Phê duyệt tập trung - Khó hay dễ

Vậy Tái VIB ah, ah chao k lẻ ở đây chúng ta vạch áo cho nguời xem lưng, mấy đồng chí Tái bắt như thế này nè " doanh thu kh khoàng 400 tr d/tháng tư kinh doanh tạp hoá, a Tái kêu đơn vị kinh doanh bổ sung hoá đơn bán hàng đủ 1 tháng 400 tr đ, đào đâu ra đủ hoá đơn bán hàng, 400 tr đâu đó khoảng 800 cái hoá đơn bán lẻ, mà nguời mua hàng tạp hoá có ai lấy hoá đơn đâu, thế là phải yêu cầu kh phải xuất KHỐNG HÓA ĐƠN bán lẻ cho đủ 400 tr. Không phải Khen mấy a Tái sinh viên tốt nghiệp Xuất sắc các Truờng danh tiếng nhung chưa làm tín dụng ngày nào mà đi bắt mấy a tín dụng đầy mình thương tích.
Mình đã từng làm tín dụng doanh nghiệp rồi, từng va chán các loại hs và thấm nỗi khổ của tín dụng, rất thông cảm và cũng từng trình hồ sơ tại 1 bank nhỏ mà mình đã từng làm tín dụng bị tái ra điều kiện " nhập khẩu giá CIF bắt mua bảo hiểm"; "tiền tạm ứng phải về tài khoản mới đc phát hành bảo lãnh tạm ứng...". Đâu cũng có người này người nọ chả ai giỏi hết cả, quan trọng là cách phối hợp làm việc với nhau, cùng 1 bank cả chứ có phải kẻ thù đâu. Với mình chỉ có bank khác mới là đối thủ.
VIB mới phê duyệt tập trung nên sẽ có thời gian chưa quen thôi. Còn mình ko làm VIB, cam kết làm việc với bank hiện tại còn 5 năm nữa có muốn nghỉ cũng chả được.
Ở trường hợp bạn nêu nếu là mình sẽ hỏi 2 điểm: đầu vào có hóa đơn nếu vào có ra ko - như vậy thì ko quản lý tốt tài chính rồi lẽ ra đc khấu trừ thuế mà thành ra kh chịu; lâu dài bị áp thuế khoán mà có khi còn lỗ ấy lãi đâu ra mà chịu thuế cho đầu vào. Thứ 2: nếu vào cũng ko có hóa đơn thì bạn tài trợ trên hồ sơ thế nào? Mình có tài trợ đc đâu?
 
thì tất nhiên là chưa ổn rồi bạn ạ, SLA năm nay tiếp tục giảm cho bộ phận thẩm định - phê duyệt của mình toàn 2,4 ,8 tiếng tùy từng bộ trong khi lúc cao điểm ôm 10 bộ hs như vậy chỉ còn có vài chục phúc/bộ. Nó ko ổn là ở điểm liên tục cải tiến để tăng năng suất.

Bạn chỉ cầm hồ sơ và đọc chứ ko trực tiếp tiếp xúc kh thì sao hiểu đc toàn cảnh bức tranh của kh, mình rất ghét Tái ở chỗ bảo thủ, ko nhìn nhận bao quát vấn đề. Hs kh chuẩn chỉnh theo checklist, trình thêm 400 mà còn từ chối vs lý do hóa đơn bán hàng viết tay, doanh số thấp, tình hình tài chính hiện nay ổn định nên ko cần thêm vốn.... ở quê lấy đ' đâu ra hóa đơn đỏ, mấy ông sợ chế hs thì lúc trao đổi đã cam kết xuất phát từ tình hình kinh doanh thực tế của kh, BM đã thẩm định kỹ lưỡng rồi, khách khứa mua hàng nườm nượp lấy đâu ra t.gian ghi chép những món thanh toán ngay. Tóm lại là rất bức xúc vs Tái của Vib
 
Ngân hàng mình sắp phê duyệt tập trung. Thấy hoang mang quá. Mất khách giảm dư nợ. Ai có kinh nghiệm chia sẻ mình vượt qua thời điểm khó khăn này với?
Truớc đây mình làm VPbank thì cũng phê duyệt tập trung, mình thấy như vậy cũng giảm tải lượng công việc cho tín dụng.hi. ít nhất ko phải làm tờ trình :D
 
Lâu rồi ko thấy tranh luận j về phê duyệt tập trung nữa nhỉ :D Ko biết tình hình các bác dạo này thế nào rồi
 
Tập trung hay tại chỗ đều ăn thua ở sếp thôi
Sếp có tâm và có tầm thì tương lai có mà sáng với lạng :D
 
Tập trung tức là phân quyền và nhiệm vụ. Những ngân hàng quản lý chặt sẽ sử dụng phương pháp này, không chỉ là phê duyệt tập trung, còn là định giá tập trung, giải ngân tập trung, tuyển dụng tập trung, thậm chí là mua sắm tập trung. Các nhtmcp thường đã chuyển sang hết mô hình này.
Lợi
- Quản lý rủi ro: khi phân chia nhiệm vụ và tập trung phê duyệt thì sẽ quản lý sâu sát hơn đến từng việc nhỏ, giảm đi quyền của giám đốc chi nhánh, giảm các hành vi gian lận của chi nhánh, thẩm định hồ sơ chặt hơn.
- Tự kiểm tra kiểm soát lẫn nhau, giảm công sức quản lý cho ban lãnh đạo: các phòng ban độc lập nhau, phòng nào lo trách nhiệm phòng ấy.
- Phân đều rủi ro cho từng bộ phận: một ông chuyên viên khách hàng kiêm nhiều quyền từ định giá, thẩm định, giải ngân chắc chắn sẽ rủi ro hơn ông chỉ có đi tìm khách hàng

Hại
- Giảm tính chủ động: nhiều khâu không phải nhiệm vụ của cvkh, cv không nắm được tình hình mà chỉ biết giục, không chủ động khi sắp xếp cv với khách hàng.
- Thay vì dồn sự quan tâm chăm sóc khách hàng thì phải chia sẻ quan tâm đến các bộ phận liên quan cho trơn việc, không giục hoặc lại bị ghét nữa thì hồ sơ mãi không xong, chứng từ ếu xin nợ được, lại hay bị bắt bẻ bổ sung. Ngoài ra lại hay bị soi, bị hiểu lầm là được khách củm ơn mà kh có quà lại.
- Ông tái ngáo ngơ chẳng hiểu khách hàng bằng cvkh. Thích sách vở, học thuật áp vào thực tế kh. Tìm khách đã khó mà ông ấy ếu nhiệt tình hộ cho hoặc làm khách bực thì chịu.
- Nói là phân đều rủi ro nhưng nếu có nợ xấu xảy ra thì ông cv vẫn thành đi xử lý nợ hết, các chữ ký còn lại thì vô cùng lắm, tuỳ mà xử.
- không đồng bộ giữa các phòng ban: tái đưa ra nhiều yêu cầu làm bộ phận giải ngân không hiểu, bắt bẻ lại tái với cv. Tái với phát triển sản phẩm, nhất là sản phẩm đục lỗ hay mâu thuẫn nhau...về chính sách.
Về chủ quan: Không thích phê duyệt tập trung
 
PDTT thì có 2 mặt. Mặt tốt là mình giảm tải làm hồ sơ, bớt rủi ro. Tuy nhiên cũng bất lợi khi cán bộ phê duyệt cứng nhắc, đưa nhiều ý kiến chủ quan vào phê duyệt, và nhiều lúc tgian ra pd cũng rất lâu
 
Back
Bên trên