Nhân viên tín dụng/CV QHKH là gi?

johnytran

Verified Banker
Công việc của nhân viên tín dụng theo em như sau:
1. Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế...) có nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác)
2. Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng (khâu này càng chuẩn, càng chi tiết, cụ thể thì thời gian xử lý càng nhanh -> khách hàng càng khoái). Nếu xét thấy khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về điều kiện vay vốn nên thông tin ngay cho khách hàng để khỏi làm mất thời gian, công sức của khách hàng.
3. Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay...
4. Lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay (cái này nên hạn chế vì theo bước 2 - nếu không sẽ làm mất thời gian công sức của khách hàng và dễ bị ăn .... đủ thứ....)
5. Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan.
6. Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các quy định về giải ngân của ngân hàng.
7. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng.
8. Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi...
9. Thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo khi khách hàng tất toán hợp đồng.
Về thu nhập của nhân viên tín dụng:
Theo em hiện nay hầu hết các ngân hàng đều thảo thuận một mức lương với nhân viên tín dụng khi mới nhận vào, sau đó theo quy chế tiền lương của ngân hàng mà từng kỳ sẽ xem xét hoặc tự động tăng lương cho nhân viên. Ngoài thu nhập từ lương, thưởng và các thu nhập khác từ ngân hàng thì thông thường các nhân viên tín dụng còn có các thu nhập xyz từ việc phục vụ thật tốt các khách hàng của mình (nên thực hiện đúng quy định của ngân hàng, không nên làm bậy vì rất nguy hiểm cho ngân hàng và cho cá nhân).

Kinh nghiệm của em thì như thế này:
Khi tiếp xúc khách hàng, em tìm hiểu các thông tin theo trình tự sau:
1 Số tiền xin vay -> 2 Mục đích vay -> 3 Tài sản đảm bảo -> 4 Khả năng đáp ứng hồ sơ theo quy định -> 5 Tình hình kinh doanh (thu nhập đối với vay cá nhân) -> 6 Phương án kinh doanh (phương án sử dụng vốn với vay cá nhân) -> 7 Nguồn trả nợ và khả năng trả nợ.

Như vậy, sau khi xem xét số tiền xin vay và mục đích vay, nếu phù hợp với loại hình cho vay mà ngân hàng đang cung cấp thì xem xét sơ bộ đến tài sản đảm bảo, nếu tài sản đảm bảo không đủ thì thông báo sơ bộ cho khách hàng và đề nghị bổ sung sau khi đạt được thoả thuận với khách hàng thì tiến hành các yêu cầu tiếp theo (thông thường khách hàng cần vay 1 khoản tiền và muốn biết sớm ngân hàng có đồng ý hay không, nếu không rõ ràng thì dễ gây thất vọng, bực tức cho khách hàng vì mất thời gian chuẩn bị và cung cấp hồ sơ, đôi khi khách hàng cho rằng NVTD cố tình làm khó dễ vì lý do xyz). Các bước tiếp theo cố gắng tư vấn và hướng dẫn khách hàng thật chi tiết, cụ thể để khách hàng có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngân hàng, tránh để khách hàng tốn thời gian cho việc chuẩn bị và cung cấp hồ sơ).
Theo Handhelp cafe
 
Anh chị em đồng nghiệp có HS nào cần đẩy thì đẩy qua nhe. Thanks
 
Ngoài ra, Công việc của nhân viên tín dụng còn bao gồm những khâu sau nữa.
1. Xác minh, thẩm định các hồ sơ vay của khách hàng
2. Đề xuất ý kiến về cấp phát tín dụng, gia hạn và bảo lãnh bộ hồ sơ tín dụng
3. Theo dõi, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng;
4. Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, kiểm tra đề xuất đối với khoản vay xin gia hạn, lập các thủ tục đáo hạn và tham gia khởi kiện đối với các khoản nợ xấu.

Nhân viên tín dụng thường phải đảm bảo các trình độ và bằng cấp sau:
1. Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành Tài chính - Tín dụng, QTKD, Ngân hàng, Kinh tế...
Ngoài ra trên hết là các kỹ năng mềm như khả năng đàm phán thương thuyết (negotiation), khả năng thẩm định tài sản và các dự án kinh doanh.

