Nhân viên mới - Cần làm gì đề vượt qua áp lực công việc trong thời kỳ khủng hoảng?

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Thời gian gần đây, trên diễn đàn đã xuất hiện một số topic nói về áp lực của các bạn nhân viên mới, cụ thể ở đây là Chuyên viên Quan hệ khách hàng trong thời kỳ khủng hoảng như Sự Thật về công việc là một Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng SA của Maritimeba; Sự thực về công việc trong ngân hàng, thấy buồn quá .... Phải công nhận một thực tế rằng, công việc ngành Ngân hàng không hề "màu hồng" như một số bạn "cố tình tưởng tượng" hoặc được bạn bè "tô vẽ". Tôi nghìn lần đồng cảm với những suy nghĩ này (bản thân cũng đã từng gặp phải trong năm đầu đi làm :|)

Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe thấy đâu đó phong phanh những lời đồn đoán như: Nhân viên ngân hàng "ngồi mát ăn bát vàng", công việc nhàn hạ, suốt ngày mặt hoa da phấn, ngồi điều hòa máy lạnh, lương cao, thưởng lắm, quan hệ nhiều ... và vô số điều tốt đẹp khác.

Khi nghe những điều đó, tôi dám cá rằng một số bạn nghe xong chỉ biết "mơ và mơ" chứ không hề nhìn nhận xem ai là người phát ngôn ra cái thực tế "tốt đẹp" đó! Chắc chắn rằng, 1- Đó là người không phải làm ngân hàng; 2- Là người làm ngân hàng nhưng thuộc dạng "sĩ diện cao"; 3- Có người nhà làm Ngân hàng và ... nhìn thấy thế; 4- Các đối tượng khác ....

Xin thưa, đây chính là một tác nhân tiêu cực gây shock cho các bạn nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên mới, chân ướt chân ráo vào Ngân hàng với bao mơ ước và kỳ vọng.

Vậy, hiện thực của nhân viên ngân hàng là gì?

Ăn ngon, mặc đẹp: Ăn ngon thì không dám chắc (Vì cái này tùy tính khí từng người, có thể có người lại không thích ăn ngon :p); còn mặc đẹp thì chắc chắn (dưới góc độ chuyên nghiệp thôi nhé). Mỗi nhân viên Ngân hàng sẽ có đồng phục của Ngân hàng- tất nhiên, nó chỉ đẹp khi các bạn làm việc (đồng phục chỉ đẹp trong tập thể mà); một số vị trí không được (hoặc không phải) mặc đồng phục thì cũng được khuyến cáo mặc đồ công sở, sáng màu, sạch sẽ vì thế nhìn ngoài vào ắt ... phải đẹp.
Một số vị trí được coi là bộ mặt của Ngân hàng như GDV, QHKH, Lế Tân ... ngoài việc được cấp phát đồng phục sẽ có thể phụ cấp ... trùng tu sắc đẹp (phụ cấp son phấn) cho các chị em nữ, nên nói làm nhân viên Ngân hàng sướng ở khoản này cũng đúng (DN khác không phải đâu cũng có);

Lương cao, thưởng nhiều? Mặt bằng chung, lương của nhân viên mới rơi vào mức khung từ 3,5trđ đến 8,0trđ/tháng. Ngoài lương, các ngày nghỉ lễ (như Giỗ tổ 10.3; 30.4; 2.9; 1.6; 8.3; 20.10...) không ít thì nhiều, đều có những phần thưởng nhất định. Ngân hàng "giàu" thì có thể là 1 đến 2 tháng lương; trung bình thì 1,2 trđ; bèo nhèo thì 200k-500k hoặc một vài món quà nho nhỏ gọi là.
Còn thưởng? Cuối năm âm lịch, báo chí rầm rộ, Bank A thưởng 50 tháng lương; Bank B thưởng 20 tháng lương, một vài "nhân vật" ngẫu hứng lên truyền hình, phát thanh "ầm ĩ" rằng, tôi (ngân hàng tôi) thưởng cả trăm triệu cho nhân viên????. Ai thấy thế chả ham, chả mơ :D. Lại nhớ, ngày tôi mới đi làm, bố mẹ hỏi: "Bố mẹ thấy ngân hàng con năm nay thưởng 120trđ, đưa mẹ cầm cho ko lại tiêu hết" ;)) nhưng thực tế thì.... năm ý tôi được "thưởng" đâu tận 8,0trđ thì phải.

Tại sao có sự chênh lệch đó? Đơn giản thôi các bạn ạ, thưởng của Ngân hàng thường tính theo số tháng, nên ai lương càng cao (các sếp) thì thưởng càng cao, chưa kể, còn tính theo số tháng làm việc thực tế nữa, nên ai làm đủ 12 tháng mới được đầy đủ thưởng cả năm, còn không thì chỉ tính theo số tháng làm việc thôi :D Vì thế, nếu phỏng vấn mấy sếp cho mức lương đang là 50trđ/tháng thì chỉ cần được thưởng 2 tháng là họ được 100trđ rồi, trong khi, nhân viên chỉ được có .... 7,8trđ :p

Môi trường làm việc chuyên nghiệp?
Không dám nói Ngân hàng là môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất nhưng theo tôi, Ngân hàng là một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tất nhiên, đâu đó vẫn có những đơn vị kinh doanh sạn, những con người sạn nhưng số đó không quá nhiều và chắc chắn không phải là tất cả. Đâu có nhiều DN có văn hóa DN, đâu có nhiều DN có đồng phục, chính sách nhân sự chăm sóc nhân viên .. như Ngân hàng?

