Nguyên tắc 5C trong tín dụng - Mình nghĩ có bạn cần nên cứ up lên nhé. hi

luanfv

Verified Banker
:):p
NGUYÊN TẮC 5C ĐỂ VAY TÍN DỤNG

Giới tài chính thường sử dụng nguyên tắc 5C (năm từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ C) - cho phép phân tích khá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - để đi đến quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. f' Q* ~5 Q H- Q3 i
1. Cá tính (Character)0 P1 J* z: D+ g: C+ n
Các tổ chức tài chính quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và cá tính của bạn. Chính vì vậy, đơn thư đề nghị của bạn cần được trình bày một cách trung thực và rõ ràng. Cơ quan tài chính tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với bạn. - W; o. M8 ?, R
2. Năng lực (Capacity)* c' t/ @) c1 E1 @4 e2 W
Người cho vay luôn muốn biết về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén trong kinh doanh và vị thế của người xin vay vốn trong địa hạt kinh doanh. Những tài năng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng, động lực, nghị lực, cam kết nào bạn muốn đem lại cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm trụ vững và phát triển trong khi nhiều doanh nhân khác thất bại?8 Y. x9 C7 }- i8 N1 q8 k
3. Điều kiện (Conditions)
Nngười cho vay luôn thận trọng, bảo thủ và luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hãy xác định và giải thích rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến sẽ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp bạn.: |& }5 f) F* w" x! s' U% \
4. Vật đảm bảo (Collateral)
Người cho vay thường nhìn trước hết vào những nguồn lợi nhuận kinh doanh có thể có của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty cần bao hàm tất cả các khoản phải trả, cả thực tế lẫn đột xuất. Đồng thời, khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi giá trị tài sản của công ty và hoạt động kinh doanh có triển vọng.1 U- j% O6 A r& ?% G7 T# y- B
5. Vốn (Capital)
Đầu tư vốn cổ phần hay vốn vay thêm thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bạn đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Người cho vay vốn nhìn vào giá trị ròng của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính.
NGUỒN TỪ BÁO ĐẦU TƯ
 
bài của bạn mình đọc rất hay.bạn đang làm ở ngân hàng nào vậy? hay vẫn đang học.mình cũng nhen nhóm muốn thi vào ngân hàng. bạn có kinh nghiệm truyền cho mình it.số dt của mình là 0982.355.286 thanhs
 
bài của bạn mình đọc rất hay.bạn đang làm ở ngân hàng nào vậy? hay vẫn đang học.mình cũng nhen nhóm muốn thi vào ngân hàng. bạn có kinh nghiệm truyền cho mình it.số dt của mình là 0982.355.286 thanhs

Thì chú em cứ up lên diễn đàn những gì đang thiếu, cần bổ sung. Còn không trên diễn đàn có nhiều thông tin đó. Cố gắng mà tìm hiểu nhe em!

---------- Post added 07-18-2011 at 09:51 AM ----------

Hì.
Còn 1 thứ nữa . . . năng lực nhìn nhận co người của người cho vay nữa. hi hi
 
Híc,Hi Bạn Minhducphihd. Mình chưa làm NH nào cả bạn àh mình chỉ là sinh viên mới ra trường thui.đang chuẩn bị thi vào ngân hàng nè. híc hôm mình tìm cái nguyên tắc 5c và tìm thấy và up lên thui. Bạn đang là sính viên hay ra trường rùi? Mình cũng lên diễn đàn học hỏi thui, kiến thức còn hổng lắm. ở trên diễn đàn nhà mình nhiều thứ bổ ích lăm! chúc bạn học tập tốt nhe1

---------- Post added 07-18-2011 at 10:05 AM ----------

Híc! Hi bạn minhducphihd nhé! Mình chưa làm NH nào cả bạn àh! bạn thì sao? đã đi làm chưa hay còn đang là sinh viên.
mình đang chuẩn bị thi vào NH nên tìm đọc mấy cái nguyên tắc, tìm đuọc nguyên tắc 5c thig up lên thui. Híc mình cũng lên diễn đàn để học hỏi nè, chứ kiến thức của mình còn hổng lắm!
mình thấy diễn đàn nhà minh nhiều thứ bổ ích lắm! chúc bạn học tập tốt nhé!
 
