LC xuất khẩu và LC Nhập khẩu?

Mình cung cấp Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, các bạn xem sẽ hiểu LC nhập khẩu và xuất khẩu như thế nào. Đây là quy trình chuẩn trong thanh toán quốc tế.

Untitled.jpg
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.
(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng.
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhập
(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
 
LC nhập khẩu không phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho NNK đâu bạn ah.Mà khi mở LC ngân hàng đang tài trợ về mặt uy tín cho NNK, ngân hàng chỉ tài trợ về mặt tín dụng khi mà NNK không phải ký quỹ 100%và khi bộ chúng từ xuất trình phù hợp ngân hàng trả thay khách hàng.
còn LC xuất cũng có thể là 1 hình thức tài trợ khi mà ngân hàng tiến hành chiết khấu trước BCt cho NXK
 
Loại L/C xuất khẩu đang bàn ở đây thực ra L/C điều khoản đỏ: Tức là khi NHPH phát hành L/C sẽ có thêm một điều khoản được gọi là điều khoản đỏ để thể hiện sự quan trọng của điều khoản này, L/C này cho phép NHTT ứng trước tiền hoặctrích tài khoản nhà NK trả cho nhà XK thực hiện sản xuất hay thu mua nguyên liệu cung cấp cho HĐTM giữa 2 bên.
Về phân loại L/C được chia thành mấy loại như sau:
1. L/C không thể huỷ ngang
2. L/C trả chậm có hoặc không có xác nhận
3. L/C dự phòng
4. L/C chuyển nhượng
5. L/C tuần hoàn
6. L/C điều khoản đỏ
7. L/C giáp lưng
...
Việc nhân viên NH nào đó gọi là L/C xuất khẩu là không chính xác về mặt hình thức và phân loại L/C.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Loại L/C xuất khẩu đang bàn ở đây thực ra L/C điều khoản đỏ: Tức là khi NHPH phát hành L/C sẽ có thêm một điều khoản được gọi là điều khoản đỏ để thể hiện sự quan trọng của điều khoản này, L/C này cho phép NHTT ứng trước tiền hoặctrích tài khoản nhà NK trả cho nhà XK thực hiện sản xuất hay thu mua nguyên liệu cung cấp cho HĐTM giữa 2 bên.
Về phân loại L/C được chia thành mấy loại như sau:
1. L/C không thể huỷ ngang
2. L/C trả chậm có hoặc không có xác nhận
3. L/C dự phòng
4. L/C chuyển nhượng
5. L/C tuần hoàn
6. L/C điều khoản đỏ
7. L/C giáp lưng
...
Việc nhân viên NH nào đó gọi là L/C xuất khẩu là không chính xác về mặt hình thức và phân loại L/C.

Không biết bạn có làm về L/C không vậy? Hay là bạn làm L/C phức tạp mà mình chưa gặp, vì cách diễn giải và trả lời câu hỏi của bạn rất...lạ và với mình, dù đã làm thanh toán quốc tế lâu năm, hoàn toàn không hiểu. Những loại L/C mà bạn nêu lên chỉ là phân loại L/C, không liên quan gì đến việc nó là L/C xuất khẩu hay nhập khẩu cả.
Mình trả lời câu hỏi " LC xuất khẩu có phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu không? " như thế này.
Việc ngân hàng của người bán thông báo L/C cho nhà xuất khẩu, gọi tắt là "L/C xuất khẩu" thực chất chỉ là 1 nghiệp vụ, trong nghiệp vụ này, ngân hàng chỉ đơn thuần là thông báo một L/C mà mình nhận được cho người bán. Tuy nhiên, do mối quan hệ của ngân hàng với người bán, ngân hàng có thể "cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu" dựa trên L/C bằng các hình thức sau
1. Tài trợ trước giao hàng: nghĩa là cho người bán (người thụ hưởng L/C) vay tiền dựa trên việc thế chấp nguồn thu hình thành trong tương lai, việc tài trợ này nhằm giúp người bán có nguồn tiền để thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu
2. Tài trợ sau giao hàng: bằng cách cho vay hoặc chiết khấu bộ chứng từ ( giống như mua lại bộ chứng từ vậy đó)

Còn câu " LC xuất khẩu có phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu không? " thì mình có thể trả lời là KHÔNG. Thực chất L/C xuất khẩu không phải là hình thức cấp tín dung cho nhà xuất khẩu, chỉ là cơ sở để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hiểu 1 cách đơn giản là:
LC nhập khẩu là ngân hàng đứng trên phương diện ngân hàng của người nhập khẩu. Tương tự cho LC xuất khẩu.
 
