốt nhất sẽ do Ban cố vấn của U&Bank đảm nhận :)
 
Mình chưa hiểu được động cơ của Công ty? Công ty "gian lận" như thế thì được gì? Mà rõ ràng nếu có ý gian lận thật thì đã không làm cách này bởi vì họ đã đưa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 rồi cơ mà, do cán bộ tín dụng cùi bắp không soi kỹ thôi :)) Mà nếu bảo do nhầm lẫn thì cũng không hợp lý lắm.
Thời điểm ghi trên biên bản họp và thời điểm Công ty đăng ký thay đổi lần 2 cái nào có trước cái nào? Nếu là biên bản họp có trước thì có cần ký lại hay không?
Ông B rút vốn theo hình thức nào? - Công ty mua vào cổ phiếu quỹ (trường hợp này làm giảm khoản mục vốn đầu tư của chủ xuống, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Công ty, không biết là trong tờ trình thẩm định có lưu ý hay không)hay ông B chuyển nhượng cho người khác.
Do ông B là chủ tài sản và đã ký vào hợp đồng giao dịch bảo đảm rồi thì việc ông B có là thành viên hội đồng quản trị hay không không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của ngân hàng khi xử lý tài sản. Còn việc ảnh hưởng tới động lực trả nợ của Công ty như Toàn nói thì mình nghĩ thế này:"Chắc ông B là thằng ngu vì tự nhiên đưa tài sản của mình ra bảo đảm cho 1 bọn đéo liên quan gì đến mình nữa =)))" Chắc ông này cũng là cha anh chú bác gì đó của các bạn còn lại trong Công ty thôi.

like! Thô tí nhưng mà chuẩn! hihi!
 
Mình chưa hiểu được động cơ của Công ty? Công ty "gian lận" như thế thì được gì? Mà rõ ràng nếu có ý gian lận thật thì đã không làm cách này bởi vì họ đã đưa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 rồi cơ mà, do cán bộ tín dụng cùi bắp không soi kỹ thôi :)) Mà nếu bảo do nhầm lẫn thì cũng không hợp lý lắm.
Thời điểm ghi trên biên bản họp và thời điểm Công ty đăng ký thay đổi lần 2 cái nào có trước cái nào? Nếu là biên bản họp có trước thì có cần ký lại hay không?
Ông B rút vốn theo hình thức nào? - Công ty mua vào cổ phiếu quỹ (trường hợp này làm giảm khoản mục vốn đầu tư của chủ xuống, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Công ty, không biết là trong tờ trình thẩm định có lưu ý hay không)hay ông B chuyển nhượng cho người khác.
Do ông B là chủ tài sản và đã ký vào hợp đồng giao dịch bảo đảm rồi thì việc ông B có là thành viên hội đồng quản trị hay không không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của ngân hàng khi xử lý tài sản. Còn việc ảnh hưởng tới động lực trả nợ của Công ty như Toàn nói thì mình nghĩ thế này:"Chắc ông B là thằng ngu vì tự nhiên đưa tài sản của mình ra bảo đảm cho 1 bọn đéo liên quan gì đến mình nữa =)))" Chắc ông này cũng là cha anh chú bác gì đó của các bạn còn lại trong Công ty thôi.

Nếu mà để ĐKKD mới, chủ TS không liên quan đến công ty thì Ngân hàng đời nào cho vay, cho nên KH phải giấu cái ĐKKD mới chắc là mục đích thế.

Việc xử lý TSĐB khi không trả được nợ khá phức tạp và tốn tiền, cả người vay và NH đều không muốn.
Cho nên mình vẫn thích hướng đến phương án kinh doanh hiệu quả, tư cách khách hàng tốt, có trách nhiệm.
Còn TSĐB chỉ là cái bất đắc dĩ mới sờ vào thôi.
 
