Nguyên tắc 5C trong tín dụng - Mình nghĩ có bạn cần nên cứ up lên nhé. hi

Mình có nói là ko lắng nghe đâu.Nhưng sự thật là cái đó thấy vớ vẩn:)) Sao tự dối lòng mình đc:))

---------- Post added 09-08-2011 at 09:29 AM ----------


Bạn ơi:)) mình nói qui trình thẩm định chứ không phải nói qui trình cho vay=)) Hình như không ai học qui trình thẩm định thì phải.Nếu thế đã nào hâm mộ cái 5C là phải rùi:)):bz

:)) Càng nói mình càng thấy bạn nè buồn cười. Đọc mãi mới hết những gì bạn ý nói.
Vâng với bạn 5C hay 6C là vớ vẩn nhưng với mình và các bạn khác thì đó là những kiến thức cần thiết đó bạn ạ.

Khi bạn thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng. Bạn thẩm định những gì? Nói cho mình nghe coi :x
 
:)) ừ cãi nhau vui ghê=))
Đừng đánh giá con người qua lời nói mà phải qua hành động bạn ạ.Con gái thích nghe những lời nói ngọt chết chắc=))
5C hay 6C đúng là dành cho thẩm định =))
hỏi mình khi cầm hồ sơ xin vay khách hàng mình cần thẩm định những j à:)).Nói xong bạn đừng cười nhé=))
yếu tố lòng tin=))
1.Xem khách hàng có bị điên hay ko:))
2.Xem Thái độ có ngoan ko:))
3.Xem mục đích vay làm j:-"
4.Năng lực tạo ln của ng` vay.
5.môi trường kinh doanh.
6. Xem xét nguồn trả nợ người vay: gồm 4 nguồn:))
định lượng
1.dòng tiền từ phương án
2.Đánh giá năng lực tài chính của cty.
cuối cùng là tài sản đảm bảo
Phải đánh giá như thế mới cho vay đc bạn ạ=))
Đúng là stupid! những điều bạn nói trên để thẩm định KH cũng có ý đụng! nhưng bạn có biết nếu bạn ko căn cứ 5c hay 6 c thì bạn đánh giá như nào?
Nếu ai là con gái mà yêu bạn hay làm bạn vs bạn chắc bạn toàn nhét sỏi vs đá,... vào đầu ng ta.
Nói kiêu ngạo, cố chấp, cùn! đúng là stupid!
 
=)) =)) đúng rùi thế mới bị banned.mờ tớ thấy bạn ấy nói đúng mà. Nói đúng thì củ cà dốt cũng phải nghe.
Nhưng bạn ấy đã sai khi cãi nhau vs bọn con gái=))
Đúng hả?
tất nhiên khi đi làm các bạn sẽ làm theo thực tế và nhiều khi không còn để ý xem để có cái thực tế đó thì nó chui từ cái lý thuyết nào ra!
Bạn àhh! nếu biết 2 mà quên mất 1 thì vứt rồi!
Thực tiền và lý luận luôn đồng hành và quan trọng như nhau. nếu không có cái ông tìm ra cái 5c hay 6c thì chắc các bạn làm NH cũng ko kém rủi ro rùi!
Diễn đàn là để trao đổi mổ sẻ 1 vấn nào đó, cùng tranh luận văn minh lịch sự chứ không phải tranh cãi như bạn đó và văng ra những lời như một kẻ không biết khiêm tốn và coi mình là nhất!
 
Hôm nay cô giáo cho mình bài tập về nhà, bảo tìm 6C là gì. Vào đây thấy mới có 5C, thế cái C còn lại là cái gì vậy các bạn? Có tài liệu ghi là Control, có nơi ghi là coverage. :-s
 
C còn lại là CIC bạn ạ. đó là trung tâm thông tín dụng. nơi các cán bộ có thể check thông tin tín dụng của khách hàng
 
5C- một trong những nhóm chỉ số quan trọng khi tiến hành thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn.

Capacity-Cash flow (Năng lực-Luồng tiền dự tính trả nợ). Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong số năm yếu tố. Năng lực đề cập đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Capital (Cấu trúc vốn). Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông.

Collateral (Tài sản thế chấp). Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ.

Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng). Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều hành bởi một nhóm cá nhân). Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét.

Conditions (Các điều kiện khác). Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Chữ C thứ 6: Đôi khi chúng ta có thể xét thêm một chữ C thứ 6 như sau:

Coverage (Bảo hiểm). Có thể là khoản bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh hay bảo hiểm cho những lãnh đạo chủ chốt nếu quyền điều hành được tập trung trong tay một số ít cá nhân. Trong trường hợp một lãnh đạo chủ chốt chết hay mất năng lực hành vi, bảo hiểm sẽ đảm bảo ngân hàng sẽ được thanh toán nếu doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ.

Phân tích cụ thể

Luồng tiền

- Dòng tiền điều chỉnh cùng tiền mặt thực có; Dòng tiền quá khứ và tương lai;
- Phân tích thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao (EBITDA): Thành tố cấu thành nên EBITDA; Thu nhập quá khứ; Chi phí bất thường; Xu hướng doanh thu và lợi nhuận gộp; Xu hướng chi phí hoạt động; Chi phí khấu hao trong tương quan với mua sắm tài sản dài hạn;
- Phân tích hòa vốn
- Tỷ lệ Nợ/Thu nhập
- Tỷ lệ tiền mặt hiện có/Nợ ( Debt Service Coverage-DSCR).

Năng lực trả nợ

- Hồ sơ lý lịch ban điều hành
- Hồ sơ lý lịch đội ngũ cán bộ chủ chốt
- Kế hoạch kinh doanh
- Phân tích năng lực kinh doanh và năng lực kỹ thuật.

Tài sản thế chấp

- Hệ số thanh khoản (không phải lượng tiền mặt): Ví dụ như hệ số thanh khoản của xe cộ là 75%;
- Hồ sơ về tài sản: Xác định quyền sở hữu và giá trị tài sản

Vốn chủ sở hữu:

- Phân tích Bảng cân đối kế toán
- Phân tích tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu
- Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu

Thái độ-Tư cách khách hàng

- Báo cáo tín dụng
- Lịch sử trả nợ
- Lượng tài sản đã thế chấp
- Người bảo lãnh; người tham chiếu thông tin.

Theo Saga.vn
Chào C ( ko biết là chị hay cậu:D)
cho mình hỏi chút. mình đọc trong sách tín dụng thì còn thấy quy tắc CAMPARI.
mình muốn hỏi là mọi người hay sử dụng quy tắc nào hơn?
 
Mình xin phép lôi lại chủ đề này xíu. Mình đang cần tìm hiểu về cái 5 C này, ace có thể giới thiệu giúp mình một quyển sách có đề cập đến 5 C được không, mình thích đọc sách hơn. Cám ơn mọi người.
 
em đọc mà thấy các bác cãi nhau vui quá.hì. buồn cười không chịu được. thôi cho em xin góp vui tí. 5C là gì? là 5 chữ C. em thì tạm dịch là CON CHÁU CÁC CỤ CẢ.hì.
 
Back
Bên trên