Trả lời rất chuẩn. Đúng là có làm có khác. Chỉ những ai có làm thực tế mới hiểu chứ đọc tài liệu trên mạng không hiểu rõ được!

- - - Updated - - -

Không biết bạn có làm về L/C không vậy? Hay là bạn làm L/C phức tạp mà mình chưa gặp, vì cách diễn giải và trả lời câu hỏi của bạn rất...lạ và với mình, dù đã làm thanh toán quốc tế lâu năm, hoàn toàn không hiểu. Những loại L/C mà bạn nêu lên chỉ là phân loại L/C, không liên quan gì đến việc nó là L/C xuất khẩu hay nhập khẩu cả.
Mình trả lời câu hỏi " LC xuất khẩu có phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu không? " như thế này.
Việc ngân hàng của người bán thông báo L/C cho nhà xuất khẩu, gọi tắt là "L/C xuất khẩu" thực chất chỉ là 1 nghiệp vụ, trong nghiệp vụ này, ngân hàng chỉ đơn thuần là thông báo một L/C mà mình nhận được cho người bán. Tuy nhiên, do mối quan hệ của ngân hàng với người bán, ngân hàng có thể "cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu" dựa trên L/C bằng các hình thức sau
1. Tài trợ trước giao hàng: nghĩa là cho người bán (người thụ hưởng L/C) vay tiền dựa trên việc thế chấp nguồn thu hình thành trong tương lai, việc tài trợ này nhằm giúp người bán có nguồn tiền để thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu
2. Tài trợ sau giao hàng: bằng cách cho vay hoặc chiết khấu bộ chứng từ ( giống như mua lại bộ chứng từ vậy đó)

Còn câu " LC xuất khẩu có phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu không? " thì mình có thể trả lời là KHÔNG. Thực chất L/C xuất khẩu không phải là hình thức cấp tín dung cho nhà xuất khẩu, chỉ là cơ sở để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu thôi.
Trả lời rất chuẩn. Đúng là có làm có khác. Chỉ những ai có làm thực tế mới hiểu chứ đọc tài liệu trên mạng không hiểu rõ được!

- - - Updated - - -

Không biết bạn có làm về L/C không vậy? Hay là bạn làm L/C phức tạp mà mình chưa gặp, vì cách diễn giải và trả lời câu hỏi của bạn rất...lạ và với mình, dù đã làm thanh toán quốc tế lâu năm, hoàn toàn không hiểu. Những loại L/C mà bạn nêu lên chỉ là phân loại L/C, không liên quan gì đến việc nó là L/C xuất khẩu hay nhập khẩu cả.
Mình trả lời câu hỏi " LC xuất khẩu có phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu không? " như thế này.
Việc ngân hàng của người bán thông báo L/C cho nhà xuất khẩu, gọi tắt là "L/C xuất khẩu" thực chất chỉ là 1 nghiệp vụ, trong nghiệp vụ này, ngân hàng chỉ đơn thuần là thông báo một L/C mà mình nhận được cho người bán. Tuy nhiên, do mối quan hệ của ngân hàng với người bán, ngân hàng có thể "cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu" dựa trên L/C bằng các hình thức sau
1. Tài trợ trước giao hàng: nghĩa là cho người bán (người thụ hưởng L/C) vay tiền dựa trên việc thế chấp nguồn thu hình thành trong tương lai, việc tài trợ này nhằm giúp người bán có nguồn tiền để thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu
2. Tài trợ sau giao hàng: bằng cách cho vay hoặc chiết khấu bộ chứng từ ( giống như mua lại bộ chứng từ vậy đó)

Còn câu " LC xuất khẩu có phải là 1 hình thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu không? " thì mình có thể trả lời là KHÔNG. Thực chất L/C xuất khẩu không phải là hình thức cấp tín dung cho nhà xuất khẩu, chỉ là cơ sở để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu thôi.


Trả lời rất chuẩn. Đúng là có làm có khác. Chỉ những ai có làm thực tế mới hiểu chứ đọc tài liệu trên mạng không hiểu rõ được!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên