Quản lý rủi ro thị trường ở VN - Có là quá khiên cưỡng và hình thức ???????

Tác dụng của quản trị rủi ro tín dụng ở các banks VN như thế nào ?

  • QT RR TT ở các banks VN chỉ mang tính hình thức

    Số phiếu: 0 0.0%

  • Số lượng người bầu chọn
    5
  • Poll closed .
Mình đang làm rrtt, quản lý hoạt động kinh doanh vàng và comodity và option.
Quản lý rủi ro thị trường (market risk management-MRM) bên mình gồm Giám sát rrtt và chính sách rrtt.
CS rrtt làm công việc về phân tích nghiệp vụ, đưa ra các mô hình đánh giá rủi ro, thực hành các test case, làm việc với IT để xây dựng sản phẩm quản lý rủi ro
GS rrtt: Bên mình đang thực hiện Kondor (K+)version 1 và sắp chuẩn bị go live V2, các chuyên viên sẽ giám sát hạn mức của đối tác và dealer khi K+ cảnh báo
Còn cụ thể công việc của mình: hàng ngày làmm báo cáo tổng kết giao dịch, tính PnL (real và mark to market), VaR, NOP...
Cảnh báo khi có vi phạm phát sinh
................
Nói chung, QLRR đặc biệt là rrtt là một mảng mới ở các bank hiện nay, nghiệp vụ thì nhiều lắm.... Đôi lúc nó làm ta cũng cảm thấy mơ hồ, cũng tự hỏi mình đã đi đúng hướng chưa. Nhưng càng làm, càng thấy mình phải thay đổi và cải tiến nhiều...

Nói chung, MO (middle office) là 1 khâu trong quy trình giao dịch.
Chúc các bạn thành công!

- - - Updated - - -

anh chị có thể cho e hỏi về QL RR thị trường của vietcombank hiên tại như thế nào không ak??? e là sinh viên năm cuối, đang có bài thảo luận về thực trạng quản lý rr thị trường tại VCB mà thấy khó khăn quá, hầu như trên mạng đều không có tài liệu gì cả,
anh chị nào có tài liệu hay kinh nghiệm thực tế về vấn đề này thì chỉ cho e với,thank anh chị nhiều nhiều,:)
Em có thể tham khảo:
http://ub.com.vn/threads/7407-Cam-nang-QLRR-Vietcombank-E-amp-Y-soan-thao.html
 
cả nhà ơi! giúp em với! em là sinh vien năm 4, em đang làm bài thảo luận về quản trị rủi ro thị trường của ngân hàng MB, em vẫn chưa tìm thấy tài liệu gì. anh chị nào có kinh nghiệm có thể nói qua cho em về công tác quản trị rủi rỏ thị trường ở MB được không ạ! :). em cám ơn anh chị rất nhìu ạ!;)
 
anh chị nào có tài liệu về độ nhạy của rủi ro thị trường share cho em với. E tìm cả buổi mà chẳng có tí tài liệu nào về cái này cả :(
 
Em thấy vấn đề về quản lý rủi ro thị trường ở Vn gặp nhiều khó khưn, một trong các yếu tố gây khó khăn đó là do việc dự báo biến động thị trường ở VN mình thường độ chính xác không cao, hơn nữa bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Không những vậy, quan điểm về rủi ro thị trường của bank còn rất mù mờ, chưa có mục đích rõ ràng thì k thể nào định hướng chính xác được cũng là điều tất yếu. Em có đọc một vài nghiên cứu của các chuyên gia ở VN nhưng hầu hết thị trường họ nghiên cứu là thị trường nước ngoài và từ đó rút ra bài học cho nước mình nhưng lại không hề nói đến điều kiện áp dụng. Có lẽ vì vậy mà nó cũng chỉ mang tính tham khảo mà không thể đưa vào thực tiễn được.

Một vài ý kiến chủ quan của em như vậy, mong được mọi người cho nhận xét.
 
Hi All,

Cả nhà mình có ai biết cách lập mô hình và tính VaR cho danh mục tín dụng trên Excel không? Chia sẽ cho mọi người với. Minh chỉ mới tính được VaR cho FX, Bond, và Equity trên Excel thôi, còn Tín dụng thì pó tay.

Ai biết chỉ mình với.
 