Dưới góc độ của nghiệp vụ ngân hàng, Nhân viên tín dụng là một bộ phận quan trọng, tiếp cận với khách hàng ở thế chủ động (tức là chủ động tìm kiếm những khách hàng cần vốn vay, thẩm định họ và cho họ vay - khác với việc tự để khách hàng tìm đến minh).

Nhưng dưới góc độ của khách hàng và của xã hội bây giờ, với "nhận thức kinh tế" chưa hoàn thiện, nhân viên tín dụng thường bị đánh đồng với những nhân viên môi giới bảo hiểm, cho vay thế chấp, nên không được nhìn nhận chính xác vai trò của họ trong nền kinh tế.
 
Ngoài ra bản chất nghề nghiệp của NVTD chỉ là liên quan đến tín dụng, tức là thẩm định rồi cho vay rồi giám sát.
Còn theo bác nói thì đó là NVTD kiêm nhiệm thêm công việc của các nghiệp vụ ngân hàng khác như thẻ, tiết kiệm rồi. Và đúng là trong thời kỳ khủng hoảng, thắt chặt tín dụng, thì người ta lại càng cần NVTD để thuyết phục cho vay nhưng cũng đồng thời thẩm định đúng đối tượng để cấp tín dụng.
Có nghĩa là tín dụng không có nghĩa chỉ một phía là cho vay, mà còn một mặt quan trọng khác là thẩm định và giám sát nó.

Cơ hội cho NVTD không tính đến văn bằng 2 hay bằng chính quy, chủ yếu hiện nay các bank coi trọng những nhân viên có kỹ năng mềm tốt, khả năng thẩm định cho vay (hệ số tín dụng) đối với các dự án của doanh nghiệp, và thường là nên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương.
 
Thực ra cái cách gọi "nhân viên tín dụng" được sử dụng từ thời bao cấp, đến nay khi hoạt động của các ngân hàng đã phát triển, các loại hình sản phẩm, dịch vụ được đa dạng hoá thì cách nhìn nhận của mọi người đã có nhiều thay đổi.
VD: Trước đây Phòng quản lý cho vay và thu hồi nợ vay (50% hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ) được gọi là: Phòng Tín Dụng (hay Phòng Đầu Tư)
Nay: Thay đổi thành Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp hoặc Phòng Kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng (cái này em thấy hợp lý nhất).
 
5 bước tìm khách hàng không thể bỏ qua

Làm thế nào để tìm được khách hàng huy động ? làm thế nào để tìm được khách hàng cho vay ?
Những ngày đầu đi làm tín dụng, lúc nào tôi cũng đặt câu hỏi tìm khách hàng ở đâu bây giờ ? Làm sao để biết được người nào có nhu cầu gửi tiền hoặc vay tiền trong hàng triệu người qua lại trên đường. Hệ quả là cứ gặp một người nào mới quen tôi đều hăm hăm tiếp thị.

Đối với chuyên viên quan hệ khách hàng thì chỉ tiêu luôn luôn là vấn đề trăn trở nhất. Chỉ tiêu xuất hiện mọi lúc mọi nơi, thậm chí lúc ăn, lúc nhậu, lúc ngủ cũng chỉ tiêu. Đã hơn 4 năm kể từ ngày ấy, áp lực chỉ tiêu vẫn còn nhưng tôi đã cảm thấy thoái mái hơn. Hôm nay, tôi tổng hợp một số cách tìm kiếm khách hàng, đặc biệt dành cho những bạn mới làm tín dụng, những bác lâu năm, nếu có cách hay bổ sung giúp tôi nhé:

1. Khách hàng là bạn bè, người thân trong gia đình
Đây là phương thức dễ dàng nhất đối với những người mới. Chúng ta không cảm thấy ngại ngùng khi tiếp thị sản phẩm ngân hàng, chúng ta dễ được thông cảm nếu lóng nga lóng ngóng khi chưa hiểu hết sản phẩm. Và hơn lúc nào, đây là những người ủng hộ chúng ta đầu tiên, là những đại lý bán hàng cho chúng ta mà không đòi hỏi "hoa hồng" hay "chiết khấu.

2. Nguồn khách hàng của đồng nghiệp
Có thể chúng ta là những người xa nhà, làm việc ở nơi mà ta không có người thân, còn bạn bè cũng chỉ là những đứa sàng sàng mới tốt nghiệp ra trường. Thì cách tiếp cận thứ 2 này là nhờ các đồng nghiệp đi trước chia sẻ cho một số khách hàng của họ. Vì một số cán bộ tín dụng lâu năm có nguồn khách hàng khá tốt, đôi lúc họ không có thời gian để làm hết hồ sơ nên có thể chuyển cho bạn. Điều này phụ thuộc vào cách bạn quan hệ với họ. Tôi chẳng thể nào từ chối được một em mới vào làm có ánh mắt "cầu thị" ,"nhiệt huyết" xin tôi giới thiệu cho một vài khách hàng :D. Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo với bạn là có một vài đồng nghiệp khá "xấu" khi chuyển một số khách hàng cũ đang có dấu hiệu nợ xấu hoặc giới thiệu khách qua cò cho đồng nghiệp mới.

3. Nguồn khách hàng ở hội nhóm, các khóa học
Khi hết giờ làm, bạn thường làm gì ? Về nhà lướt web, chơi game hay xem phim ? hoặc cafe chém gió ?
Hãy tạo cho mình một thói quen lành mạnh. Hãy tham gia các hội nhóm: hội tennis, cầu lông, bóng đá, khiêu vũ, oto,.. Những khách hàng tiềm năng nhất thường nằm trong những hội này. Chúng ta vừa rèn luyện được sức khỏe, vừa nâng cao kiến thức, vừa tăng skill giao tiếp, vừa có có hội để có được khách hàng. Còn điều gì hơn thế ?

4. Nguồn khách hàng ở sàn giao dịch, showroom
Showroom ô tô, sàn giao dịch bất động sản là kênh khai thác khách hàng khá hiệu quả , tập trung được phân khúc khách hàng có nhu cầu thực sư. Tuy nhiên đòi hỏi bạn xây dựng mối quan hệ đủ mạnh với đội ngũ nhân viên tại đây. Hai điểm lớn cần giải quyết là thời gian giải quyết hồ sơ và chính sách hoa hồng cho người giới thiệu.

5. Khách hàng giới thiệu khách hàng
Đây là kênh mà tôi thích nhất và khai thác hiệu quả nhất. Phương châm của tôi là luôn phục vụ khách hàng tốt nhất, không %, không khó dễ, hồ sơ nhanh, gọn. Điều này làm khách hàng rất hài lòng. Đổi lại, tôi chỉ khéo léo nhắc họ: "anh/chị có bạn bè có nhu cầu vay giới thiệu cho em nhé".

Trên đây là 5 cách của tôi để tìm kiếm khách hàng. Nó có thể tốt nhất với tôi nhưng cũng có thể không phù hợp với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử theo cách của tôi ;)
 
Tập đoàn HSBC vừa thực hiện khảo sát về hành vi mua sắm theo thế hệ đối với thế hệ thiên niên kỷ (millennial – hay thế hệ Y, chỉ những người sinh trong khoảng thời gian từ 1981 đến 1998) trên toàn cầu.

Theo đó, việc sở hữu một ngôi nhà không hẳn là một giấc mơ ngoài tầm tay. Tuy nhiên, tăng trưởng lương chậm lại và giá nhà gia tăng hiện nay đang là những rào cản chính khiến họ phải trì hoãn kế hoạch mua nhà.

Theo kết quả khảo sát với sự tham gia của hơn 10.000 người ở 10 quốc gia, trung bình cứ 10 người trẻ thì có gần 4 người (38%) hiện đang có nhà riêng. Đối với những người hiện chưa sở hữu nhà, có đến 81% trong số họ có dự định mua nhà trong vòng năm (5) năm tới, mặc dù tỷ lệ này có dao động lớn tùy theo quốc gia.

Có 62% trong số những người trẻ chưa sở hữu nhà nói rằng họ cần lương cao hơn mới có thể mua được nhà, điều đó cho thấy không phải ai cũng có thể đạt được mục tiêu mà mình dự định.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng một bộ phận người trẻ chưa có kế hoạch tài chính tốt cho mục tiêu mua nhà của mình. Trong số những người chưa sở hữu nhà và có dự định mua nhà trong vòng 2 năm tới, gần 1/3 (30%) thừa nhận rằng họ chưa hình dung ngân sách tổng thể và khoảng 55% chỉ mới ước tính ngân sách sơ bộ.

