Lương ngân hàng . . . có đủ để cho bạn giàu!?!?!?

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Mình cũng hay nghĩ và vẫn đang nghĩ về vấn đề giống như chủ thớt đưa ra "làm thế nào để có thể giàu khi mình làm công ăn lương như bây giờ?". Tất nhiên khái niệm "giàu" mình vẫn đang đề cập là giống với khai niệm giàu mà những người đang sống ở thành thị xô bồ hay nghĩ tới!

Với khái niệm "giàu" này thì ngay từ hồi mình còn là sinh viên mình cũng đã tự tính và thậm chí gia đình cũng tính hộ mình răng: "nếu làm công ăn lương thì cho dù có mức lương khủng 10 tr, 20 tr 30 tr (năng lực mình mới mơ tới vậy, bạn nào mơ hơn cũng là thiểu số nên k tính) thì cũng phải gần hết đời làm công ăn lương may mắn ra sẽ có ngôi nhà tàm tạm mà chui ra chui vào" chứ chưa cần nói tới những thứ "thể hiện giàu" khác theo khái niệm trên.

Đến ngày hôm qua, sáng nay và có khi cả bây giờ mình vẫn chưa thay đổi suy nghĩ trên được....

Tuy nhiên, cảm xúc lúc bà cụ bán tăm bên vệ đường nhựa nóng bỏng - dù đã nguội bớt khi mặt trời đang lặn dần - cảm ơn mình mãi cho tới khi xe mình đi một đoạn xa xa chỉ vì mình đã mua giúp cụ 20k tăm tre và không lấy lại tiền thối , có lẽ sẽ là cảm xúc từ nay mình sẽ nhớ lại mỗi khi có chút trăn trở về vấn đề "làm sao để giàu" trên!

Mình cũng xin giải thích kỹ để những bạn có thể đôi lúc giống mình vì "mất niềm tin" vào những mảnh đời "giả danh bất hạnh" kiếm tiền bằng bán tình thương của mọi người mà nghi ngờ và cho rằng bà cụ kia "chắc gì đã đói khổ", "chắc gì chỉ có mình mình cho cụ ý tiền", "nhìn người ta nghèo thế chứ tối về lại có khi giàu hơn mình"......
Bà cụ mà mình gặp trong buổi chiều ngột ngạt đến mức 10 phút đi xe tới chỗ tụ tập ăn uống bạn bè cũng đủ làm mình hoa mắt chóng mặt chứ chưa nói đến việc phải ngồi trên vệ đường nhựa nóng hầm hập thế kia không biết là từ bao giờ, 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng hay ít hơn hay nhiều hơn hay đúng như bà cụ nói trong giọng nói yếu ớt mệt mỏi "bà ngồi cả ngày mà chỉ có bán được từng này" - là bà cụ gầy còm, yếu đuối và không có khả năng bán hết được cái giỏ nhựa đầy kẹo cao su, tăm và mấy cái lược người ta muốn mua ở đâu cũng có, thậm chí còn tiện lợi sạch sẽ hơn là mua của cụ già ngồi ở vệ đường mà khi hỏi mua phải mất 5 phút cụ mới lấy được gói tăm vì tay cụ run và yếu quá!!!... Là bà cụ mà có lẽ những người bán hàng xung quanh họ cũng thấy thương nên cho ngồi đấy, dù cụ có hơi chắn hàng người ta, người khác mà ngồi chắn hàng quán người ta thế chắc chửi nhau to!

Bà cụ ấy là bà cụ lúc tớ mua hộ cụ mấy gói tăm cũng để cụ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng mình!

Mình lúc đấy thực sự cảm thấy nghẹn đắng cổ. Mới trước đấy 5 phút khi nhìn thấy cụ mình đã không định dừng lại mua gì vì chẳng có gì mình cần mua của cụ, chỉ định mua vì nghĩ còn vài đồng tiền lẻ. Mới trước đấy 30 phút mình vừa rời chỗ chém gió với bạn bè, tào lao và than vãn về đồng lương, cuộc sống và chẳng chút áy náy khi trả vài trăm tiền uống nước lọc + trà + đá nhẽ ra chỉ đáng giá vài chục!. ... tiền lãi cụ bán tăm liệu có bằng mấy cốc trà đá mình uống trong chốc lát, mà thậm chí là kể cả 20k kia và mấy chục con con trong cái túi ni lông cụ cầm có đủ 3 bữa no và 1 chỗ ngủ tối nay cho cụ? Cái nắng hầm hập thế này nếu là mình chắc còn mất vài trăm tiền thuốc men nữa!