Một điểm nữa là, không biết chỗ khác thế nào chứ chỗ mình khi công chứng hợp đồng thế chấp, công chứng viên chỉ quan tâm 3 điều:
1/ Bên thế chấp (theo tên, số CMND ghi trong hợp đồng) đúng là chủ tài sản (dựa vào sổ đỏ, đăng ký xe,...)
2/ Thằng ngồi ký trước mặt mình đúng là bên thế chấp (dựa vào CMND, hộ khẩu,..)
3/ Nghĩa vụ bảo đảm là bao nhiêu để tính phí

Còn xin lỗi nó quan tâm quái gì đến bên có nghĩa vụ, đăng ký kinh doanh với chả chữ ký, biên bản =))
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Muốn đi uống bia lắm rồi đây :D
Mình xin được trình bày quan điểm của mình về tình huống này. Ở đây mình nghĩ chúng ta xét ở trường hợp chuyên viên khách hàng trong sạch, không cấu kết với khách hàng để dẫn đến tình huống trên, còn nếu chuyên viên đã cấu kết, cố tình thì YBC chắc đã không đặt câu hỏi số 2 “nếu là chuyên viên trong tình huống trên thì bạn sẽ làm gì?”\

Theo mình đầu tiên phải xem xét những điểm sau:

Thứ nhất: Ngân hàng X có quy định về việc nhận TSBĐ của bên thứ 3 mà chủ tài sản không phải là thành viên góp vốn hay không? Nếu có thì ta xét tiếp vấn đề, nếu không thì tình huống có vẻ phức tạp hơn nhiều rồi đấy :D
Thứ hai: Xem tiếp người được công ty A ủy quyền kí kết các giao dịch với Techcombank có phải là người đại diện theo pháp luật của công ty như trên đăng kí kinh doanh mới nhất hay không? Nếu không thì … :D
Sau khi xem xét 2 điểm trên thì mình nghĩ như sau:

1. Rủi ro của ngân hàng X đó là rủi ro về mặt pháp lý, khi mà có thành viên không có thẩm quyền kí vào biên bản họp HĐTV dẫn đến BBH HĐTV vô hiệu, dẫn đến việc ủy quyền kí kết các giao dịch với NH X vô hiệu, các văn bản đã được kí kết (hợp đồng tín dụng…) với ngân hàng X không có giá trị pháp lý. Nhưng nếu trên ĐKKD thể hiện người được ủy quyền là người đại diện theo pháp luật thì sự việc nhẹ nhàng hơn rồi :D
2. Nếu mình là chuyên viên khách hàng trong tình huống trên thì:
Báo cáo ngay lập tức với cấp trên
• Âm thầm kiểm tra mục đích của khách hàng tại sao lại xảy ra vấn đề trên? (vô tình hay cố ý) Tình hình hoạt động SXKD của khách hàng hiện tại nthn? Tại sao cổ đông lớn nhất lại rút vốn khỏi công ty? Hiện trạng của TSBĐ nthn?
• Hoàn thiện lại toàn bộ hồ sơ theo đúng quy định (bổ sung lại BBH HĐTV…) lưu kho cẩn thận.
• …. (cả nhà góp ý tiếp nhé)
3. Bài học và kinh nghiệm rút ra trong tình huống này khá nhiều, mình thấy mọi người cũng đã nêu được vài điều, trong đó có việc kiểm tra ĐKKD như anh Hưng có trình bày, mình muốn bổ sung thêm đó là nếu khách hàng đưa cho mình bản gốc của ĐKKD cũ giống như bản photo chứng thực đã gửi ngân hàng thì vẫn có cách để kiểm tra :D Cả nhà đóng góp ý kiến thêm để hôm sau đi uống bia cho nó xôm :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cuối tuần này em phải đi Hòa Bình với cả chi nhánh rồi
Các bác bia bọt thì cứ thư thư nói cho nó xong vấn đề đã nhé, cuối tuần sau anh em gặp nhau làm phát. :D :D
 
đã comment lâu trên FB, tuy nhiên giờ mới vào được dannganhang

‎- ĐKKD Mới nhất là 01/08/2011: có 7 cổ đông góp vốn (giảm 1 cổ đông so với ĐKKD cũ); Biên bản họp hội đồng quản trị( đối với công ty CP) V/v vay vốn NH ký ngày 01/11/2011(sau ngày có hiệu lực của ĐKKD ngày 01/08/2011): có 8 cổ đông và 1 cổ đông có dấu hiệu chữ ký giả (chủ tài sản thế chấp) --> Biên bản không hợp lệ, có dấu hiệu lừa đảo( trong biên bản còn có chữ ký của đại diện pháp luật cùng con dấu công ty xác nhận các chữ ký trên là đúng của các thành viên)--> Mọi hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ và hợp đồng thế chấp của Công ty ký với Ngân hàng đều vô hiệu --> Rủi ro mất vốn
- Trong quá trình ký hợp đồng thế chấp và Đăng ký giao dịch đảm bảo: sẽ có 3 bên chủ thể: Chủ tài sản, Ngân hàng và bên vay (công ty A) vì vậy, chủ tài sản vẫn đồng ý dùng tài sản của mình bảo đảm cho khoản vay của công ty A tại Ngân hàng. Như vậy, chỉ có chủ thể đại diện cho công ty A (theo biên bản họp HĐQT) không hợp lệ --> Hợp đồng vẫn vô hiệu. Có nghi vấn thêm là chủ tài sản và công ty có móc ngoặc với nhau.
- Tuy vậy, Ngân hàng đã giải ngân xong ngày 15/12/2012 --> NH chỉ còn cách giải quyết hậu quả phù hợp nhất mềm dẻo và linh hoạt:

+ Bằng mọi cách phải ký lại được Biên bản họp hội đồng cổ đông có đủ 7 cổ đông theo ĐKKD mới và có xác thực chữ ký của đại diện pháp luật công ty.
+ Ký lại hợp đồng thế chấp công chứng( trong hợp đồng thế chấp đã có nêu rõ sự tự nguyện của chủ tài sản dùng Tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay của công ty A tại NH và NH có quyền xử lý theo luật khi bên vay không trả nợ được), HĐ tín dụng, khế ước(back date).
- Nếu làm chặt chẽ từ đầu, Nên từ chối khoản vay, và xác định khách hàng không có thiện chí làm việc với Ngân hàng, có thể tiềm ẩn khả năng nợ xấu cao.
- Không loại trừ khả năng CV QHKH có thể móc nối việc này với khách hàng. Tuy nhiên, như vậy thì đánh giá nghiệp vụ kém và sẽ phải trả giá xứng đáng.
 
Theo mình nghĩ.
1. Ngân hàng X chỉ chịu rủi ro duy nhất là Cty A không trả được nợ và phải tiến hành phát mãi tài sản vì theo thông tin như trên thực chất khoản vay này là cho cty A vay dùng tài sản đảm bảo của bên thứ 3.
2. Trường hợp này CV QHKH yêu cầu Cty A giải trình sự khác biệt của các lần đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, trường hợp cty bất hợp tác tiến hành thu hồi nợ trước hạn và báo cáo về bộ phận pháp lý chứng từ để họ đưa ra hướng xử lý.
3. Nếu khách hàng đã cố tình gian dối thì đành chấp nhận.
 
1/ rủi ro về pháp lý phía NH vì khi mà Biên bản họp HĐCĐ vô hiệu thì HĐTD và HĐTC sẽ vô hiệu vì ng đại diện KH ký các hđ là theo Biên bản họp mà giờ biên bản họp k có hiệu lực>>>> các HĐ đã ký vô hiệu>>> NH có khả năng mất vốn
2/ Báo cáo cấp trên, hỏi phòng Pháp chế để xem hướng giải quyết sớm, có thể báo CA ngay vì có dấu hiệu lừa đảo.
3/ kiểm tra tất cả giấy tờ gốc trước khi thực hiện ký các HĐ.
 
Thường khi mình đi công chứng thì công chứng viên và mình sẽ kiểm tra kỹ các giấy tờ pháp lý bản gốc của bên thế chấp, bên vay, ngoài ra bên dn thì biên bản họp cũng sẽ đc kiểm tra kỹ để đảm bảo đc hội đồng cty đã đồng ý cho cty vay bn tiền tại nh trong thời hạn bn, đồng ý cho ai đứng ra làm đại diện để giao dịch với ngân hàng. TH bạn nói mình nghĩ khi biên bản họp đã không tương ứng theo đăng ký kinh doanh thì sẽ dẫn đến vô hiệu, khi đó hợp đồng thế chấp cũng sẽ vô hiệu theo vì ko có giấy tờ nào chứng minh công ty đã đồng ý cho ông nào đó ký hợp đồng thế chấp vay với ngân hàng. TH theo mình có vẻ là rất gay go, nên hỏi ý kiến xếp hoặc ai đó khác để tìm cách giải quyết :(
Còn về phần chữ ký, mình cũng có một thắc mắc là kh chả đăng ký chữ ký ở đâu, làm sao mà mình biết là chữ ký nào của nó là đúng (ngoài cái chữ ký trên tài khoản), như hợp đồng thế chấp khi công chứng mình thường yêu cầu bên công chứng làm cho mình một bản có vân tay cho chắc, nhưng còn hợp đồng td, giấy nhận nợ với các giấy tờ khác mình ko biết làm sao mà đảm bảo đc tính pháp lý??? Mong mng góp ý.
 
Back
Bên trên