Áp lực công việc và doanh số?
Đây là cái mà tôi thấy các bạn "than" đến nỗi đen cả UB :p. Chắc chắn rồi, Lãnh đạo và đặc biệt là lãnh đạo ngân hàng - những người đầu óc toàn sạn, tính toán như thần - họ không thể tuyển bạn về để bạn "ăn không ngồi dồi" ngư ông thảnh thơi hưởng lợi từ đồng vốn sương máu của họ. Vì thế, cũng lại đương nhiên, các bạn phải làm việc - không chỉ thế mà phải làm việc cật lực là đằng khác!

Bạn cứ đặt một phép tính nhỏ thế này, để nuôi bạn với mức lương 6trđ/tháng, thì chí ít bạn phải làm ra lợi nhuận cho ngân hàng 12trđ/tháng (vì ngoài lương của bạn, ngân hàng phải trả chi phí vận hành, corebanking, tiền thuê văn phòng, văn phòng phẩm, chi phí điện nước, internet, cơ sở vật chất, chi phí quản lý...chưa kể đến mức lợi nhuận mà các sếp mong muốn). Vì thế đừng vội vàng so bì thắc mắc rằng tôi làm cật lực vậy mà chỉ được hưởng mức lương như thế....

Hiện nay, ngành ngân hàng đang tái cơ cấu mạnh mẽ với định hướng phát triển bền vững, vì thế, một số cách thức kinh doanh cũ đang dần mất đi, thay vào đó là những cách thức mới (tập trung vào chất lượng dịch vụ chẳng hạn) cũng làm không ít bạn thấy áp lực. Tại sao tôi phải dịu dàng, mềm mỏng với KH trong khi tôi đang phát điên? Tại sao ngày nào tôi cũng phải chạy chỉ tiêu huy động trong khi công việc của tôi là QHKH - được chính tôi hiểu là chỉ cho vay ....

Cách hiểu sai về công việc, về tính chất công việc cộng với tâm lý đám đông đã dần tới tình trạng stress của không ít nhân viên Ngân hàng!

Những sai lầm thường mắc phải của nhân viên mới:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trạng thái stress, bối rối trong công việc, tôi tạm đúc kết ra một số sai lầm như sau:
  1. Quá ôm đồm, không biết cách phân bổ thời gian: Khi mới đi làm, ai cũng hừng hực khí thế, ai giao gì cũng làm. Thôi thì thời gian đầu cũng chưa biết ai với ai thì ai sai gì làm cái nấy, còn hơn là ngồi chơi! Tuy nhiên, phải hết sức cẩn thận và phân bổ thời gian hợp lý, hãy dứt khoát với từng công việc, giải quyết nó tận gốc trước khi nhận công việc tiếp theo.
  2. Tâm lý đám đông: Chắc hẳn đã có bạn rơi vào tình trạng, bị chi phối bởi các anh chị cũ, những người đã có kinh nghiệm làm việc tại nơi bạn làm việc nhiều hơn bạn. Họ bắt đầu kêu than, oán thán và bạn ngay lập tức bị cuốn theo tâm lý đó. Bạn nghĩ rằng: Ừ thì họ làm ở đây lâu rồi, biết hết những cái bên trong rồi ,chắc nó cũng chả ra gì, haizza, nản nhỉ ..... Và như thế, chỉ vài ngày, bạn và họ sẽ là một, một bộ mặt ủ dột nơi công sở!
  3. Chỉ biết gào thét, không chịu hành động: Tôi đã từng lọ mọ ngồi gõ các bài hướng dẫn đối với nhân viên mới về một vài phương pháp để duy trì và hoàn thành chỉ tiêu như: Làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu cho vay, huy động và dịch vụ khác của Ngân hàng; Tiếp cận & Duy trì mối quan hệ khách hàng bằng "Niềm tin" .... có bạn comment, cảm ơn, gật gù hoặc có bạn nói thẳng "lý thuyết suông - ông đã thử chưa hay toàn chém gió". Thế tôi hỏi các bạn: Các bạn đã thử chưa mà dám bảo tôi chém gió? Mọi lý thuyết đều bắt nguồn từ thực tế (không chỉ lý thuyết của tôi mà còn của nhiều người khác). Các bạn luôn chỉ biết hoài nghi, kêu ca, phàn nàn trong khi không bao giờ thử! Không thử sao biết được? Đây là một trong những sai lầm không chỉ riêng của Bankers trẻ mà còn của nhiều người!
Đứng trước thử thách, đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao thẳng bên cạnh làm được mà mình không làm được chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mình có thể làm tốt hơn khi rút kinh nghiệm cái này, phát huy cái kia chưa? Và có bao giờ các bạn tự hệ thống hóa những gì mình làm để tự tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của mình chưa? Hay chỉ biết kêu than rằng "ôi giời ơi sao bất công thế?"! Công bằng chỉ đến với người biết cố gắng hết sức thôi các bạn ạ! Tại sao Steve Jobs luôn nghĩ ngày mai mình sẽ chết! Đơn giản - để ông sống hết mình với ngày hôm nay!
Tất nhiên, ở đời, không phải ai cũng là vĩ nhân của thiên hạ, nhưng theo tôi, cứ là vĩ nhân của chính bản thân mình là được lắm rồi! Cái khẩu hiệu mà các bạn hô "Chơi hết sức - Làm hết mình" thời sinh viên chắc chả còn mấy ý nghĩa khi sự mệt mỏi, chán trường xâm lấn tâm lý mỗi chúng ta.