Lúc đấy, mình bỗng nghĩ quanh quẩn nhiều thứ lắm. Về tiền bạc, về tình người, về giá trị cuộc sống, về mình phải làm gì bây giờ để thay đổi cs này ... nhưng cuối cùng cũng lại là nghĩ về mình thay đổi bản thân như thế nào để tốt hơn cho cuộc sống này????

Vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng tự cho bản thân mình, vì mình quá quen với cuộc sống bị đánh mất nhiều giá trị chân chính này rồi, đi vào lối mòn suy nghĩ rồi. Mình chỉ tự nhủ một điều "ngắn hạn" là:
"Từ nay mình sẽ luôn để dành vài chục tiền lẻ trong túi để lần tới sẽ không ngần ngừ mỗi khi gặp thêm một cụ/ai đó tương tự như bà lão mình gặp hôm nay nữa! Xét đúng sai, nên hay không nên làm gì ở đây khi mà hàng ngày chúng ta đâu đắn đo trả 3k, 5k cho 1 cốc trà đá hay 1 lần gửi xe 15 phút!"

"Giàu sang là tốt, nhưng đừng nghĩ đấy là tất cả!"

Hơi dài dòng chia sẻ suy nghĩ cá nhân của mình ở diễn đàn ^^. Thanks những bạn đã chịu khó đọc hết bài mình!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
cám ơn bài viết của Anh/chị Crab Banker. Em đồng ý hoàn toàn luôn ạ, đặc biệt là câu "Lúc đấy, mình bỗng nghĩ quanh quẩn nhiều thứ lắm. Về tiền bạc, về tình người, về giá trị cuộc sống, về mình phải làm gì bây giờ để thay đổi cs này ... nhưng cuối cùng cũng lại là nghĩ về mình thay đổi bản thân như thế nào để tốt hơn cho cuộc sống này???"

Đúng là chúng ta cũng chẳng thể nào mong thay đổi đc cuộc sống này nếu ko thay đổi chính bản thân mình trước. Vậy nên trước hết là hãy học cách sống tốt hơn, học cách thay đổi bản thân một cách tích cực ^^
 
e mới là sv năm cuối. lúc đầu cũng khá mơ mộng mà thấy hài lòng vs công việc tương lai của mình. nhưng mà đọc xong cm của a làm e khá phân vân. quả thật làm nghề NH phải chịu áp lực cực lớn, chẳng khác j bác sĩ chẳng may chuẩn đoán nhầm bệnh nhân thì bs cũng đi! Nhưng e nghĩ là làm j cũng phải có đam mê nghề nghiệp! CÓ thế nghề nghiệp k cho ta sung sướng, giàu có nhưng chí ít là mình thấy thoải mái vs công việc yêu thích
Đó chỉ là vài dòng tâm sự của 1 đứa chẳng có chút kinh nghiệm đời j. Mong các ac chém nhẹ tay
 
Mình cũng hay nghĩ và vẫn đang nghĩ về vấn đề giống như chủ thớt đưa ra "làm thế nào để có thể giàu khi mình làm công ăn lương như bây giờ?". Tất nhiên khái niệm "giàu" mình vẫn đang đề cập là giống với khai niệm giàu mà những người đang sống ở thành thị xô bồ hay nghĩ tới!

Với khái niệm "giàu" này thì ngay từ hồi mình còn là sinh viên mình cũng đã tự tính và thậm chí gia đình cũng tính hộ mình răng: "nếu làm công ăn lương thì cho dù có mức lương khủng 10 tr, 20 tr 30 tr (năng lực mình mới mơ tới vậy, bạn nào mơ hơn cũng là thiểu số nên k tính) thì cũng phải gần hết đời làm công ăn lương may mắn ra sẽ có ngôi nhà tàm tạm mà chui ra chui vào" chứ chưa cần nói tới những thứ "thể hiện giàu" khác theo khái niệm trên.

