Nhân viên tín dụng/CV QHKH là gi?

  • Bắt đầu Bắt đầu johnytran
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
NÊN HAY KHÔNG ĐẦU TƯ CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI SÀI GÒN 2017?
1f4b0.png
Bạn đang có khoản tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư để sinh lời?
1f3e1.png
Bạn đang muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản?
2754.png
❔ Bạn băn khoăn giữa việc đầu tư và đất liền thổ hay căn hộ chung cư?...
1f307.png
Tại Sài Gòn năm 2017 này thị trường bất động sản sẽ biến động ra sao?
Hãy gọi: 0913779598 được tư vấn
 
Theo quy định mới, nếu không có nợ xấu, ngân hàng và khách hàng được thỏa thuận kéo dài thời hạn cho vay, trả nợ mà không phải cơ cấu nợ hay chuyển nhóm nợ (nhưng tổng thời hạn vay vốn không quá 12 tháng).

Sau hơn 15 năm tồn tại với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Quy chế cho vay theo Quyết định 1627/2001 sẽ chính thức hết hiệu lực kể từ ngày 15/3/2017. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Một trong những thay đổi quan trọng của Thông tư 39 so với Quyết định 1627 là việc bổ sung ba phương thức cho vay mới theo đề xuất của các TCTD. Đó là cho vay lưu vụ, quay vòng và tuần hoàn.
Cho vay lưu vụ: Mở rộng đối tượng để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
Theo Thông tư 39, cho vay lưu vụ “Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp”.
cho vay nông nghiệp
Đây là phương thức được Agribank đề xuất đưa vào Quy chế cho vay mới. Thực ra, phương thức này đã được NHNN chấp thuận cho Agribank áp dụng từ nhiều năm trước đây với đối tượng là các khách hàng hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để thanh toán các khoản chi phí trồng, chăm sóc các loại cây trồng ngắn ngày có 2 vụ liền kề (ban đầu chủ yếu là cây lúa, sau bổ sung ngô, khoai, sắn, đậu,…).
Với định hướng khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, trong đó thừa nhận và “pháp điển hóa” đối với phương thức này, đồng thời mở rộng đối tượng vay vốn là cá nhân, hộ gia đình để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm.
Như vậy, từ thực tiễn thí điểm đến lần đầu xuất hiện trong một văn bản quy phạm pháp luật, cho vay lưu vụ đã được mở rộng khá nhiều về đối tượng áp dụng. Đến Thông tư 39/2016, đối tượng của phương thức này tiếp tục được mở rộng từ “cá nhân, hộ gia đình” sang “khách hàng”, nghĩa là áp dụng cho cả các pháp nhân được quyền vay vốn tại TCTD (tất nhiên là phải đáp ứng điều kiện về mục đích sử dụng vốn). Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng của Chính phủ về việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Cho vay quay vòng và cho vay tuần hoàn: Cho phép áp dụng sau hơn hai năm tạm dừng
Cho vay tuần hoàn hay việc tái tục/quay vòng khoản vay được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, phương thức này từng được nhiều ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp tốt và có vòng quay vốn ngắn. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể và lo ngại bị lợi dụng để che giấu nợ quá hạn nên NHNN đã yêu cầu dừng phương thức này kể từ tháng 9/2014 qua công văn số 7059/NHNN-TTGSNH, sau đó tiếp tục nhắc nhở qua công văn 6960/NHNN-TTGSNH ngày 16/9/2016.
Yêu cầu tạm dừng cho vay tuần hoàn năm 2014 và năm 2016 của NHNN đã vấp phải phản ứng từ nhiều chuyên gia và ngân hàng nước ngoài. Thực tế, đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh có vòng quay vốn ngắn, dòng tiền vay ban đầu đã hòa vào dòng vốn lưu động. Tại một thời điểm, tiền vay ấy có thể đang nằm ở nguyên vật liệu, có thể ở các khoản phải thu, hàng tồn kho,… Do đó, dòng tiền về thường rải rác và khó trùng khớp với vòng quay vốn bình quân. Vì vòng quay vốn ngắn nên việc cứ phải vay – trả liên tục làm phiền hà cả ngân hàng lẫn khách hàng. Thay vì sử dụng một hạn mức cho vay thông thường (mỗi lần giải ngân khách hàng phải chứng minh mục đích sử dụng vốn, khi đến hạn phải trả nợ rồi mới được phục hồi hạn mức), nếu sử dụng hạn mức tuần hoàn, khách hàng được tái tục/quay vòng khoản vay một cách nhanh chóng, đơn giản. Trong đề xuất của các ngân hàng nước ngoài đối với NHNN, “việc tái tục/quay vòng khoản vay không phải do việc suy giảm khả năng tài chính hay chất lượng tín dụng của khách hàng, mà xuất phát từ yêu cầu thực tế hoạt động kinh doanh”.