Vài lời khuyên để các bạn tham khảo:
Vẫn mạo muội đưa ra lời khuyên, dù biết nhiều người không thoải mái, nhưng kệ thôi, tôi vẫn cứ làm những thứ tôi muốn, hết sức có thể, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn, đặc biệt các bạn mới vào nghề có thể tự bước qua được những thử thách đầu đời.

  • Tự tạo cho mình một không khí làm việc tích cực: Món này báo chí nói nhiều rồi, nào là trang trí, hoa hoét, thay đổi chỗ ngồi .... những thứ đó tốt, nhưng tôi không quan tâm lắm: Tạo mối quan hệ với đồng nghiệp là cái tôi quan tâm hơn. Đừng chạy theo tâm lý đám đông, kết bè kết phái một cách quá lộ liễu, cũng đừng tỏ ra xu nịnh hay lạnh lùng quá với đồng nghiệp cấp trên. Một thái độ cầu thị là cái tôi nghĩ là cần. Thế nào là cầu thị? Đơn giản thôi, trước mỗi vấn đề, dù bạn biết rồi, cũng nên tham khảo đồng nghiệp (nếu có thể và có thời gian); khi tham khảo thì nên lắng nghe lời khuyên của họ, đừng phản ứng ra mặt nếu họ khuyên sai hoặc ...không biết gì. Cứ ghi nhận và nếu có thể thì trao đổi nhẹ nhàng, có sung khắc không nên giải quyết trước mặt đồng nghiệp khác, nên giải quyết riêng tư tại nơi ... kín đáo :D
  • Về cách đối nhân xử thế, các bạn có thể tham khảo trong một bài viết khác:Làm thế nào để có kỳ thực tập hiệu quả trong Ngân hàng?
  • Ứng xử với chỉ tiêu một cách tích cực: Khi nhận một chỉ tiêu nhất định, việc đầu tiên là phải tìm hiểu nó. Nó là cái gì? Định lượng ra sao và Deadline như thế nào? Riêng đối với chỉ tiêu về Tín dụng, ngoài các yếu tố trên, cần phải tìm hiểu thêm về định hướng phát trển (tập trung cho vay tối tượng nào, ngành nghề gì, quy mô ra sao ...); khẩu vị rủi ro của Ngân hàng là gì? làm thế nào để cho vay an toàn ...Cũng xin nói thêm ,trong giai đoạn hiện tại, phát triển bền vững là xu hướng được các Ngân hàng đang hướng tới, vì vậy rất kén khách hàng vay, công việc của chúng ta là nghiên cứu kỹ các quy định của Ngân hàng để đảm bảo cho vay đúng quy định. Tuyệt đối không để khách hàng "dắt mũi" (Về nghiệp vụ Tín dụng, tôi sẽ đề cập ở bài viết khác);
  • Ứng xử với thất bại: Không ai không lo lắng khi không hoàn thành chỉ tiêu. Tôi phải khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, ngay cả tổng thể toàn hàng cũng nhiều Ngân hàng không hoàn thành chỉ tiêu do chính mình đặt ra chứ đừng nói đến từng nhân viên. Cái quan trọng là đối mặt với thất bại về chỉ tiêu như thế nào cho thích hợp. Thay vì lo lắng. mất ăn mất ngủ chỉ vì một suy nghĩ: Thôi chết rồi, mình không hoàn thành chỉ tiêu, liệu có trụ lại được không đây? Lo lắm! Giờ mà nghỉ việc thì biết làm gì? Bạn bè, gia đình nhìn vào ... xấu hổ lắm! các bạn nên dành những thời gian đó, nhìn lại thất bại của mình, xem tại sao mình thất bại, và có cách nào để khắc phục hay không? Việc tự nhận định được/đúng nguyên nhân thất bại chính là 50% thành công của bạn. Trong trường hợp không tự "tìm đường" khắc phục được, các bạn có thể tham khảo ý kiến người thân, bạn bè (kể cả những người không làm việc trong ngân hàng) rất có thể họ giúp được bạn. Tuy nhiên, bạn đừng ca lại bài ca "bán than" với họ, tôi chắc rằng họ chán ngấy món ăn cũ này rồi :p
Đứng trên góc độ quản lý, thất bại của nhân viên không quan trọng bằng thái độ của nhân viên đó với công việc, với thất bại. Tôi nhớ mãi một hình ảnh hồi học ĐH như thế này: Có một bạn đi muộn, xin thầy vào lớp, thầy này khá dễ tính, cho vào. Tính bạn này thì "điềm đạm" nên bạn ý cứ lững thững, thẳng lưng đi thủng thẳng đến chỗ ngồi. Thầy tuy hiền nhưng đã phải mời bạn này ra ngoài (mặc dù trc đó đã cho vào) chỉ vì cái thái độ thiếu tích cực!
Chúng tôi, những nhà quản lý, rất muốn có nhân viên tốt, nhưng hơn thế là nhân viên có thái độ tốt với công việc. Còn nếu bạn có thông minh đến mấy, nhanh nhẹn đên mấy, giỏi đến mấy mà thái độ tiêu cực, suốt ngày kêu than, giải pháp thì không chịu tìm, lúc nào cũng nhăm nhe tìm khó khăn để ...đổ lỗi thì có lẽ cũng phải xin lỗi các bạn, chúng tôi không quá cần những nhân viên như vậy! Ngược lại, cho dù chỉ tiêu của bạn không thực sự hoàn thành, nhưng bạn đã cố gắng để cải thiện nó (các suy nghĩ, hành động tích cực) - có thể hành động của bạn chưa thực sự hiệu quả thì sẽ không có nhà quản lý nào lại không cho bạn thêm cơ hội (trừ trường hợp đặc biệt). Các bạn cứ yên tâm rằng, tuyển được một nhân viên ngân hàng thông thường đã khó và mất thời gian lắm rồi chứ huống chi tuyển được người vừa có năng lực vừa có thái độ làm việc tốt. Thời nay, ai cũng biết kinh doanh là khó khăn, thương trường không có nhiều chỗ cho sự "thông cảm" nhưng không phải ai cũng "vô cảm" như các bạn tưởng. Hãy tin rằng, từng cố gắng nhỏ của bạn đều được các "sếp" nhìn nhận và đánh giá cả đấy.

