Rủi ro trong quản lý dòng tiền cho khi vay

vohoangchuong2006

Verified Banker
Dear mọi người,

Sắp tới mình sẽ làm 1 hồ sơ hạn mức khoảng 100 tỷ cho 1 khách hàng chuyên về XNK xăng dầu, gạo, và thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên doanh thu phần lớn là ở mảng kinh doanh thẻ cào, lại ko liên quan đến XNK.

Sự việc như sau:

Công ty A này đem 7 căn nhà mặt tiền đến NH mình để thế chấp và muốn có hạn mức 100 tỷ để kinh doanh và yêu cầu ban đầu chỉ là mở Bảo lãnh thôi (chưa bit khách hàng có yêu cầu thêm cho vay hay ko? nhưng chắc là sẽ có :(

Quy trình hoạt động chính của Cty như sau (mình chỉ nói mảng kinh doanh thẻ cào điện thoại thôi nhé vì đây là mảng phát sinh rủi ro)
- Khách hàng mua thẻ cào từ Mobile, Vietel... với số lượng rất lớn. Sau đó, đem phân phối lại cho các đại lý nhỏ lẻ ở khắp các tỉnh thành và thu tiền mặt ngay.
- Khách hàng chỉ mua thẻ từ Mobile, Vietel khi có đầu ra sẵn sàng --> an toàn về đầu ra.
- Mobile, Viettel đồng ý cho KH thanh toán chậm tiền mua thẻ cào trong vòng 18 ngày và phải có Bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng (NH mình đó)
- Trong lúc gặp gỡ KH, KH có hơn "sì tu pid" chút vì lỡ nói ra 1 vài bí mật như sau: Khách hàng khi bán thẻ cào sẽ thu tiền mặt ngay, do đó vòng quay khoản phải thu của Khách hàng là cực nhanh + Mobile, Vietel cho thanh toán chậm 18 ngày --> Sau khi thu tiền xong, KH sẽ dùng tiền đó trong thời gian chưa phải trả nợ cho Mobile, Vietel để mua BĐS. KH nói: nhắm vào những căn nhà tốt, giá tốt để mua, có lời khoản 200-300 triệu là bán ngay. Tất cả diễn ra trong vòng 18 ngày đó :(
- Ngoài ra, để xác minh lời nói KH, mình căn cứ thêm vào các tài sản KH sẽ thế chấp cho NH mình: Toàn là nhà mặt tiền, vị trí đẹp, giá trị khá cao --> việc KH dùng tiển để kinh doanh BĐS có thể là có thật.

Và rủi ro của NH mình là: Nhỡ KH dùng tiền chưa phải thanh toán cho Mobile, Vietel trong vong 18 ngày để kinh doanh BĐS nhưng lại ko bán kịp, vốn bị chôn 1 thời gian thì sao? Lúc đó, NH mình phải thay KH thanh toán cho Mobile, Vietel vì đã phát hành BL thanh toán. Lúc đó NH mình có muốn đòi tiền của KH cũng ko dc vì nó đã chôn vào BĐS. Có nhiều bạn nói TS thế chấp của KH quá tốt rồi còn lo gì ...!!!! Tuy TS tốt nhưng xử lý nó có dễ ko, rồi phát sinh tùm lum thứ nhức cái đầu về pháp lý, kiện tụng...

Vì thế, muốn xin ý kiến các anh chị, các bạn về việc quản lý dòng tiền bán hàng của Công ty này. Làm sao đây?????? :(

Thanks các anh chị,

Mình đang cần gấp, mọi người giúp dùm nhé.
 
Mình đọc lướt qua và chỉ có vài ý đóng góp:
1) Xác định pháp lý rõ ràng của các bất động sản khách hàng thế chấp và ngày, tháng, năm chuyển nhượng để biết bđs này có từ khi nào (mới đây thì có thể là khách hàng kinh doanh --> lúc này nảy sinh vấn đề nữa, khách hàng có thể đã không bán được các bđs này, ai lại để tồn 7,8 cái như vậy????)
2) Kinh nghiệm kinh doanh bđs của khách hàng? Vì nghề bđs không phải là nghề dễ ăn, dễ làm....Lấy gì khẳng định trong 18 ngày tất cả các thủ tục pháp lý hoàn tất và lấy gì khẳng định trong 18 ngày đó, khách hàng có thể lời 200,300 triệu --> Lợi nhuận siêu ngạch???
3)Khách hàng chỉ bán thẻ cào cho đại lý? Vậy đầu ra mỗi hợp đồng/mỗi lần giá trị bao nhiêu, nó lớn đến đâu mà khách hàng có đủ tiền để mua bất động sản? Phải xem lại các hợp đồng, các nghĩa vụ thuế liên quan.
4) Lĩnh vực kinh doanh thẻ chính của khách hàng không phải là lĩnh vực quá rủi ro hay phức tạp, nhưng vẫn cần xem tình hình kinh doanh qua các tháng, quý, năm của khách hàng như thế nào? để xem nghề này có ổn định không? khách hàng có chủ động đi tìm đầu ra mới hay không? hay chấp nhận những đại lý hiện hữu. Vì? Việc bán thẻ này liên quan đến chiết khấu, nếu như các đại lý tìm được đối tác khác chiết khấu tốt hơn thì sẽ bỏ ngay, k gắn bó gì đâu.
5) Nghề này dòng tiền luân chuyển thường xuyên, do đó xem thử lượng tiền mặt khách hàng có lớn không? Cần có tỷ lệ ký quỹ bảo lãnh nhất định để phòng rủi ro.
 