Topic cổ bống dưng được bạn Masan đào nên, sẵn tiện cũng đang làm QTRR TT vào chém cho nó xôm nên nhỉ :)

Câu hỏi của chủ topic là "QTRR TT ở Việt Nam có khiên cưỡng và hình thức?" Thời điểm cách đây hơn 1 năm thì quả thật nó là như thế. Vậy giờ sau hơn 1 năm thì tình hình ra sao rồi. Theo ý kiến cá nhân mình thấy thì lãnh đạo và chủ các ngân hàng đã bắt đầu biết sợ nhiều hơn và quan tâm nhiều hơn đến công tác QTRR nói chung và QTRR thị trường nói riêng rồi. Trong vòng 2 năm qua, hầu hết các ngân hàng đều lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro. Có ngân hàng thì lập hẳn thành khối QTRR, một vài ngân hàng thì mới chỉ dừng lại ở mức độ phòng trực thuộc Khối KSNN (...). Khối QTRR bây giờ cũng được trao nhiều quyền hơn, được yêu cầu tham gia vào hầu hết các quyết định kinh doanh, hoạt động của Khối Nguồn Vốn bị ràng buộc nhiều hơn với Khối QTRR.

Quản trị RRTT có quan trọng không? Theo mình là rất quan trọng. Trước hết cần phải hiểu RRTT bao gồm RR lãi suất, RR tỷ giá, RR giá hàng hóa và cả RR thanh khoản nữa. (Các ngân hàng lớn trên TG thì RR lãi suất, RR FX và RR thanh khoản được tách riêng thành từng phòng; RRTT chỉ quan tâm đến RR giá hàng hóa). Không như RRTD và RRHD, RRTT thường gây hậu quả lớn + mang tính hệ thống (tất nhiên RRTD và hoạt động cũng có thể gây thiệt hại to lớn và mang tính hệ thống nhưng khả năng xảy ra thấp hơn). Ví dụ đơn giản là NH có thể làm ăn rất tốt, triển vọng kinh doanh khả quan nhưng quản lý thanh khoản kém thì có thể phá sản bất cứ lúc nào. Hay rủi ro lãi suất, với các NH top đầu như Vietin, Vietcom, ... lượng tài sản là rất lớn, nếu quản lý các kỳ hạn lãi suất không tốt thì có thể thua lỗ cả trăm tỷ khi lãi suất lên xuống dù chỉ vài điểm %...

Vậy hoạt động QTRR nói chung và RRTT ở VN có mang tính hình thức? Không hề. Các bạn đừng nghĩ lãi suất hay tỷ giá ở Việt Nam bị quản lý bởi nhà nước thì không có rủi ro nhé. Rủi ro vẫn có thể xảy trong biên độ dao động theo quy định của nhà nước đấy. Trước đây mình không làm, hoặc làm không đến nơi là do lợi ích nhóm. Biết sai nhưng vẫn cứ vi phạm. Còn bây giờ muốn làm thì vấn đề không nằm ở phương pháp hay mô hình mà lại nằm ở dữ liệu. Các lý thuyết, mô hình, kinh nghiệm, bài học đều có sẵn trên internet. Nhưng cơ bản là chúng ta áp dụng những thứ đấy vào đâu. Chúng ta không có dữ liệu bài bản và chính xác về lãi suất, tỷ giá, ... (HNX mới thử nghiệm đường cong lãi suất hơn 1 năm nay nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi và nhiều tổ chức vẫn dùng đường cong ls của bloomberg, hay như đối với RRTD khi muốn xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng thì cần phải có các dữ liệu quá khứ để đưa vào mô hình phân tích. Tuy nhiên vấn đề là dữ liệu quá khứ lại không chính xác do nhiều lý do khác nhau hồ sơ tín dụng của khách đã bị chỉnh sửa để đáp ứng được yêu cầu vay - cái này bạn nào làm QHKH chắc nắm rõ nhất). Dữ liệu không chính xác thì mô hình không thể trả cho kết quả đúng nên có áp dụng cũng vô ích. Các ngân hàng lớn hiện nay đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu như Vietinbank đang có dự án Datawarehouse hay BIDV cũng có dự án tới 50 triệu $ (không nhớ chính xác lắm) để xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu.

Hiện tại, QTRR TT đang tập trung ở khâu hoàn thiện các chính sách, quy trình cho phù hợp với điều kiện thực tế (Basel II, III; Quy định của NHNN); xây dựng các hạn mức (tự doanh, dừng lỗ). Mà việc xây dựng các hạn mức này hiện tại cũng dựa vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan chứ không có dữ liệu quá khứ để có các nghiên cứu phân tích mang tính khoa học.
 
Back
Bên trên