Lời cuối:
Các bạn thân mến, Ngân hàng không phải là tất cả, tuy nhiên, nếu bạn có đam mê, có nhiệt huyết thì hãy tìm mọi cách tìm hiểu về nó trước khi quyết đinh có hay không gia nhập đội ngũ bankers. Đừng nóng vội chạy theo mốt, chạy theo suy nghĩ màu hồng để rồi thấy "đời không như là mỏ" rồi lại suy sụp, thất vọng.

Nói gì thì nói, trong khi các ngành khác thường xuyên nợ lương, không có việc mà làm chứ đừng nói gì đến khen thưởng bổng lộc thì ngân hàng vẫn là ngành không bao giờ chậm lương, yên tâm là luôn có việc để làm (nếu bạn nào đang kêu ca công việc mệt mỏi, chỉ tiêu căng tẳng, bạn thử nghỉ ở nhà 1 tháng xem có chịu được không nhé :p). Kêu thì cứ kêu, nhưng cũng không nhiều người bỏ việc chạy ra ngành khác! Vậy thì há gì, nhân viên mới, chúng ta không tạo ra không khí mới mà lại hùa theo những suy nghĩ tiêu cực? Suy nghĩ là của chúng ta, tại sao lại để người khác chi phối dễ dàng thế?

Chốt lại: Cái gì cũng có giá của nó, tìm hiểu kỹ trước khi dấn thân - Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Cố găng hết mình, đừng tự kỉ trong xó với những suy nghĩ lòng vòng - lao ra đường mà đoạt lấy những gì mình muốn, sống như ngày mai mình sẽ chết! Cố lên các Young Bankers & Future Bankers!!!!



P/s: Vài dòng gõ vội tâm sự cùng các bạn, có thời gian sẽ chỉnh sửa chỉn chu sau, :p

[/JUSTIFY]
thấy thực sự có ích cho những người mới như mình. Thx pro nhiều!
 
Thời gian gần đây, trên diễn đàn đã xuất hiện một số topic nói về áp lực của các bạn nhân viên mới, cụ thể ở đây là Chuyên viên Quan hệ khách hàng trong thời kỳ khủng hoảng như Sự Thật về công việc là một Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng SA của Maritimeba; Sự thực về công việc trong ngân hàng, thấy buồn quá .... Phải công nhận một thực tế rằng, công việc ngành Ngân hàng không hề "màu hồng" như một số bạn "cố tình tưởng tượng" hoặc được bạn bè "tô vẽ". Tôi nghìn lần đồng cảm với những suy nghĩ này (bản thân cũng đã từng gặp phải trong năm đầu đi làm :|)

Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe thấy đâu đó phong phanh những lời đồn đoán như: Nhân viên ngân hàng "ngồi mát ăn bát vàng", công việc nhàn hạ, suốt ngày mặt hoa da phấn, ngồi điều hòa máy lạnh, lương cao, thưởng lắm, quan hệ nhiều ... và vô số điều tốt đẹp khác.

Khi nghe những điều đó, tôi dám cá rằng một số bạn nghe xong chỉ biết "mơ và mơ" chứ không hề nhìn nhận xem ai là người phát ngôn ra cái thực tế "tốt đẹp" đó! Chắc chắn rằng, 1- Đó là người không phải làm ngân hàng; 2- Là người làm ngân hàng nhưng thuộc dạng "sĩ diện cao"; 3- Có người nhà làm Ngân hàng và ... nhìn thấy thế; 4- Các đối tượng khác ....