cho vay quay vòng
Với Thông tư 39, lần đầu tiên NHNN đã có những quy định chính thức về cho vay tuần hoàn. Theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: (i) Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay; (ii) Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh; (iii) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD; (iv) Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
Như vậy, về cơ bản, nếu khách hàng vay ngắn hạn phục vụ kinh doanh và không có nợ xấu thì thì ngân hàng có thể áp dụng cho vay tuần hoàn, thay vì cho vay theo hạn mức hoặc cho vay từng lần như trước đây. Tức là ngân hàng và khách hàng được thỏa thuận kéo dài thời hạn trả nợ mà không phải cơ cấu nợ hay chuyển nhóm nợ (nhưng tổng thời hạn vay vốn không quá 12 tháng). Quy định này sẽ tạo sự thuận tiện rất lớn trong hoạt động cho vay ngắn hạn phục vụ kinh doanh, do đó dự kiến sẽ sớm được áp dụng rộng rãi tại các TCTD.
Bên cạnh cho vay tuần hoàn, phương thức cho vay quay vòng cũng được bổ sung trong Thông tư 39. Về bản chất, phương thức này cũng là sự tái tục/quay vòng khoản vay nhưng áp dụng đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 tháng và tổng thời hạn cho vay không vượt quá 03 tháng. Mặc dù thời hạn vay vốn ngắn hơn, nhưng không giống như cho vay tuần hoàn, phương thức này không có điều kiện về nợ xấu.
Để đảm bảo quản lý rủi ro từ hai phương thức cho vay mới này, ngoài các điều kiện nêu trên, NHNN cũng yêu cầu các TCTD có quy định nội bộ để kiểm soát việc cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn và quay vòng nhằm quản lý dòng tiền của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thỏa thuận, phản ánh đúng chất lượng tín dụng.
Như vậy, với ba phương thức cho vay mới, Thông tư 39 đã có một bước tiến dài trong việc đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định pháp luật với thực tế hoạt động cho vay trên thị trường. Đồng thời, các phương thức này cũng đáp ứng những thông lệ quốc tế, đảm bảo lộ trình hội nhập, mở cửa của ngành ngân hàng. Đối với các TCTD và khách hàng vay vốn, ba phương thức cho vay mới chắc chắn sẽ sớm đem đến sự thuận tiện và giảm thiểu chi phí hơn nhiều so với các quy định trước đây.
 
Quy trình cho vay mua nhà

Các khoản vay mua nhà thường là các khoản vay trung và dài hạn với thời gian vay từ 10 đến 25 năm. Khách hàng có thể dùng chính căn nhà định mua hoặc dùng một tài sản khác làm tài sản thế chấp. Chúng tôi sẽ phân loại quy trình dựa trên hai loại tài sản đảm bảo trên.
Mua nhà và thế chấp bằng căn nhà định mua
Sau khi đã lựa chọn cho mình căn nhà mong muốn, bạn cần đưa thông tin này tới cho nhân viên tín dụng của ngân hàng để tiến hành các thủ tục như sau:
- Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra tính pháp lý đồng thời định giá đối với căn nhà mà bạn định mua và thông báo số tiền mà bạn có thể vay khi thế chấp căn nhà này. Số tiền được vay thường dao động trong khoảng 70 – 80% giá trị căn nhà, tùy theo từng ngân hàng.
- Bạn chuẩn bị hồ sơ cho nhân viên tín dụng theo quy định. Trong đó, quan trọng nhất trong giai đoạn này là hồ sơ cần có hợp đồng đặt cọc tiền nhà cho người bán.
- Sau khi hồ sơ của bạn đã được kiểm tra và bổ sung đầy đủ, bạn và người bán nhà sẽ cùng đến ngân hàng để ký hợp đồng hợp tác ba bên. Cách thức này được ngân hàng áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho khoản vay, bảo đảm số tiền vay được sử dụng đúng mục đích.
- Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ áp dụng hình thức giải ngân phong tỏa, có nghĩa là giải ngân vào tài khoản của người bán nhưng số tiền này sẽ không rút được, hoặc chỉ rút được một phần, cho tới khi căn nhà được sang tên cho người mua. Khi các thủ tục đã hoàn tất, ngân hàng sẽ cất giữ sổ đỏ của căn nhà và gỡ phong tỏa số tiền trong tài khoản đã giải ngân. Lúc này người bán mới có thể sử dụng được số tiền đã nhận.