Đến ngày hôm qua, sáng nay và có khi cả bây giờ mình vẫn chưa thay đổi suy nghĩ trên được....

Tuy nhiên, cảm xúc lúc bà cụ bán tăm bên vệ đường nhựa nóng bỏng - dù đã nguội bớt khi mặt trời đang lặn dần - cảm ơn mình mãi cho tới khi xe mình đi một đoạn xa xa chỉ vì mình đã mua giúp cụ 20k tăm tre và không lấy lại tiền thối , có lẽ sẽ là cảm xúc từ nay mình sẽ nhớ lại mỗi khi có chút trăn trở về vấn đề "làm sao để giàu" trên!

Mình cũng xin giải thích kỹ để những bạn có thể đôi lúc giống mình vì "mất niềm tin" vào những mảnh đời "giả danh bất hạnh" kiếm tiền bằng bán tình thương của mọi người mà nghi ngờ và cho rằng bà cụ kia "chắc gì đã đói khổ", "chắc gì chỉ có mình mình cho cụ ý tiền", "nhìn người ta nghèo thế chứ tối về lại có khi giàu hơn mình"......
Bà cụ mà mình gặp trong buổi chiều ngột ngạt đến mức 10 phút đi xe tới chỗ tụ tập ăn uống bạn bè cũng đủ làm mình hoa mắt chóng mặt chứ chưa nói đến việc phải ngồi trên vệ đường nhựa nóng hầm hập thế kia không biết là từ bao giờ, 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng hay ít hơn hay nhiều hơn hay đúng như bà cụ nói trong giọng nói yếu ớt mệt mỏi "bà ngồi cả ngày mà chỉ có bán được từng này" - là bà cụ gầy còm, yếu đuối và không có khả năng bán hết được cái giỏ nhựa đầy kẹo cao su, tăm và mấy cái lược người ta muốn mua ở đâu cũng có, thậm chí còn tiện lợi sạch sẽ hơn là mua của cụ già ngồi ở vệ đường mà khi hỏi mua phải mất 5 phút cụ mới lấy được gói tăm vì tay cụ run và yếu quá!!!... Là bà cụ mà có lẽ những người bán hàng xung quanh họ cũng thấy thương nên cho ngồi đấy, dù cụ có hơi chắn hàng người ta, người khác mà ngồi chắn hàng quán người ta thế chắc chửi nhau to!

Bà cụ ấy là bà cụ lúc tớ mua hộ cụ mấy gói tăm cũng để cụ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng mình!

Mình lúc đấy thực sự cảm thấy nghẹn đắng cổ. Mới trước đấy 5 phút khi nhìn thấy cụ mình đã không định dừng lại mua gì vì chẳng có gì mình cần mua của cụ, chỉ định mua vì nghĩ còn vài đồng tiền lẻ. Mới trước đấy 30 phút mình vừa rời chỗ chém gió với bạn bè, tào lao và than vãn về đồng lương, cuộc sống và chẳng chút áy náy khi trả vài trăm tiền uống nước lọc + trà + đá nhẽ ra chỉ đáng giá vài chục!. ... tiền lãi cụ bán tăm liệu có bằng mấy cốc trà đá mình uống trong chốc lát, mà thậm chí là kể cả 20k kia và mấy chục con con trong cái túi ni lông cụ cầm có đủ 3 bữa no và 1 chỗ ngủ tối nay cho cụ? Cái nắng hầm hập thế này nếu là mình chắc còn mất vài trăm tiền thuốc men nữa!

Lúc đấy, mình bỗng nghĩ quanh quẩn nhiều thứ lắm. Về tiền bạc, về tình người, về giá trị cuộc sống, về mình phải làm gì bây giờ để thay đổi cs này ... nhưng cuối cùng cũng lại là nghĩ về mình thay đổi bản thân như thế nào để tốt hơn cho cuộc sống này????

Vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng tự cho bản thân mình, vì mình quá quen với cuộc sống bị đánh mất nhiều giá trị chân chính này rồi, đi vào lối mòn suy nghĩ rồi. Mình chỉ tự nhủ một điều "ngắn hạn" là:
"Từ nay mình sẽ luôn để dành vài chục tiền lẻ trong túi để lần tới sẽ không ngần ngừ mỗi khi gặp thêm một cụ/ai đó tương tự như bà lão mình gặp hôm nay nữa! Xét đúng sai, nên hay không nên làm gì ở đây khi mà hàng ngày chúng ta đâu đắn đo trả 3k, 5k cho 1 cốc trà đá hay 1 lần gửi xe 15 phút!"

"Giàu sang là tốt, nhưng đừng nghĩ đấy là tất cả!"

Hơi dài dòng chia sẻ suy nghĩ cá nhân của mình ở diễn đàn ^^. Thanks những bạn đã chịu khó đọc hết bài mình!

Cái cậu này, suy nghĩ của cậu, đâu đó cũng giống tớ đấy.
Tối hôm qua, trên Facebook nhà mình, mình cũng có đăng 1 câu hổng biết thế nào nhưng do tự buộc miệng mà nói:
"Sức người có hạn mà lòng người thì bao la"

Việc mình nghe ăn xin giả tràn lan, khiến cho mình nghi ngại họ. Nhưng sau này, mình mặc kệ, 1 2K với mình đáng là gì, cứ cho họ đi, họ cần 1 2k của mình, có khi là 10K, 50k. Nếu họ thật sự cần, thì với số tiền đó quá ý nghĩa. Còn những kẻ gian dối, thì sẽ có trời chứng kiến những việc làm của họ, và mình tin sẽ có báo ứng thôi.
Mình sống cứ theo tâm của mình, sống thanh thản với đời.

Còn công việc, mình phân tích trạng thái tâm lý cơ bản nhất nhe:
+ Đi học, ai cũng muốn học 1 trường nổi tiếng, ngành hot.
+ Ra trường rồi, ai cũng muốn có 1 việc làm (trừ quen biết hoặc đó có chỗ trước), lương bao nhiêu cũng chịu.
+ Tới hồi đi làm rồi, thấy mình 5 triệu, thằng kia 6 triệu là phân bì rồi
+ Đi làm thì làm lính, nhưng cũng khát khao mong muốn 1 ngày làm Sếp . . .
. . . Vậy đó, 1 trạng thái tâm lý rất bình thường của con người thôi.
Nhưng giữa cuộc sống bây giờ cái thứ gì cũng phải có tiền: muốn ăn phải trả tiền, muốn xỉa răng cũng phải trả tiền . . . có thứ gì không phải trả bằng tiền không? Vẫn có nhưng trước mắt phải lo có tiền trước bạn nhỉ!

Nên mình mong sao cuộc sống mọi người ai cũng tốt đẹp lên, có như vậy cuộc sống này mới thấy thoải mái, không nhiều cạm bẫy và chuyện xấu xa. Nếu 1 lần đi đến những khu ổ chuột, mọi người sẽ cảm thấy cuộc sống và đặc biệt những đứa con nít không được sống trong môi trường tốt, chúng . . . (không biết diễn tả thế nào).

Chúc bạn thành công nhe, hãy làm giàu mình trước, khi đó mình sẽ có điều kiện cho người khác nhiều hơn.

(Giàu đây là giàu về tiền bạc, sức khỏe, thời gian và tình cảm)
 
e mới là sv năm cuối. lúc đầu cũng khá mơ mộng mà thấy hài lòng vs công việc tương lai của mình. nhưng mà đọc xong cm của a làm e khá phân vân. quả thật làm nghề NH phải chịu áp lực cực lớn, chẳng khác j bác sĩ chẳng may chuẩn đoán nhầm bệnh nhân thì bs cũng đi! Nhưng e nghĩ là làm j cũng phải có đam mê nghề nghiệp! CÓ thế nghề nghiệp k cho ta sung sướng, giàu có nhưng chí ít là mình thấy thoải mái vs công việc yêu thích
Đó chỉ là vài dòng tâm sự của 1 đứa chẳng có chút kinh nghiệm đời j. Mong các ac chém nhẹ tay


Ừm, anh thì nói lên cái thực tế của nghề mà thôi.
Chứ bản thân mọi người phải tự thân vận động, sống chết với nghề rồi. Ngồi than thân trách phận đâu làm nên điều gì.

Phải sống và suy nghĩ tích cực, làm những điều tích cực, phải tin điều mình làm, cho dù thất bại thì cũng phải chấp nhận thất bại mà đi lên. hi
Khi ra trường rồi em sẽ cảm nhận nhiều.
Chúc em thành công và . . . Giàu!!!
 
Tiền thì ai ai cũng cần. Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả đâu các bạn ạ. Làm trong bank muốn có được tiền phải đánh đổi nhiều thứ lắm như thời gian, chăm sóc cha mẹ, sức khỏe, sự vui tươi,.....
Hôm nay mình đọc bài này thấy trong lòng nó cứ khó tả sao đó :-/
Cụ bà 82 tuổi bị 8 con “nuôi nhốt”?
Sinh được 8 người con, chồng mất cách đây gần 30 năm, lặn lội thân cò nuôi các con khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng, đến khi bóng xế, người mẹ này bị các con “nuôi nhốt” trong căn nhà tồi tàn suốt 3 năm qua.

Người mẹ tội nghiệp ấy tên Nguyễn Thị Má (82 tuổi) ở thôn Vĩnh Xuân, xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa, Phú Yên.



Nhận được phản ảnh của một số người dân về câu chuyện đau lòng trên, chúng tôi tìm đến nhà cụ. Căn nhà nơi cụ Má ở nằm trơ trọi bên con đường dẫn ra bờ sông Bánh Lái, phía trước có cái chuồng bò nằm án ngữ, cũng không đến nỗi khó tìm vì sự việc bà cụ bị nhốt trong nhà suốt mấy năm là chuyện ai cũng biết ở thôn Vĩnh Xuân này.



Nghe có tiếng người ngoài ngõ, bà cụ bước ra đứng tựa rào chắn trước hiên, dõi mắt nhìn về phía chúng tôi:


- Đi đâu đấy?



- Nhà bà có gì bán không, bọn tui đi tìm mua đồ cổ?- Chúng tôi vào vai người mua đồ cổ để tiện trong việc tiếp cận bà cụ.



- Không có, chỉ có quần áo cũ.



- Bà ở với ai?



- Một mình chớ mấy...



Dăm câu thoại đủ cho thấy bà cụ vẫn còn khả năng giao tiếp, dù người ta cho chúng tôi biết rằng bà đã lẫn trí. Trên gương mặt nhem nhuốt, khô tóp của bà, người đối diện không cần tinh tế vẫn nhận ra ánh nhìn cô đơn, vô vọng ẩn đằng sau đôi mắt kèm nhèm, chằng chịt vết thời gian.



Cuộc chuyện trò của chúng tôi với bà cụ chốc chốc lại cắt ngang bởi lũ trẻ hàng xóm thấy có người lạ túa tới ngó nghiêng, tò mò. “Đứa nào mặc áo đỏ vậy bay?”, bà cụ hỏi một đứa bé đang chạy tới, nhưng nó không thèm trả lời.



“Bà nội cháu đấy, bà lẫn rồi, phải nhốt bà chứ không bà đi lung tung”, một đứa bé trong nhóm cho chúng tôi biết.



Căn nhà có diện tích độ chừng 18m2, mái lợp tôn xi măng thấp tè, chỉ hơn tầm tay với một chút, được rào dậu khá cẩn thận bằng lưới B40 và khóa kín bưng. Bên trong ngôi nhà, ngày cũng như đêm, ngột ngạt; một bóng điện trái ớt (chắc không ai buồn tắt nó) trên vách, một chiếc giường ọp ẹp chỉ trơ vài thanh vạt không đủ bà đặt trọn tấm lưng và sát vách có một cái bàn nhỏ cũ kỹ.



Khi được hỏi về chuyện bà cụ bị con nhốt trong nhà, ông Trương Trọng Danh - Trưởng thôn Vĩnh Xuân thừa nhận sự việc là có thật. “Do hoàn cảnh kinh tế của những người con của cụ đều khó khăn, phải bươn chải lo cho cuộc sống, dẫn đến việc chăm sóc mẹ già không đến nơi đến chốn, không trọn đạo làm con”, ông Danh nói.