:):p
NGUYÊN TẮC 5C ĐỂ VAY TÍN DỤNG

Giới tài chính thường sử dụng nguyên tắc 5C (năm từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ C) - cho phép phân tích khá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - để đi đến quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. f' Q* ~5 Q H- Q3 i
1. Cá tính (Character)0 P1 J* z: D+ g: C+ n
Các tổ chức tài chính quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và cá tính của bạn. Chính vì vậy, đơn thư đề nghị của bạn cần được trình bày một cách trung thực và rõ ràng. Cơ quan tài chính tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với bạn. - W; o. M8 ?, R
2. Năng lực (Capacity)* c' t/ @) c1 E1 @4 e2 W
Người cho vay luôn muốn biết về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén trong kinh doanh và vị thế của người xin vay vốn trong địa hạt kinh doanh. Những tài năng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng, động lực, nghị lực, cam kết nào bạn muốn đem lại cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm trụ vững và phát triển trong khi nhiều doanh nhân khác thất bại?8 Y. x9 C7 }- i8 N1 q8 k
3. Điều kiện (Conditions)
Nngười cho vay luôn thận trọng, bảo thủ và luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hãy xác định và giải thích rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến sẽ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp bạn.: |& }5 f) F* w" x! s' U% \
4. Vật đảm bảo (Collateral)
Người cho vay thường nhìn trước hết vào những nguồn lợi nhuận kinh doanh có thể có của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty cần bao hàm tất cả các khoản phải trả, cả thực tế lẫn đột xuất. Đồng thời, khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi giá trị tài sản của công ty và hoạt động kinh doanh có triển vọng.1 U- j% O6 A r& ?% G7 T# y- B
5. Vốn (Capital)
Đầu tư vốn cổ phần hay vốn vay thêm thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bạn đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Người cho vay vốn nhìn vào giá trị ròng của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính.
NGUỒN TỪ BÁO ĐẦU TƯ
Mình tưởng cái này áp dụng phần nhiều cho cá nhân chứ, bên trên bạn nói " cho phép phân tích khá hiệu quả về doanh nghiệp " ???
 
theo bạn sao lại tính phần nhiều cho các cá nhân? Có phải bạn nhìn thấy nguyên tắc character( cá tính) ko?
vậy mình xin nói!
về nguyên tắc Character: đây là nguyên tắc để đánh giá độ trung thực, rõ ràng cũng như chính là uy tín, thiện chí trả nợ của KH nữa. không chỉ cá nhân mà DN càng cần chỉ tiêu này hơn đó bạn àh! Vì DN thường vay vs số tiền rât lớn, mà khi số tiền lớn thì được và mất về tiền và uy tín của họ càng khó so sánh. họ thường bất chấp uy tín để quỵt nợ ngân hàng, do đó thiện chí là rất quan trọng, quan trọng hơn các chỉ tiêu tài chính cơ đó! và theo mình đây cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất,
bạn cho ý kiến nhé!
 
mình cũng ra trường được một thời gian rồi.cũng đi thi mấy ngân hàng rồi.nhưng vào đến vòng phỏng vấn đi làm vẫn bị trượt.ko biết bạn có kinh nghiệm phỏng vấn gì ko?anh em nào có cố vấn mình với.thanhs
 
theo bạn sao lại tính phần nhiều cho các cá nhân? Có phải bạn nhìn thấy nguyên tắc character( cá tính) ko?
vậy mình xin nói!
về nguyên tắc Character: đây là nguyên tắc để đánh giá độ trung thực, rõ ràng cũng như chính là uy tín, thiện chí trả nợ của KH nữa. không chỉ cá nhân mà DN càng cần chỉ tiêu này hơn đó bạn àh! Vì DN thường vay vs số tiền rât lớn, mà khi số tiền lớn thì được và mất về tiền và uy tín của họ càng khó so sánh. họ thường bất chấp uy tín để quỵt nợ ngân hàng, do đó thiện chí là rất quan trọng, quan trọng hơn các chỉ tiêu tài chính cơ đó! và theo mình đây cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất,
bạn cho ý kiến nhé!
Văn hóa của 1 DN thể hiện thông qua người đứng đầu DN, như vậy là thẩm định cá nhân rùi, pải không bạn?
Mình cũng nghĩ không thể nói nguyên tắc nào là quan trọng nhất được. :)
 