Tài sản tốt để làm gì nếu mục đích vay "không tốt" và không có căn cứ trả nợ rõ ràng. Mình đâu phải là người đi lo bán tài sản để lấy lại tiền? Bạn nên xem lại kỹ mục đích của họ đi. 100 tỷ chứ có phải 1 tỷ đâu. Người ta nói cái ý tưởng dùng tiền để đầu tư BĐS đấy là mình đã thấy không ổn rồi. Tóm lại bạn xem lại hồ sơ vay đi, nghe qua đã thấy không ổn rồi, căn cứ hạn mức 100 tỷ của bạn thế nào nữa?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình cũng cảm nhận hồ sơ không ổn chút nào? Bạn nên xem xét cho cẩn thận. Việc khách hàng chiếm dụng vốn của đối tác đem đầu cơ BĐS là không thỏa đáng chút nào ? bạn nên xem xét khách hàng thanh toán với Mobil, vietel,.. qua tài khoản thanh toán nào ? yêu cầu khách hàng cung cấp sao kê tài khoản này ?. TSĐB của khách hàng tốt nhưng bạn nên tự hỏi 07 TSĐB kia là do khách hàng ứ đọng lại hay là mua mới. Bên cạnh đó bạn kemcay2000 bạn cần phải xem xét thật kỹ tình trạng pháp lý của các BĐS hiện tại?. Hạn mức 100 tỷ để cho vay (chắc chắn là có)+ Bảo lãnh, với tình hình thị trường BĐS như hiện nay, trên quan điểm cá nhân, hồ sơ này mình khuyên bạn nên từ chối.
 
mà mình cũng thắc mắc thế này, doanh thu hàng năm, giá vốn hàng năm thế nào mà lại có hạn mức tới 100 tỷ VND? Chỉ là bán card cho các đại lý thôi thì cần gì hạn mức bảo lảnh lớn quá vậy
 
Dear mọi người,

Mình cũng chỉ đang xem xét TSĐB và yêu cầu của hạn mức của KH. Mình mới đi xem thêm tài sản của KH này nữa :( lần này là 2 miếng đất: 1 ở Nhơn Trạch, 1 nằm trong KCN Nhơn Trạch. KH lại đưa thêm TS vào ??? Để tối nay mình xem thêm BCTC những năm gần đây rồi update tình hình cho mọi người. Mình cũng muốn xin ý kiến các anh chị có kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro và đồng thời post lên các case như thế này cho a e trau dồi kinh nghiệm :) Do NH mình có rất nhiều KH nên chắc là sau này mình sẽ post hết tất cả các KH mình chịu trách nhiệm cho mọi người cùng thảo luận cho vui. Hy vọng nhận đc sự quan tâm của mọi người.

Trân trọng

Mình sẽ post thêm thông tin sớm nhất.
 
post thoải mái tình huống, chỉ cần giấu tên khách hàng là được, làm như vậy vừa có trách nhiệm với chính mình, vừa có trách nhiệm với khách hàng và ngân hàng
 
bạn cần phải xem lại! Thời gian thu hồi vốn từ sim card là rất ngắn. bạn xác định vòng quay vốn của khách hàng là bao lâu! vả lại bạn đã tính tới phương án tận thu tiền thu được từ thẻ cào để tránh rủi ro sau này! và cuối cùng bạn cần xác định rõ là khách hàng cần hạn mức 100 tỷ này để làm gì? thks
 
Bạn phải xem lại xem Khách hàng đã hoạt động trong lĩnh vực này bao lâu rồi. Phần BDS định đưa vào thế chấp NH liệu có phải do tích lũy mà thành hay cũng chỉ đi mượn để đưa vào.
Đối với ngành kinh doanh sim/thẻ (cần tách biệt sim riêng và thẻ riêng - đối với sim điện thoại lợi nhuận ròng chỉ khoảng 4%, còn thẻ cào thì thấp hơn 2%). Nói chung là lợi nhuận mỏng (LN lớn thì sẽ nhờ quy mô)=> Do đó nếu khách hàng thực hiện vay vốn thì sẽ bị lỗ
Ngoài ra vòng quay đối với ngành này lại cực nhanh (1 tháng có khi quay đến 3 vòng) =>
Do đó việc Khách hàng đầu tư vào BDS và bán trong vòng 18 ngày là rất thiếu khả thi (nhất là trong khi thị trường BDS đang đi xuống như hiện nay) - vị trí đẹp - giá trị lớn - liệu có phát sinh nhiều giao dịch?
Ngoài ra việc sử dụng vốn sai mục đích của Khách hàng như vậy => rủi ro xảy ra thì NH lại phải đứng ra bán tài sản thay khách hàng rồi? Rồi hàng loạt các thủ tục để giải quyết tài sản (đâu phải nói bán là bán ngay được)
BP Quản lý:
Mức ký quỹ: Nếu Khách hàng được đầu ra tạm ứng tiền trước (ký quỹ cao lên thôi)
Tiền về TK: chỉ cho Khách hàng thanh toán cho đầu vào (có thể tư vấn cho Khách hàng gửi cá nhân thời hạn ngắn - vẫn sinh lời - mà an toàn hơn)
 
Back
Bên trên