Theo lời ông Danh, bà cụ sinh được 11 người con, nhưng chỉ còn lại 8 người, trong đó 3 người con trai đều lấy vợ xây nhà ở gần, 3 người con gái lấy chồng ở làng bên. Người con cả của cụ nay đã ngoài lục tuần, sinh sống ở TPHCM.


Cụ Má rơi vào hoàn cảnh như vậy đã 3 năm qua, từ khi bà có dấu hiệu lẫn trí, một căn bệnh thường thấy của người già. Hiện nay người con trai út và người cháu đích tôn ở gần cạnh được giao trách nhiệm chăm sóc bà. Tuy nhiên, ông Danh cũng thừa nhận để bà cụ sống trong điều kiện như vậy chính quyền thôn cũng có thiếu sót.

Chúng tôi theo chân ông Danh đến nhà ông Võ Tấn Ứng (44 tuổi), con trai út của cụ Má. Nhà ông Ứng ở phía sau nhà bà cụ, chỉ cách vài chục bước chân. Tiếp chúng tôi, ông Ứng không có vẻ gì tỏ ra ngại ngần khi nói về điều kiện ăn ở của mẹ, thậm chí còn cho rằng bà cụ được chăm sóc tốt hơn trước.



Trả lời câu hỏi của ông trưởng thôn: “Sao mấy ông để cụ nằm trên cái giường tồi tàn như vậy?” Ông Ứng cho biết: “Đem chiếu, mền vào đều bị bà xé rách hết. Bà lẫn lắm, ít khi thấy bà ngủ. Thậm chí trời sáng trăng mà bà cứ tưởng là ban ngày”.



Cũng theo lời người con út của cụ Má, trước đây bà cụ ở nhà người cháu đích tôn, Võ Tấn Hùng (41 tuổi), có nhà cũng ở kế bên. Từ khi bà lẫn, mấy anh em của ông góp 2,5 triệu đồng để xây căn nhà cho bà nhà ở. Hiện ông Ứng và ông Hùng, mỗi người thay phiên nhau “chăm sóc” cụ trong 10 ngày với nhiệm vụ chính là mang cơm cho bà khi tới bữa.



Tìm đến những người hàng xóm của bà cụ, chúng tôi nhận được những lời phản ánh đầy bức xúc: “Thấy bà như vậy, chúng tôi cũng xót xa. Sinh 8 người con, rồi một thân góa bụa nuôi con khôn lớn, dựng vợ, gả chồng để rồi cuối đời lại phải chịu cảnh sống tồi tệ, thật đáng thương!”.



Bà T.V, một người hàng xóm của bà cụ cho rằng, nếu cụ Má được quan tâm, chăm sóc thì tình hình sức khỏe, trí óc của cụ có thể sẽ được cải thiện tốt hơn. Cũng theo người hàng xóm, có những đêm khuya họ nghe bà cụ thống thiết gọi tên từng người con, ai nấy đều xót xa.



Ông Danh cho biết, mới đây giữa người cháu đích tôn và người con trai út của cụ Má xảy ra mâu thuẫn vì tranh chấp quyền thừa kế tài sản, chính quyền xã phải cử lực lượng đến lập biên bản giải quyết. Nguyên nhân là phần diện tích đất còn trống nơi căn nhà cụ đang ở vốn dĩ những người con của cụ đã thống nhất chuyển quyền sở hữu cho người con út để có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ.



Thế nhưng, người cháu đích tôn mặc dù đã được thừa kế một lô đất từ bà nội (hiện đã xây nhà ở) vẫn tự ý xây chuồng bò trên phần đất đã giao quyền sở hữu cho chú út là ông Ứng. Sự việc đã dẫn đến mâu thuẫn và giữa hai chú cháu có những hành động không hay với nhau, khiến thời gian gần đây việc chăm sóc cụ Má bị đùn đẩy.



Tình trạng con cái khi đã trưởng thành bỏ mặc cha mẹ sống thiếu sự quan tâm chăm sóc, hoặc phó thác cho xã hội, thậm chí ngược đãi, bạo hành là chuyện không hiếm ở thời nay. Tuy nhiên, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương không thể bàng quan trước những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức và trái ngược với đạo lý xảy ra trong cộng đồng dân cư.