Với thị trường Việt Nam, HSBC cho rằng nhu cầu sở hữu nhà ở đang tăng cao do đất nước đang trong giai đoạn dân số “vàng” và tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Hiện gần 1/3 dân số (32,8%) đang ở độ tuổi 25-45 và phân nửa trong số đó là thế hệ trẻ. Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đạt tỷ lệ 35% trong năm 2016 và ước đạt 40% tính đến năm 2020, đồng nghĩa với việc các trung tâm kinh tế như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng sẽ trở thành nhà của khoảng 36 triệu dân trong vòng bốn năm tới.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), tại thành phố mỗi năm có hơn 50.000 cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn, kéo theo nhu cầu cao về nhà ở. Tuy nhiên, cũng giống như những người trẻ trên toàn cầu trong cuộc khảo sát của HSBC, khả năng mua nhà của họ cũng bị giới hạn bởi giá nhà tăng và chưa có kế hoạch tài chính hợp lý.

Ông Sabbir Ahmed, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản, HSBC Việt Nam, đã giúp xác định 4 bước lập kế hoạch tài chính để người trẻ có thể đạt được giấc mơ mua nhà.

Một là, lên kế hoạch từ sớm và đừng xem nhẹ khoản thanh toán đầu tiên. Theo chuyên gia, càng sớm lên kế hoạch, giấc mơ mua nhà của bạn càng sớm thành hiện thực. Kế hoạch này phải bao gồm việc tiết kiệm cho khoản thanh toán đầu tiên khi mua nhà. Hãy tìm hiểu gói sản phẩm cho vay mua nhà cạnh tranh giúp bạn có thể thanh toán phần chi phí còn lại.

Thứ hai, lập ngân sách cao hơn giá ngôi nhà cần mua. Cần phải tính toán đến những chi phí để biến ngôi nhà bạn mua trở thành nơi bạn muốn sống, và đảm bảo rằng bạn không bỏ sót những chi phí này trong kế hoạch tài chính của mình.

Thứ ba, cân nhắc xem bạn có thể hy sinhnhững gì cho giấc mơ mua nhà của mình. Chuyên gia khuyên rằng cần xem xét cắt giảm chi tiêu mỗi ngày. Hãy suy nghĩ linh hoạt về cách làm sao có thể giúp bạn mua được một ngôi nhà, ví dụ, mua chung với một người thân hay bạn bè.

Và thứ 4, có cái nhìn bao quát về tình trạng tài chính của bản thân. Hãy nghĩ rằng vay mua nhà là một phần của kế hoạch tài chính dài hạn chứ không phải là giao dịch một lần. Mỗi khoản vay mua nhà khác nhau sẽ phù hợp với tình hình và nhu cầu tài chính khác nhau. Do vậy, hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia tài chính để chắc rằng bạn có sự lựa chọn đúng đắn.

Minh Quân

Theo Trí thức trẻ
 
Chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên tư vấn tài chính,… dù có hàng trăm kiểu gọi tên thì ai cũng biết và ai cũng hiểu. Người trong ngành biết đến đã là một chuyện, nhưng khách hàng cũng dễ dàng nhận diện và gọi tên, có lẽ bởi vị trí này khá phổ thông, lại thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Khách hàng giao dịch chỉ biết anh A mời thẻ tín dụng, chị B làm hồ sơ vay, nào ai có được chạm mặt sếp nọ sếp kia. Bộ mặt của cả ngân hàng thu bé lại vừa bằng anh chuyên viên quan hệ khách hàng. Thế là trăm dâu đổ đầu tằm, làm nhân viên ngân hàng chẳng sướng như lời đồn!

1. Áp lực chỉ tiêu

Công việc nào cũng có áp lực, nói ra lại có người bảo than gì mà than lắm thế, nhưng mấy ai ngoài cuộc hiểu cho nỗi lòng nhân viên ngân hàng.

Chỉ riêng nói tới chỉ tiêu, hai tiếng nghe thì nhẹ bẫng mà hàng ngày, hàng giờ trở thành nỗi ám ảnh thường trực với bất cứ chuyên viên nào. Chuyên viên khách hàng cá nhân thì mỗi tháng phải giải ngân ít nhất dăm ba tỷ là chuyện bình thường, chưa kể chỉ tiêu thẻ tín dụng, thậm chí có ngân hàng còn "cài" thêm việc bán bảo hiểm. Thời điểm khát vốn, chuyên viên còn gánh thêm chỉ tiêu huy động.

Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lại có thêm chỉ tiêu phí dịch vụ, TOI (doanh thu trung bình của một khách hàng từ việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng), phát triển khách hàng mới, duy trì khách hàng hiện tại. Nguồn khách hàng vốn đã hiếm hoi, lại thêm cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, khiến cho hai chữ "chỉ tiêu" càng đè nặng lên đôi vai chuyên viên.

Không có khách đã khổ, nhiều khách quá cũng chẳng sung sướng gì. Trong khi nhiều người bươn chải khắp nơi, hàng ngày dành nửa thời gian ngồi lỳ ở showroom ô tô tán phét với các anh sales sàn, tối đến lại hẹn nhậu với anh sales bất động sản thân thân mà đã lâu chẳng thấy “bắn” cho khách nào ngon, thì những chuyên viên lâu năm lại có sẵn mối quen, nên chẳng bao giờ hết việc. Có khi chưa xong khách này đã có người í ới gọi đi tư vấn cho khách khác, chạy như ngựa vía ngoài đường cả ngày, chiều tối ôm một tập giấy tờ về kỳ cạch hoàn thiện hồ sơ vay cho khách. Giờ hành chính là để đi kiếm khách, còn ngoài giờ mới là giờ bàn giấy. Chưa kể nhiều trường hợp giấy tờ "lắt léo", chuyên viên lại hỏi han khắp nơi để tìm hướng giải quyết phù hợp nhất. Mà khách thì không muốn chờ đợi lâu, miệng thì vẫn phải hứa, nhưng nhìn đống việc chất cao như núi mà không khỏi ngao ngán.

Bình thường chạy chỉ tiêu đã mệt đứt hơi, nhưng vì cạnh tranh, ngân hàng không ngừng "vẽ" ra hàng chục chương trình thi đua mỗi năm. Hết thi đua giữa các chi nhánh định kỳ hàng quý, hay thi đua theo từng danh mục sản phẩm, lại đến thi đua nội bộ chi nhánh bằng cách chia team để chạy chỉ tiêu. Gọi là chương trình thi đua để tăng động lực cho anh em bằng giải thưởng, thường là tiền mặt, kỷ niệm chương và được vinh danh, nhưng chuyên viên đến khổ với những chương trình kiểu này.

Khách thì không phải ngồi một chỗ là có, nhưng chương trình thi đua chỉ chạy trong một thời gian ngắn, nên phải nói rằng anh chị em bỏ hết chuyện riêng để chạy chỉ tiêu cho bằng được, chạy hết tốc lực đua với thời gian. Chuyện một chi nhánh nọ, vì thi đua giữa hai team mà gây mất đoàn kết nội bộ, giành giật khách với nhau, khiến cho khách hàng mất thiện cảm, kết quả thi đua chưa đạt kế hoạch đăng ký, giám đốc chi nhánh bị khiển trách trước cuộc họp toàn hàng. "Thi đua" đâu chẳng thấy, chỉ thấy "thua đi".

2. Rủi ro rình rập

Chỉ tiêu là một chuyện, để hoàn thành được chỉ tiêu đó, nhiều chuyên viên bất chấp rủi ro, cứ có khách là làm. Thậm chí, việc giả mạo hồ sơ giấy tờ để nâng xếp hạng khách hàng hay dặn dò khách cách trả lời câu hỏi mà tái thẩm định đưa ra không còn xa lạ với một bộ phận chuyên viên.

Rất nhiều vụ việc bê bối mà nhân viên ngân hàng giả mạo hồ sơ chứng từ nhằm biến khách hàng từ "chưa tốt" thành "đủ điều kiện", thậm chí "rất tốt" để cấp tín dụng, nhưng dường như vẫn chưa là đủ, bởi rủi ro là khái niệm trừu tượng, còn chỉ tiêu là con số không hề câm lặng, vẫn được sếp nhắc nhở mỗi ngày.