Xin thưa, đây chính là một tác nhân tiêu cực gây shock cho các bạn nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên mới, chân ướt chân ráo vào Ngân hàng với bao mơ ước và kỳ vọng.

Vậy, hiện thực của nhân viên ngân hàng là gì?

Ăn ngon, mặc đẹp: Ăn ngon thì không dám chắc (Vì cái này tùy tính khí từng người, có thể có người lại không thích ăn ngon :p); còn mặc đẹp thì chắc chắn (dưới góc độ chuyên nghiệp thôi nhé). Mỗi nhân viên Ngân hàng sẽ có đồng phục của Ngân hàng- tất nhiên, nó chỉ đẹp khi các bạn làm việc (đồng phục chỉ đẹp trong tập thể mà); một số vị trí không được (hoặc không phải) mặc đồng phục thì cũng được khuyến cáo mặc đồ công sở, sáng màu, sạch sẽ vì thế nhìn ngoài vào ắt ... phải đẹp.
Một số vị trí được coi là bộ mặt của Ngân hàng như GDV, QHKH, Lế Tân ... ngoài việc được cấp phát đồng phục sẽ có thể phụ cấp ... trùng tu sắc đẹp (phụ cấp son phấn) cho các chị em nữ, nên nói làm nhân viên Ngân hàng sướng ở khoản này cũng đúng (DN khác không phải đâu cũng có);

Lương cao, thưởng nhiều? Mặt bằng chung, lương của nhân viên mới rơi vào mức khung từ 3,5trđ đến 8,0trđ/tháng. Ngoài lương, các ngày nghỉ lễ (như Giỗ tổ 10.3; 30.4; 2.9; 1.6; 8.3; 20.10...) không ít thì nhiều, đều có những phần thưởng nhất định. Ngân hàng "giàu" thì có thể là 1 đến 2 tháng lương; trung bình thì 1,2 trđ; bèo nhèo thì 200k-500k hoặc một vài món quà nho nhỏ gọi là.
Còn thưởng? Cuối năm âm lịch, báo chí rầm rộ, Bank A thưởng 50 tháng lương; Bank B thưởng 20 tháng lương, một vài "nhân vật" ngẫu hứng lên truyền hình, phát thanh "ầm ĩ" rằng, tôi (ngân hàng tôi) thưởng cả trăm triệu cho nhân viên????. Ai thấy thế chả ham, chả mơ :D. Lại nhớ, ngày tôi mới đi làm, bố mẹ hỏi: "Bố mẹ thấy ngân hàng con năm nay thưởng 120trđ, đưa mẹ cầm cho ko lại tiêu hết" ;)) nhưng thực tế thì.... năm ý tôi được "thưởng" đâu tận 8,0trđ thì phải.

Tại sao có sự chênh lệch đó? Đơn giản thôi các bạn ạ, thưởng của Ngân hàng thường tính theo số tháng, nên ai lương càng cao (các sếp) thì thưởng càng cao, chưa kể, còn tính theo số tháng làm việc thực tế nữa, nên ai làm đủ 12 tháng mới được đầy đủ thưởng cả năm, còn không thì chỉ tính theo số tháng làm việc thôi :D Vì thế, nếu phỏng vấn mấy sếp cho mức lương đang là 50trđ/tháng thì chỉ cần được thưởng 2 tháng là họ được 100trđ rồi, trong khi, nhân viên chỉ được có .... 7,8trđ :p

Môi trường làm việc chuyên nghiệp?
Không dám nói Ngân hàng là môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất nhưng theo tôi, Ngân hàng là một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tất nhiên, đâu đó vẫn có những đơn vị kinh doanh sạn, những con người sạn nhưng số đó không quá nhiều và chắc chắn không phải là tất cả. Đâu có nhiều DN có văn hóa DN, đâu có nhiều DN có đồng phục, chính sách nhân sự chăm sóc nhân viên .. như Ngân hàng?

Áp lực công việc và doanh số?
Đây là cái mà tôi thấy các bạn "than" đến nỗi đen cả UB :p. Chắc chắn rồi, Lãnh đạo và đặc biệt là lãnh đạo ngân hàng - những người đầu óc toàn sạn, tính toán như thần - họ không thể tuyển bạn về để bạn "ăn không ngồi dồi" ngư ông thảnh thơi hưởng lợi từ đồng vốn sương máu của họ. Vì thế, cũng lại đương nhiên, các bạn phải làm việc - không chỉ thế mà phải làm việc cật lực là đằng khác!

Bạn cứ đặt một phép tính nhỏ thế này, để nuôi bạn với mức lương 6trđ/tháng, thì chí ít bạn phải làm ra lợi nhuận cho ngân hàng 12trđ/tháng (vì ngoài lương của bạn, ngân hàng phải trả chi phí vận hành, corebanking, tiền thuê văn phòng, văn phòng phẩm, chi phí điện nước, internet, cơ sở vật chất, chi phí quản lý...chưa kể đến mức lợi nhuận mà các sếp mong muốn). Vì thế đừng vội vàng so bì thắc mắc rằng tôi làm cật lực vậy mà chỉ được hưởng mức lương như thế....

Hiện nay, ngành ngân hàng đang tái cơ cấu mạnh mẽ với định hướng phát triển bền vững, vì thế, một số cách thức kinh doanh cũ đang dần mất đi, thay vào đó là những cách thức mới (tập trung vào chất lượng dịch vụ chẳng hạn) cũng làm không ít bạn thấy áp lực. Tại sao tôi phải dịu dàng, mềm mỏng với KH trong khi tôi đang phát điên? Tại sao ngày nào tôi cũng phải chạy chỉ tiêu huy động trong khi công việc của tôi là QHKH - được chính tôi hiểu là chỉ cho vay ....

Cách hiểu sai về công việc, về tính chất công việc cộng với tâm lý đám đông đã dần tới tình trạng stress của không ít nhân viên Ngân hàng!

Những sai lầm thường mắc phải của nhân viên mới:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trạng thái stress, bối rối trong công việc, tôi tạm đúc kết ra một số sai lầm như sau:
  1. Quá ôm đồm, không biết cách phân bổ thời gian: Khi mới đi làm, ai cũng hừng hực khí thế, ai giao gì cũng làm. Thôi thì thời gian đầu cũng chưa biết ai với ai thì ai sai gì làm cái nấy, còn hơn là ngồi chơi! Tuy nhiên, phải hết sức cẩn thận và phân bổ thời gian hợp lý, hãy dứt khoát với từng công việc, giải quyết nó tận gốc trước khi nhận công việc tiếp theo.
  2. Tâm lý đám đông: Chắc hẳn đã có bạn rơi vào tình trạng, bị chi phối bởi các anh chị cũ, những người đã có kinh nghiệm làm việc tại nơi bạn làm việc nhiều hơn bạn. Họ bắt đầu kêu than, oán thán và bạn ngay lập tức bị cuốn theo tâm lý đó. Bạn nghĩ rằng: Ừ thì họ làm ở đây lâu rồi, biết hết những cái bên trong rồi ,chắc nó cũng chả ra gì, haizza, nản nhỉ ..... Và như thế, chỉ vài ngày, bạn và họ sẽ là một, một bộ mặt ủ dột nơi công sở!
  3. Chỉ biết gào thét, không chịu hành động: Tôi đã từng lọ mọ ngồi gõ các bài hướng dẫn đối với nhân viên mới về một vài phương pháp để duy trì và hoàn thành chỉ tiêu như: Làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu cho vay, huy động và dịch vụ khác của Ngân hàng; Tiếp cận & Duy trì mối quan hệ khách hàng bằng "Niềm tin" .... có bạn comment, cảm ơn, gật gù hoặc có bạn nói thẳng "lý thuyết suông - ông đã thử chưa hay toàn chém gió". Thế tôi hỏi các bạn: Các bạn đã thử chưa mà dám bảo tôi chém gió? Mọi lý thuyết đều bắt nguồn từ thực tế (không chỉ lý thuyết của tôi mà còn của nhiều người khác). Các bạn luôn chỉ biết hoài nghi, kêu ca, phàn nàn trong khi không bao giờ thử! Không thử sao biết được? Đây là một trong những sai lầm không chỉ riêng của Bankers trẻ mà còn của nhiều người!
Đứng trước thử thách, đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao thẳng bên cạnh làm được mà mình không làm được chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mình có thể làm tốt hơn khi rút kinh nghiệm cái này, phát huy cái kia chưa? Và có bao giờ các bạn tự hệ thống hóa những gì mình làm để tự tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của mình chưa? Hay chỉ biết kêu than rằng "ôi giời ơi sao bất công thế?"! Công bằng chỉ đến với người biết cố gắng hết sức thôi các bạn ạ! Tại sao Steve Jobs luôn nghĩ ngày mai mình sẽ chết! Đơn giản - để ông sống hết mình với ngày hôm nay!
Tất nhiên, ở đời, không phải ai cũng là vĩ nhân của thiên hạ, nhưng theo tôi, cứ là vĩ nhân của chính bản thân mình là được lắm rồi! Cái khẩu hiệu mà các bạn hô "Chơi hết sức - Làm hết mình" thời sinh viên chắc chả còn mấy ý nghĩa khi sự mệt mỏi, chán trường xâm lấn tâm lý mỗi chúng ta.

Vài lời khuyên để các bạn tham khảo:
Vẫn mạo muội đưa ra lời khuyên, dù biết nhiều người không thoải mái, nhưng kệ thôi, tôi vẫn cứ làm những thứ tôi muốn, hết sức có thể, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn, đặc biệt các bạn mới vào nghề có thể tự bước qua được những thử thách đầu đời.

  • Tự tạo cho mình một không khí làm việc tích cực: Món này báo chí nói nhiều rồi, nào là trang trí, hoa hoét, thay đổi chỗ ngồi .... những thứ đó tốt, nhưng tôi không quan tâm lắm: Tạo mối quan hệ với đồng nghiệp là cái tôi quan tâm hơn. Đừng chạy theo tâm lý đám đông, kết bè kết phái một cách quá lộ liễu, cũng đừng tỏ ra xu nịnh hay lạnh lùng quá với đồng nghiệp cấp trên. Một thái độ cầu thị là cái tôi nghĩ là cần. Thế nào là cầu thị? Đơn giản thôi, trước mỗi vấn đề, dù bạn biết rồi, cũng nên tham khảo đồng nghiệp (nếu có thể và có thời gian); khi tham khảo thì nên lắng nghe lời khuyên của họ, đừng phản ứng ra mặt nếu họ khuyên sai hoặc ...không biết gì. Cứ ghi nhận và nếu có thể thì trao đổi nhẹ nhàng, có sung khắc không nên giải quyết trước mặt đồng nghiệp khác, nên giải quyết riêng tư tại nơi ... kín đáo :D
  • Về cách đối nhân xử thế, các bạn có thể tham khảo trong một bài viết khác:Làm thế nào để có kỳ thực tập hiệu quả trong Ngân hàng?
  • Ứng xử với chỉ tiêu một cách tích cực: Khi nhận một chỉ tiêu nhất định, việc đầu tiên là phải tìm hiểu nó. Nó là cái gì? Định lượng ra sao và Deadline như thế nào? Riêng đối với chỉ tiêu về Tín dụng, ngoài các yếu tố trên, cần phải tìm hiểu thêm về định hướng phát trển (tập trung cho vay tối tượng nào, ngành nghề gì, quy mô ra sao ...); khẩu vị rủi ro của Ngân hàng là gì? làm thế nào để cho vay an toàn ...Cũng xin nói thêm ,trong giai đoạn hiện tại, phát triển bền vững là xu hướng được các Ngân hàng đang hướng tới, vì vậy rất kén khách hàng vay, công việc của chúng ta là nghiên cứu kỹ các quy định của Ngân hàng để đảm bảo cho vay đúng quy định. Tuyệt đối không để khách hàng "dắt mũi" (Về nghiệp vụ Tín dụng, tôi sẽ đề cập ở bài viết khác);
  • Ứng xử với thất bại: Không ai không lo lắng khi không hoàn thành chỉ tiêu. Tôi phải khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, ngay cả tổng thể toàn hàng cũng nhiều Ngân hàng không hoàn thành chỉ tiêu do chính mình đặt ra chứ đừng nói đến từng nhân viên. Cái quan trọng là đối mặt với thất bại về chỉ tiêu như thế nào cho thích hợp. Thay vì lo lắng. mất ăn mất ngủ chỉ vì một suy nghĩ: Thôi chết rồi, mình không hoàn thành chỉ tiêu, liệu có trụ lại được không đây? Lo lắm! Giờ mà nghỉ việc thì biết làm gì? Bạn bè, gia đình nhìn vào ... xấu hổ lắm! các bạn nên dành những thời gian đó, nhìn lại thất bại của mình, xem tại sao mình thất bại, và có cách nào để khắc phục hay không? Việc tự nhận định được/đúng nguyên nhân thất bại chính là 50% thành công của bạn. Trong trường hợp không tự "tìm đường" khắc phục được, các bạn có thể tham khảo ý kiến người thân, bạn bè (kể cả những người không làm việc trong ngân hàng) rất có thể họ giúp được bạn. Tuy nhiên, bạn đừng ca lại bài ca "bán than" với họ, tôi chắc rằng họ chán ngấy món ăn cũ này rồi :p
Đứng trên góc độ quản lý, thất bại của nhân viên không quan trọng bằng thái độ của nhân viên đó với công việc, với thất bại. Tôi nhớ mãi một hình ảnh hồi học ĐH như thế này: Có một bạn đi muộn, xin thầy vào lớp, thầy này khá dễ tính, cho vào. Tính bạn này thì "điềm đạm" nên bạn ý cứ lững thững, thẳng lưng đi thủng thẳng đến chỗ ngồi. Thầy tuy hiền nhưng đã phải mời bạn này ra ngoài (mặc dù trc đó đã cho vào) chỉ vì cái thái độ thiếu tích cực!
Chúng tôi, những nhà quản lý, rất muốn có nhân viên tốt, nhưng hơn thế là nhân viên có thái độ tốt với công việc. Còn nếu bạn có thông minh đến mấy, nhanh nhẹn đên mấy, giỏi đến mấy mà thái độ tiêu cực, suốt ngày kêu than, giải pháp thì không chịu tìm, lúc nào cũng nhăm nhe tìm khó khăn để ...đổ lỗi thì có lẽ cũng phải xin lỗi các bạn, chúng tôi không quá cần những nhân viên như vậy! Ngược lại, cho dù chỉ tiêu của bạn không thực sự hoàn thành, nhưng bạn đã cố gắng để cải thiện nó (các suy nghĩ, hành động tích cực) - có thể hành động của bạn chưa thực sự hiệu quả thì sẽ không có nhà quản lý nào lại không cho bạn thêm cơ hội (trừ trường hợp đặc biệt). Các bạn cứ yên tâm rằng, tuyển được một nhân viên ngân hàng thông thường đã khó và mất thời gian lắm rồi chứ huống chi tuyển được người vừa có năng lực vừa có thái độ làm việc tốt. Thời nay, ai cũng biết kinh doanh là khó khăn, thương trường không có nhiều chỗ cho sự "thông cảm" nhưng không phải ai cũng "vô cảm" như các bạn tưởng. Hãy tin rằng, từng cố gắng nhỏ của bạn đều được các "sếp" nhìn nhận và đánh giá cả đấy.

Lời cuối:
Các bạn thân mến, Ngân hàng không phải là tất cả, tuy nhiên, nếu bạn có đam mê, có nhiệt huyết thì hãy tìm mọi cách tìm hiểu về nó trước khi quyết đinh có hay không gia nhập đội ngũ bankers. Đừng nóng vội chạy theo mốt, chạy theo suy nghĩ màu hồng để rồi thấy "đời không như là mỏ" rồi lại suy sụp, thất vọng.

Nói gì thì nói, trong khi các ngành khác thường xuyên nợ lương, không có việc mà làm chứ đừng nói gì đến khen thưởng bổng lộc thì ngân hàng vẫn là ngành không bao giờ chậm lương, yên tâm là luôn có việc để làm (nếu bạn nào đang kêu ca công việc mệt mỏi, chỉ tiêu căng tẳng, bạn thử nghỉ ở nhà 1 tháng xem có chịu được không nhé :p). Kêu thì cứ kêu, nhưng cũng không nhiều người bỏ việc chạy ra ngành khác! Vậy thì há gì, nhân viên mới, chúng ta không tạo ra không khí mới mà lại hùa theo những suy nghĩ tiêu cực? Suy nghĩ là của chúng ta, tại sao lại để người khác chi phối dễ dàng thế?

Chốt lại: Cái gì cũng có giá của nó, tìm hiểu kỹ trước khi dấn thân - Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Cố găng hết mình, đừng tự kỉ trong xó với những suy nghĩ lòng vòng - lao ra đường mà đoạt lấy những gì mình muốn, sống như ngày mai mình sẽ chết! Cố lên các Young Bankers & Future Bankers!!!!



P/s: Vài dòng gõ vội tâm sự cùng các bạn, có thời gian sẽ chỉnh sửa chỉn chu sau, :p

[/JUSTIFY]
Tiền bối ơi, 2 chủ để Làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu cho vay, huy động và dịch vụ khác của Ngân hàng; Tiếp cận & Duy trì mối quan hệ khách hàng bằng "Niềm tin" .. là diễn đàn hay khóa học vậy ạ. Em vào link chỉ là khóa đào tạo chứ em không tìm được diễn dàn. Giúp em với ạ. Em đang bổ sung vào kinh nghiệm và nghiệp vụ non nớt của minh nên rất cần những tài liệu của tiền bối chia sẻ. Em cảm ơn nhiều ạ. ^^
 
Mình cũng sắp vào vị trí tín dụng cá nhân của ACB, thực sự đã lướt web rất nhiều để hiểu về ngân hàng, về vấn đề vào ra liên tục của ngân hàng.:)

Với kinh nghiệm hơn 1 năm làm kd cho cty ở ngoài, mình học được rằng, muốn làm được thì bạn phải tin đã :rolleyes:

VD : Trước khi gọi điện thoại bạn hãy suy nghĩ người ẩn mặt kia cũng giống như đứa bạn thân, nói chuyện hài vô ( Chiêu này mình áp dụng lúc trước thì KH đa số vui khi nc với mình, chỉ là ngta k có nhu cầu liên quan tới sp mình tiếp thị - là máy móc vệ sinh) và quan trọng là bắt kh lưu số mình nữa. :D

- Khi gặp trực tiếp ( nếu chưa hẹn trước) thì đầu tiên phải giới thiệu mình là ai, đến đây với mục đích mang lại lợi ích gì cho kh, tiếp đó là hỏi chuyện gia đình cá nhân, rồi quay lại vấn đề chính.

Đặc biệt chú ý đến những yếu tố có thể khen( khen phải thật chất) của kh như bức tranh, con cái, bố trí..

Chúc mọi người thành công nhéo_Oo_Oo_Oo_Oo_Oo_Oo_Oo_Oo_O
 
Nhìu p suy ngĩ kiểu như Bank là 1 nghề "hot" để r nhao nhao đký thi ĐH chuyên ngành NH, sau mới ngộ ra nó ko màu hồng như mình tưởng . Việc chính bây h là học , và hãy cố gắng hết mình vì sự nghiệp Bank tương lai:eek:
 
Cảm ơn anh vì bài viết. Dù em không làm việc ở NH nhưng những chia sẻ về cách đối nhân xử thế trong môi trường công sở của anh thì không hẳn chỉ áp dụng đc ở NH mà còn có thể ở các cty nữa mà.
 
Bài viết của a hay quá! Cảm ơn a nhiều vì đã tiếp thêm động lực để tiếp tục phấn đấu, tiếp tuc hành trình đầy khó khăn trước mắt..
 
người ngoài nhìn vào cứ nghĩ làm ngân hàng là sướng nhưng chỉ có thực tế khi vào làm thì mới biết sự thực khác xa hoàn toàn với những gì chúng ta nghĩ
 
Back
Bên trên