Các ngân hàng đều có quy trình cho vay mua nhà rất dễ dàng và thuận tiện


Mua nhà và thế chấp bằng nhà có sẵn hoặc tài sản khác

Nếu bạn đã có sẵn một căn nhà và muốn dùng nó để đảm bảo cho khoản vay, hoặc một bên thứ ba sẵn sàng dùng tài sản của họ để đảm bảo cho khoản vay của họ, thủ tục vay sẽ có một chút khác biệt như sau:
- Bạn chuẩn bị các loại hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên tín dụng ngân hàng.
- Nhân viên ngân hàng sẽ thẩm định tình trạng pháp lý, khả năng trả nợ và mục đích vay vốn của bạn. Sau đó, các nhân viên thẩm định sẽ tiến hành định giá căn nhà hoặc tài sản có sẵn mà bạn dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
- Ngân hàng sẽ dựa vào số tiền bạn đề nghị vay và giá trị tài sản đảm bảo mà ngân hàng đã định giá để đưa ra số tiền mà bạn có thể vay. Thông thường, số tiền cho vay sẽ không vượt quá 80% so với giá trị của tài sản đảm bảo theo định giá của ngân hàng.
- Sau khi bạn và ngân hàng đã đồng ý ký hợp đồng tín dụng, giấy tờ của tài sản đảm bảo này (sổ đỏ nếu là nhà đất; giấy chứng nhận sở hữu nếu là tài sản khác) sẽ được ngân hàng cất giữ trong suốt thời gian khoản vay.
- Số tiền vay được giải ngân trực tiếp cho người bán, không phong tỏa.

Quy trình cho vay mua nhà rất an toàn với số tiền giải ngân phong tỏa


Chuẩn bị hồ sơ và một số chú ý

Hồ sơ sẽ khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi ngân hàng, tuy nhiên, chúng đều có những giấy tờ chính sau:
- Hồ sơ pháp lý: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân.
- Hồ sơ tài chính: hợp đồng lao động, xác nhận thu nhập từ công ty, sao kê tài khoản ngân hàng trong ba tháng gần đây hoặc chứng minh thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
- Chứng minh mục đích sử dụng vốn và tài sản đảm bảo: hợp đồng mua bán nhà/ hợp đồng đặt cọc. Trong trường hợp mua căn hộ dự án thì cần phải có các giấy tờ xác nhận của sàn Bất động sản phân phối dự án đó.
Trong trường hợp dùng tài sản của bên thứ ba thì hồ sơ cần có hợp đồng thế chấp của bên thứ ba có công chứng.


Quy trình cho vay mua nhà không đòi hỏi phức tạp về hồ sơ


Bất cứ ngân hàng nào cũng đều có quy trình cho vay mua nhà rõ ràng giúp người vay vốn thực hiện các thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng nhất. Nếu bạn đã chọn cho mình được một ngôi nhà ưng ý và có đủ tài chính để trả nợ cho khoản vay hàng tháng, các thủ tục vay tại ngân hàng sẽ rất thuận lợi và dễ dàng.
 
Bạn muốn được ngân hàng cho vay mua ôtô? Bạn cần biết trước những điều kiện thủ tục cơ bản để chuẩn bị. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về thủ tục cũng như điều kiện nhận cho vay mua ôtô cho bạn.
Quy trình cho vay mua ôtô ở các ngân hàng tuy có vài điểm khác nhau nhưng lại đều có những điểm chung như bên dưới. HCM-Banker xin được note lại các bước chính để các bạn có thể tham khảo và chuẩn bị trước khi vay.
1. Đặt cọc tiền mua xe tại showroom
2. Chuẩn bị hồ sơ để ngân hàng phê duyệt khoản vay và ra Thông báo cho vay
- Hiện nay ngân hàng đang làm rất tốt ở khâu này, có thể phê duyệt trong vòng 1 ngày, 1 buổi hoặc chỉ 1-2 tiếng là xong. Do đó, việc mua xe của bạn trở nên nhanh hơn bất cứ lúc nào
- Tỷ lệ cho vay tối đa có thể lên đến 75%-80% giá trị xe (giá sau VAT), và thời hạn vay lên tới 7-8 năm tùy dòng xe theo phân loại từng ngân hàng.
3. Bạn đi hết phần vốn tự có của mình qua showroom
4. Sau khi có Giấy hẹn lấy cavet thì ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay qua showroom ôtô, tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng đối với các ngân hàng có ký Hợp đồng hợp tác với các showroom đó.
Còn đối với trường hợp ngân hàng không hợp tác với showroom thì phải chờ sau khi có Cavet xe luôn thì mới giải ngân được.
Vậy là kết thúc quy trình vay mua ôtô của bạn. Sau khi có cavet thì có thể một số ngân hàng yêu cầu đi công chứng thế chấp, nhưng đa phần thì không cần vì trước đó đã đăng ký giao dịch đảm bảo tại trung tâm Đăng ký GDĐB rồi.
Khi ngân hàng cho bạn vay mua ôtô, bạn cũng cần phải chú ý đến những việc sau:
- Ngân hàng nào cũng bắt bạn phải mua bảo hiểm vật chất xe nhưng quan trọng là mua tại công ty bảo hiểm nào, có bắt buộc không? Vì các ngân hàng lớn đều có Cty con là các cty bảo hiểm như Ngân hàng Quân Đội thì có MIC, BIDV thì có BIDC, ngoài ra mình có thể mua bảo hiểm các công ty khác có cùng sản phẩm trên thị trường với giá cạnh tranh... Nếu bắt buộc thì bạn phải tham khảo trước vì có thể showroom ôtô sẽ tặng bạn bảo hiểm năm đầu chẳng hạn, nhưng ngân hàng lại bắt bạn mua bảo hiểm khác. Như vậy lợi ích của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
- Yêu cầu thời hạn xử lý hồ sơ đối với ngân hàng để kịp thời hạn giao xe: Bạn nên đàm phán vấn đề này rõ ràng trước khi đưa hồ sơ cho ngân hàng xử lý, vì nếu xe bạn về sớm và bạn cần sớm thì hãy báo để ngân hàng có thể làm nhanh nhất có thể nhé.
- Đối với các dòng xe sang như BMW, Landrover, Porsche, Mercedes ... thì đa phần ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi riêng hẳn, vì đây là phân khúc khách hàng VIP, nên bạn cũng đừng ngại trao đổi chính sách riêng với ngân hàng nhé.
 
Các ngân hàng đang tung ra các gói hỗ trợ vay xây nhà nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có thể an cư lạc nghiệp, và công tác cho vay xây nhà của các ngân hàng cũng vì thế mà có kèm theo những tiện ích mà khi đi vay bạn cần nắm để biết được quyền lợi của mình, mà đôi khi chuyên viên tư vấn không nói cho bạn biết.
Cho vay xây nhà đã giúp cho nhiều người thực hiện mong muốn có căn nhà hoàn chỉnh.
Vâng, điểm đặc biệt nhất của cho vay xây nhà so với cho vay mua nhà hoặc tiêu dùng đó là ngân hàng cho phép bạn ân hạn trong vòng 6 tháng - 1 năm đầu kể từ lúc giải ngân. Ân hạn chính là trong khoảng thời gian này, bạn có thể KHÔNG phải trả gốc / lãi / cả gốc và lãi tùy từng trường hợp. Trong khi đó, nếu bạn vay mua nhà thì bạn phải trả gốc lãi đều hàng tháng mà không có sự lựa chọn ân hạn như thế này.
Tại sao lại có chính sách như thế này? Đó là bởi ngân hàng muốn tạo điều kiện để bạn có thể có sự "chuẩn bị" tốt nhất và dòng tiền ổn định nhất cho việc trả nợ sắp tới.
Ví dụ: Khi bạn xây nhà trọ, thì tương lai bạn sẽ có một lượng tiền ổn định đến từ việc cho thuê nhà đó. Và ngân hàng có thể ân hạn cho bạn 6 tháng chẳng hạn, để trong khoảng thời gian đó bạn có thể xây xong nhà và quảng bá thông tin để kiếm đủ khách trọ. Hoặc khi bạn xây nhà, thì việc ân hạn cũng là để ngừa sự hụt tài chính tạm thời của bạn trong giai đoạn này, vì có khá nhiều vấn đề phát sinh tiêu tốn lượng tiền lớn hơn dự kiến.
Ân hạn chính là điều tốt nhất bạn nên tận dụng khi vay xây nhà.
Cho vay xây nhà
đang là gói cho vay chiếm được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Một phần gói dịch vụ này giúp giải quyết được nhu cầu nhà ở đang tăng nhanh, một phần giúp hợp lí hóa vấn đề giải ngân cho ngân hàng.
Hiện, có rất nhiều ngân hàng áp dụng hình thức giải ngân và cho ân hạn trong giai đoạn đầu khi hỗ trợ cho vay xây nhà. Khách hàng có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập vào website của các ngân hàng hoặc tìm chuyên viên tư vấn. Họ sẽ giúp bạn hiểu cho vay xây nhà một cách chi tiết và tổng quát nhất.
Hãy tận dụng gói cho vay xây nhà vì nó là cơ hội để bạn thực hiện được ước mơ có một “tổ ấm” làm nơi an cư lập nghiệp.
 
1. Hiểu rõ nhu cầu và tình hình KH:
  • Mục đích: Muốn mua nợ từ MB 7 tỷ về để dành tiền cho con du học(Khoản vay cũ tại MB như sau: giải ngân 8 tỷ, dư nợ hiện tại 7 tỷ, mục đích mua nhà, thời hạn vay 15 năm - đã vay dc 3 năm, mỗi tháng trả 130-140tr, trả tốt).
  • Tài chính: Khách hàng có 4 nguồn thu nhập
+ Nguồn 1:Có 40 phòng trọ cho thuê tại Lê Lợi, Gò Vấp 100tr/tháng, 100m2 sàn , 250m2 đất
+ Nguồn 2: Phòng net 100 máy-> 80tr-100tr, đăng ký KĐ đầy đủ
+ Nguồn 3: Xe hơi cho cháu thuê 15tr
+ Nguồn 4: Nhà cho thuê tại Nguyễn Văn Qúa, Q12 -> 15tr
Tổng nguồn tầm 230tr/tháng. Trả nợ MB tốt.
  • Nhu cầu: Muốn chọn ngân hàng có lãi suất thấp hơn hiện tại MB và cố định lãi suất càng dài càng tốt
2. Chọn ngân hàng phù hợp và lên phương án vay tối ưu:
  • Phân loại KH vào nhóm A theo tiêu chí riêng của chúng tôi, do đó ngân hàng phù hợp với KH là các ngân hàng nước ngoài
  • Chúng tôi gửi hồ sơ thông tin KH và hồ sơ TSDB sơ bộ qua các ngân hàng sau: Standard Charter, ShinhanBank và Hongleong.
  • Trong 1 ngày, chúng tôi nhận được phản hồi từ phía ngân hàng thông báo sơ bộ là Standard và ShinhanBank có thể xử lý được hồ sơ.
  • Sau đó, chúng tôi trao đổi kỹ hơn nhu cầu của KH về phương thức tính lãi, về Phí phạt trả nợ trước hạn, về thời gian xử lý hồ sơ, về các phí phát sinh của ngân hàng … và từ đó chọn ra Ngân hàng phù hợp với KH để xử lý là ShinhanBank.
3. Thông báo chính thức phương án vay cho KH gồm các nội dung:
  • Vay 8 tỷ trong thời hạn 17.5 năm ( do vướng độ tuổi)
  • Gốc lãi hàng tháng chỉ còn: 90 triệu/tháng và giảm dần
  • Tổng chi phí: gồm phí định giá, phí thẩm định, phí mua bảm hiểm nếu có, phí phạt trả nợ trước hạn MB …
  • Timeline xử lý hồ sơ: gồm các mốc quan trọng như: Nhận đầy đủ hồ sơ, Đi thẩm định thực tế, Ra thông báo cho vay, Đi công chứng thế chấp, Giải ngân.
Vậy là chú Nghĩa đã lựa chọn được ngân hàng phù hợp với mình và dành ít chi phí hơn cho việc trả lãi ngân hàng. Và chú có điều kiện để đầu tư tốt hơn cho con cháu của mình, cho tương lai sau này của chúng.
 
Back
Bên trên