Một câu chuyện có lẽ không hề đáng ngạc nhiên, một anh best seller đột nhiên bị thôi việc trong lặng lẽ. Nội bộ chỉ biết nhìn nhau thở dài, bởi anh là một người quan hệ rộng, lại có năng lực thực sự. Tuy nhiên, cũng vì để đạt mức doanh số trong mơ ấy, chi nhánh của anh đã dồn hết doanh số của nhân viên khác cho anh, đồng thời bản thân anh cũng ráo riết chạy đua. “Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, vài vị khách trong số anh cấp tín dụng là người quen của nhau, vay tiền về đem cá độ. Mặc dù giấy tờ kiểm tra kiểm soát sau vay vẫn được ký đầy đủ, nhưng sự việc vỡ lở, nợ xấu loại ba có nguy cơ không thu hồi được, vì một người đã bị bắt giam, còn hai người kia đã khóa cửa nhà bỏ trốn. Xét tới tinh thần làm việc và những đóng góp cho ngân hàng, anh "được" cho nghỉ việc trong thầm lặng, đến khi nhiều người biết được, anh đã được một ngân hàng có tiếng khác mời về làm. Kết thúc tuy rằng có hậu, nhưng cũng phải công nhận rằng, không phải ai cũng được may mắn như anh chuyên viên nọ.

3. Sức khỏe giảm sút

Việc chuyên viên phải cày mặt ngoài đường, bất kể mưa dầm gió rét hay nắng nóng như thiêu như đốt, bụi bặm kẹt xe,… không còn xa lạ, và gần như là bắt buộc nếu chấp nhận vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng. Đặc biệt nếu phục vụ khách VIP, hay khách hàng doanh nghiệp có tiếng tăm một chút, sẽ càng cần sự nhiệt tình chu đáo. Rồi để kịp giải ngân cho khách, có hôm chuyên viên còn phải trực chờ đến 8, 9h tối mới xong, lại còn phải cậy nhờ từ hỗ trợ tín dụng đến bộ phận quỹ. Cơm canh thất thường, lắm khi lười lại không nấu cơm mà ăn tạm món gì mua ngoài đường, vừa mất vệ sinh lại không đủ chất.

Và không thể không nhắc tới việc nhậu nhẹt. Đã là chuyên viên quan hệ khách hàng, đây được coi như một "kỹ năng mềm" cần thiết để có thể làm được và làm tốt. Gặp đối tác, gặp nhân viên sàn bất động sản hay showroom ô tô, gặp bạn của bạn bè, tất cả đều có thể dễ dàng trơn tru trên bàn nhậu. Nhiều kih làm vất vả ở cơ quan, tối chỉ thèm được về nhà ngủ, nhưng nhận được cuộc điện thoại từ đối tác, lại phải đi nhậu. Sáng hôm sau vẫn phải chỉnh tề cắp cặp đi làm, bất kể tối hôm trước say sưa đến 1, 2h sáng. Nhưng nếu không nhậu nhẹt, thì sẽ chẳng có deal nào được chốt, sếp cũng không vừa lòng, và chỉ tiêu thì mãi mãi vẫn lẹt đẹt mà thôi.

Nói thì nói vậy, tuy rằng nghề tín dụng không hào nhoáng như người ta vẫn nói, với hàng chục lý do cả có tên lẫn không tên, nhưng không thể phủ nhận, nghề tặng lại cho chúng ta không hề ít. Đó là sự trưởng thành, dù khó khăn và đau đớn, nhưng nhanh chóng và hiệu quả. Đó là cách nhìn người, nhìn đời, cách đón nhận những khó khăn trong cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Đó là kinh nghiệm sống phong phú, được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau, được đánh giá, nhận xét, được tặng thêm hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Và trên hết, đó là những mối quan hệ thực sự, những người bạn, người anh, người chị còn ở lại sau bão tố phong ba, mà nếu không được quen, có lẽ sẽ không bao giờ có được. Cái gì cũng có hai mặt, quan trọng là cách ta đón nhận nó mà thôi.

CTV Phương Nguyên

Theo Trí thức trẻ
 
Một trong những hình thức vay vốn rộ lên dịp trước và sau Tết Nguyên đán vừa qua, đó chính là hình thức "TÍN DỤNG ĐEN". Tuy hình thức vay vốn này không bị Nhà nước cấm đoán nhưng không có nghĩa đây có thể là một kênh vay vốn AN TOÀN đối với người dân
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,445
Thành viên mới nhất
Orionn
Back
Bên trên