Theo Anh Thy
VOV online
;;) ;;) ;;) ;;) ;;) ;;);;) ;;)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nhiều khi mình thấy chán ghét đồng tiền ghê gớm :-<
Mình cần nó, rất cần như tất cả mọi người nhưng mình thấy ghét lắm :-<
Nhiều khi mình cứ ngồi nghĩ nếu như tiền ko xuất hiện thì XH sẽ thế nào, con người ta có sống hạnh phúc không?
Nhìn những người xung quanh, nghe những câu chuyện xung quanh mình thấy ai cũng khổ vì tiền theo một cách nhất định. Người thì ko có tiền để trang trải cuộc sống, học tập, người thì nhiều tiền quá chỉ lo giữ của, lo con cái hư hỏng :-<
Nhiều khi mình cảm thấy mông lung lắm. Mình muốn kiếm nhiều tiền. Nhưng đó ko phải là mục đích sống của mình :-<
Chẳng lẽ cả đời mình phải chạy theo đồng tiền, cả đời làm nô lệ cho nó :-<
Các bạn nới mới nhớ, mình đang đọc dở Cha giàu - Cha nghèo, phải tìm đọc tiếp thôi. Một cuốc sách rất đáng để đọc đấy các bạn. Thôi cùng cố gắng thoát đời cùm gông cho money các bạn ạ. Hix hix :-<
 
Đọc cai này đi các bạn, đồng lương thì cũng xứng với những gì mình bỏ ra thui, đứng núi này trông núi kia thì chả bao giờ thấy thỏa mãn cả ^^
Hồi sinh viên mình có chiếc quạt điện, chẳng hiểu sao đang yên đang lành nó lại quay rất chậm, rồi không quay nữa, nóng rực. Mà sinh viên thì lấy đâu ra tiền mua mới, thế là vác đi sửa. Ra hàng sửa quạt, bác thợ điện già tháo ra ngó nghiêng một hồi, rồi cầm cái búa gõ "cốp" một phát, thế là lại chạy ngon lành. Đến khi thanh toán, bác lấy mình 20K (thời đó một suất cơm là 5K). Mình tuy vẫn móc tiền trả nhưng vẫn than thở: "Bác lấy búa gõ có mỗi một cái mà lấy cháu đắt thế ạ?". Ông bác thợ điện già cười nói kiểu nửa đùa nửa thật: "Để có một cái gõ búa đó, bác mày phải có đến 30 năm trong nghề rồi cháu ạ. Tại sao gõ búa? Gõ ở đâu? Mạnh nhẹ thế nào? Không hề dễ dàng đâu". Mình ngẫm cũng có lý nên trả tiền rồi về.

Ngày nay có nhiều bạn trẻ mới ra trường, nhìn những người đi trước kiếm nhiều tiền một cách khá đơn giản (thậm chí chẳng làm gì nhiều, thi thoảng ký một chữ) thì cho rằng mình đang bị đối xử không công bằng, đòi tăng lương, đòi giảm công việc, đưa ra yêu sách hoặc bức xúc bỏ việc... Rồi cũng lại vật vã khổ sở chẳng đâu vào đâu.

Ngẫm lại chuyện ông bác thợ điện già ngày nào, chắc chắn bác ấy cũng đã có một thời lao động miệt mài vất vả, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy uy tín, mối quan hệ khách hàng, vốn liếng mở cửa hàng... mới có được cú gõ búa trị giá 20K đấy. Nên mình nghĩ cuộc sống cái gì cũng có giá của nó cả, vất vả trồng cây thì sẽ có một ngày ăn trái ngọt. Đừng có vừa trồng cây vừa ghen tức với người đã ngồi ăn trái, để rồi vội vã hỏng việc hoặc tệ hơn là trèo rào sang hái trộm thì sớm muộn cũng ăn đòn.

Thôi. Mình lại tiếp tục cày bừa trên cánh đồng chữ nghĩa và mong đợi tương lai đây. Hic

'Trích Giáo Sư Xoay"
 
Back
Bên trên