Nan giải vấn đề Huy động vốn

  • Bắt đầu Bắt đầu cupig
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cupig

Verified Banker
Trước hết cho mềnh - mem mới của box dân ngân hàng kính chào tòan thể ace uber ạ!

Mình vừa mới ký hợp đồng chính thức đuợc khỏang hơn 1 tháng, phòng kế tóan của NH. Đầu tùân sếp đưa bản phân công công việc cho những đứa mới như bọn mình, trong đó cv chính là phải ra ngòai huy động vốn. Mình shock quá vì cứ nghĩ chỉ có dân tín dụng mí phải làm. Thế nên về lĩnh vực này m còn kém lắm, chưa biết nên làm gì và phải bắt đầu từ đâu. Ace đi trước có kinh nghiệm chỉ cho mình 1 vài bí quyết để có để hoàn thành chỉ tiêu đề ra với. Help meeeee!

Thanks mọi nguời trước nhìu nhìu ạ!
 
Khi bạn làm một vị trí trong ngân hàng mà suốt ngày cứ bị áp chỉ tiêu sale với sale, bạn nên hiểu rằng bạn tồn tại chỉ để kiếm kinh nghiệm và để qua vị trí khác bền vững hơn.
 
Lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn dưới 1 năm theo quy định của NHNN là 8%/năm. Để cạnh tranh về nguồn vốn huy dộng với nhau, các ngân hàng chấp nhận chi thêm cho khách hàng, ví dụ 1% --> lãi suất huy động thực tế là 9%.

Với những ngân hàng có quy mô lớn, lấy VD ACB theo báo cáo tài chính năm 2011 thì tiền gửi của khách hàng là 142 nghìn tỷ đồng. Như vậy hình dung 1 tháng tổng số tiền Ngân hàng phải trả cho khách hàng là 142 nghìn tỷ * 1%/12 = 118 tỷ đồng. Nếu chi ngoài cao nhất như 1 số Ngân hàng hiện nay đang thực hiện, tức là ở mức 2.5% thì số tiền 1 tháng ACB phải chi thêm là 118 * 2.5 = 295 tỷ.

Hiện nay hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Theo báo cáo sơ bộ mới nhất năm 2012 thì --> 95%: là tỷ lệ cho vay trên huy động vốn bằng VND của hệ thống cuối năm 2012. Còn tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) công bố chi tiết đến tháng 10/2012 trên thị trường 1 của toàn hệ thống là 91,13%. (Tất nhiên số liệu này tôi nghĩ số liệu này rất không chính xác mà chỉ là những số liệu đẹp: http://vneconomy.vn/20120916090726111P0C6/lech-pha-von-huy-dong-va-cho-vay.htm)


Trừ thời kì 2006 - 2009 thì tỷ lệ này tương đối cao > 100%, sấp xỉ mức trung bình các NH Châu Âu


Tạm cho số liệu là đúng. Như vậy chúng ta phải hình dung là nếu Ngân hàng không có LDR hay LTD cao (khả dụng) thì sẽ không bù đắp được chi phí huy động nói chung và chi phí "phát sinh thêm" kia nói riêng.

Với nhiều Ngân hàng, hiện nay ngoài kênh tín dụng họ còn có rất nhiều kênh khác để có thể bù đắp được 1% (hay x,y,z % nói trên) như mua bán ngoại tệ, forward, vàng...

Nhưng với nhiều ngân hàng khác, những kênh này chưa phát triển hoặc do thua lỗ từ các hoạt động khác nên họ khó có thể và không thể "chi thêm" để kéo nguồn huy động - vốn là mục tiêu hàng năm của các NHTM.

Do đó không có "cơ chế" hoặc "cơ chế" không thoáng bằng các NH khác là chuyện đương nhiên !
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
h sale NH đâu đâu cũng chỉ tiêu chỉ tiêu
chỉ tiêu huy động đã khó đối mới dân mới vào nghề nếu họ hàng ng thân ko phải là giàu có, lại còn đối mặt với chỉ tiêu tăng ròng dư nợ mỗi tháng :((
 
Lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn dưới 1 năm theo quy định của NHNN là 8%/năm. Để cạnh tranh về nguồn vốn huy dộng với nhau, các ngân hàng chấp nhận chi thêm cho khách hàng, ví dụ 1% --> lãi suất huy động thực tế là 9%.

Với những ngân hàng có quy mô lớn, lấy VD ACB theo báo cáo tài chính năm 2011 thì tiền gửi của khách hàng là 142 nghìn tỷ đồng. Như vậy hình dung 1 tháng tổng số tiền Ngân hàng phải trả cho khách hàng là 142 nghìn tỷ * 1%/12 = 118 tỷ đồng. Nếu chi ngoài cao nhất như 1 số Ngân hàng hiện nay đang thực hiện, tức là ở mức 2.5% thì số tiền 1 tháng ACB phải chi thêm là 118 * 2.5 = 295 tỷ.

Hiện nay hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Theo báo cáo sơ bộ mới nhất năm 2012 thì --> 95%: là tỷ lệ cho vay trên huy động vốn bằng VND của hệ thống cuối năm 2012. Còn tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) công bố chi tiết đến tháng 10/2012 trên thị trường 1 của toàn hệ thống là 91,13%. (Tất nhiên số liệu này tôi nghĩ số liệu này rất không chính xác mà chỉ là những số liệu đẹp: http://vneconomy.vn/20120916090726111P0C6/lech-pha-von-huy-dong-va-cho-vay.htm)



Trừ thời kì 2006 - 2009 thì tỷ lệ này tương đối cao > 100%, sấp xỉ mức trung bình các NH Châu Âu



Tạm cho số liệu là đúng. Như vậy chúng ta phải hình dung là nếu Ngân hàng không có LDR hay LTD cao (khả dụng) thì sẽ không bù đắp được chi phí huy động nói chung và chi phí "phát sinh thêm" kia nói riêng.

Với nhiều Ngân hàng, hiện nay ngoài kênh tín dụng họ còn có rất nhiều kênh khác để có thể bù đắp được 1% (hay x,y,z % nói trên) như mua bán ngoại tệ, forward, vàng...

Nhưng với nhiều ngân hàng khác, những kênh này chưa phát triển hoặc do thua lỗ từ các hoạt động khác nên họ khó có thể và không thể "chi thêm" để kéo nguồn huy động - vốn là mục tiêu hàng năm của các NHTM.

Do đó không có "cơ chế" hoặc "cơ chế" không thoáng bằng các NH khác là chuyện đương nhiên !

Không phải cứ NH nào mạnh tay "chi thêm" cũng đều do các kênh kia phát triển mà cũng có thể do các NH đó đang gặp vấn đề thanh khoản đấy.
 
Bank mình bắt ký cam kết nếu 3 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì sẽ bị cho nghỉ việcX_XX_X ai cũng phải ký. CÓ lẽ 3 tháng sau là phải tạm biệt ngân hàng rồi~o)
 
Bank mình bắt ký cam kết nếu 3 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì sẽ bị cho nghỉ việcX_XX_X ai cũng phải ký. CÓ lẽ 3 tháng sau là phải tạm biệt ngân hàng rồi~o)

căng thế bác! tiền đâu mà huy động tăng đều mỗi tháng đây nhỉ..tình hình là vừa rồi mình cũng vừa được giao chỉ tiêu...k có cách nào giải quyết vấn đề huy động này sao ta...học ở trường lớp 1 nơi..đi làm ra chẳng áp dụng được gì..chỉ toàn huy động...huy động giỏi, đi nhậu với khách giỏi là lên chức..chả cần nghiệp vụ cmn...ah, đc lòng sếp nữa chứ...

thời đại giờ giải dối lên ngôi...
 
Back
Bên trên