Tất nhiên nói vậy cũng chỉ là tương đối. híc. mình đồng tình vs bận là cả 5 nguyên tắc đều rất quan trọng và ko thể thiếu bất cứ 1 nguyên tắc nào. Và cũng tuỳ từng người cho nó là quan trọng nhất. Nhưng từ khi mình đi học và giờ nghiệm vẫn thấy đúng , nguyên tắc character là quan trọng nhất, có thể bạn ko đồng tình và bạn có ý kiến khác, ko ai sai cả vấn đề là chọn rùi giải thích vì sao chọn nó quan trọng nhất.
còn về phần bạn nói nó chỉ phù hợp với cá nhân, DN nói chung thì cũng là con người, do đó 5 nguyên tắc này áp dụng hết cả DN, và CN bạn nhé.!:)

---------- Post added 07-18-2011 at 07:16 PM ----------

mình cũng ra trường được một thời gian rồi.cũng đi thi mấy ngân hàng rồi.nhưng vào đến vòng phỏng vấn đi làm vẫn bị trượt.ko biết bạn có kinh nghiệm phỏng vấn gì ko?anh em nào có cố vấn mình với.thanhs
Bạn đi pv vì sao lại bị trượt vậy? có phải câu hỏi khó? hay tài ứng xử, giao tiếp hả bạn? bạn phải nói ra vì sao trượt thì mọi người mới comment được chứ. hi. chúc bạn sẽ đậu lần PV tiếp theo nhé!
 
5C- một trong những nhóm chỉ số quan trọng khi tiến hành thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn.

Capacity-Cash flow (Năng lực-Luồng tiền dự tính trả nợ). Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong số năm yếu tố. Năng lực đề cập đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Capital (Cấu trúc vốn). Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông.

Collateral (Tài sản thế chấp). Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ.

Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng). Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều hành bởi một nhóm cá nhân). Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét.

Conditions (Các điều kiện khác). Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Chữ C thứ 6: Đôi khi chúng ta có thể xét thêm một chữ C thứ 6 như sau:

Coverage (Bảo hiểm). Có thể là khoản bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh hay bảo hiểm cho những lãnh đạo chủ chốt nếu quyền điều hành được tập trung trong tay một số ít cá nhân. Trong trường hợp một lãnh đạo chủ chốt chết hay mất năng lực hành vi, bảo hiểm sẽ đảm bảo ngân hàng sẽ được thanh toán nếu doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ.

Phân tích cụ thể

Luồng tiền

- Dòng tiền điều chỉnh cùng tiền mặt thực có; Dòng tiền quá khứ và tương lai;
- Phân tích thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao (EBITDA): Thành tố cấu thành nên EBITDA; Thu nhập quá khứ; Chi phí bất thường; Xu hướng doanh thu và lợi nhuận gộp; Xu hướng chi phí hoạt động; Chi phí khấu hao trong tương quan với mua sắm tài sản dài hạn;
- Phân tích hòa vốn
- Tỷ lệ Nợ/Thu nhập
- Tỷ lệ tiền mặt hiện có/Nợ ( Debt Service Coverage-DSCR).

Năng lực trả nợ

- Hồ sơ lý lịch ban điều hành
- Hồ sơ lý lịch đội ngũ cán bộ chủ chốt
- Kế hoạch kinh doanh
- Phân tích năng lực kinh doanh và năng lực kỹ thuật.

Tài sản thế chấp

- Hệ số thanh khoản (không phải lượng tiền mặt): Ví dụ như hệ số thanh khoản của xe cộ là 75%;
- Hồ sơ về tài sản: Xác định quyền sở hữu và giá trị tài sản

Vốn chủ sở hữu:

- Phân tích Bảng cân đối kế toán
- Phân tích tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu
- Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu

Thái độ-Tư cách khách hàng

- Báo cáo tín dụng
- Lịch sử trả nợ
- Lượng tài sản đã thế chấp
- Người bảo lãnh; người tham chiếu thông tin.

Theo Saga.vn
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên