Quản lý rủi ro thị trường ở VN - Có là quá khiên cưỡng và hình thức ???????

Tác dụng của quản trị rủi ro tín dụng ở các banks VN như thế nào ?

  • QT RR TT ở các banks VN chỉ mang tính hình thức

    Số phiếu: 0 0.0%

  • Số lượng người bầu chọn
    5
  • Poll closed .
Quản trị RRTT có quan trọng không? Theo mình là rất quan trọng. Trước hết cần phải hiểu RRTT bao gồm RR lãi suất, RR tỷ giá, RR giá hàng hóa và cả RR thanh khoản nữa. (Các ngân hàng lớn trên TG thì RR lãi suất, RR FX và RR thanh khoản được tách riêng thành từng phòng; RRTT chỉ quan tâm đến RR giá hàng hóa). Không như RRTD và RRHD, RRTT thường gây hậu quả lớn + mang tính hệ thống (tất nhiên RRTD và hoạt động cũng có thể gây thiệt hại to lớn và mang tính hệ thống nhưng khả năng xảy ra thấp hơn). Ví dụ đơn giản là NH có thể làm ăn rất tốt, triển vọng kinh doanh khả quan nhưng quản lý thanh khoản kém thì có thể phá sản bất cứ lúc nào. Hay rủi ro lãi suất, với các NH top đầu như Vietin, Vietcom, ... lượng tài sản là rất lớn, nếu quản lý các kỳ hạn lãi suất không tốt thì có thể thua lỗ cả trăm tỷ khi lãi suất lên xuống dù chỉ vài điểm %..
Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến việc biến động giá
best pratices thì Rủi ro thanh khoản không dc xếp vào rủi ro thị trường bạn ạ, một số NHVN xếp rủi ro thanh khoản gộp chung vào rủi ro thị trường
và lưu ý rủi ro lãi suất trên trading book mới dc xếp vào rủi ro thị trường, còn trên banking book là nghiệp vụ của ALM
Ở các NHVN hiện nay rủi ro thị trường hâu như ko có gì
- Nghiệp vụ FX thì kinh doanh ngoại tệ mặt và thường là artbitrage, chốt ngay trong ngày nên rủi ro FX ko có nhiều
- Vàng thì cũng kinh doanh vật chất
- Hàng hóa thì một số NH có, còn lại đa số là không
- Bond thì danh mục cũng không lớn
- Equity thì ko dc phép

các NH hiện nay chỉ dừng ở mức đo lường và treatment, chứ công cụ để transfer risk thì chưa có vìhedging cũng hạn chế


về mặt dữ liệu theo mình, trong các rủi ro thì rủi ro thị trường là nhiều dữ liệu nhất đó,

nói chung theo mình ở VN hiện tại rủi ro thị trường chỉ áp dụng dc cho công ty chứng khoán thôi
 
Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến việc biến động giá
best pratices thì Rủi ro thanh khoản không dc xếp vào rủi ro thị trường bạn ạ, một số NHVN xếp rủi ro thanh khoản gộp chung vào rủi ro thị trường
và lưu ý rủi ro lãi suất trên trading book mới dc xếp vào rủi ro thị trường, còn trên banking book là nghiệp vụ của ALM
Ở các NHVN hiện nay rủi ro thị trường hâu như ko có gì
- Nghiệp vụ FX thì kinh doanh ngoại tệ mặt và thường là artbitrage, chốt ngay trong ngày nên rủi ro FX ko có nhiều
- Vàng thì cũng kinh doanh vật chất
- Hàng hóa thì một số NH có, còn lại đa số là không
- Bond thì danh mục cũng không lớn
- Equity thì ko dc phép

các NH hiện nay chỉ dừng ở mức đo lường và treatment, chứ công cụ để transfer risk thì chưa có vìhedging cũng hạn chế


về mặt dữ liệu theo mình, trong các rủi ro thì rủi ro thị trường là nhiều dữ liệu nhất đó,

nói chung theo mình ở VN hiện tại rủi ro thị trường chỉ áp dụng dc cho công ty chứng khoán thôi
Mình cũng có nhắc ở trên là với các NH trên TG thì RR thank khoản, lãi suất và tỷ giá được tách riêng ra còn gì. Ở VN do hoạt động các NH vẫn còn sơ khai nên không cần thiết phải tách ra cho tốn nhân lực. Việc rạch ròi giữa Trading Book và Bank Book vẫn còn tranh cãi ở VN thế nên nhiều khi QTRR thị trường kiêm luôn cả cái ALM.

Đối với FX trading, hiện các ngân hàng VN cũng dùng rất nhiều Forward và Swap, chốt ở thời điểm xác lập hợp đồng nhưng đến ngày thực hiện nó thay đổi theo hướng bất lợi thì cũng được coi là rủi ro, ít nhất là về mặt chi phí cơ hội.

Hàng hóa và vàng thì ở VN quy định mù mờ, và NHNN đã quản rồi nên không bàn đến.

Còn danh mục trái phiếu mà không lớn ư. Theo mình biết thì NH sẽ dành khoảng 6-10% tổng vốn huy động vào Giấy tờ có giá thanh khoản (Hiện tại an toàn nhất là Trái phiếu chính phủ và TP Chính phủ bảo lãnh). Vậy với mỗi ngân hàng tầm trung huy động TT1 được khoảng 60-80 nghìn tỷ, số đầu tư vào trái phiếu sẽ khoảng 3,600 - 8,000 tỷ. Thực tế là có tới 80% lượng TPCP phát hành từ đầu năm đến nay được các NHTM mua vào. Với việc lãi suất TPCP từ đầu năm đến giờ liên tục hạ thì NH sẽ thu được lợi lớn (Ls TP kỳ hạn 2 năm đã hạ tới gần 1%); trường hợp ngược lại thì số lỗ cũng rất lớn. Đấy là các NH nhỏ và vừa, với các anh lớn như Vietin hay Vietcom, BIDV; huy động vốn tới 300-350 nghìn tỷ thì số đầu tư vào trái phiếu sẽ rất lớn, quản lý không tốt thì riêng hoạt động này cũng đủ thổi bay lợi nhuận cả năm của 1 NH tầm trung rồi.
 
Back
Bên trên