Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Mình không ngĩ như vậy, Nghiệp vụ xác nhận LC cho người xuất khẩu thì có khác gì bảo lãnh với nhà xuất khẩu rằng nếu Ngân hàng bên nhập khẩu không trả nợ thì Ngân hàng xuất khẩu sẽ trả nợ thay. Như vậy nó cũng là 1 hình thức bảo lãnh, là 01 loại hình tín dụng còn gì!Mình nghĩ "loại hình tín dụng" ở đây thể hiện việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng để thanh toán hàng hóa đã mua. Như vậy chỉ có L/C nhập được xem như một loại hình tín dụng của ngân hàng phát hành cấp cho nhà nhập khẩu.
Bạn sad_movie đã nói ở đây rằng ngân hàng thông báo là ngân hàng của nhà xuất khẩu và ngân hàng xuất khẩu có cả nghiệp vụ xác nhận đây còn gì?Mình trả lời bạn thế này nhé:
1)Ở các ngân hàng hay phân ra 2 loại:
- L/C nhập: L/C được mở bởi nhà nhập khẩu. Khách hàng ở đây là nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu là ngân hàng phát hành.
- L/C xuất: Khách hàng ở đây là nhà xuất khẩu và ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu đó gọi là ngân hàng thông báo
2) Nghiệp vụ xác nhận của ngân hàng thông báo: Tùy theo yêu cầu và thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu để quyết định xem L/C có cần phải xác nhận hay không. Nếu L/C là L/C xác nhận thì có thể ngân hàng thông báo được chọn làm ngân hàng xác nhận (vì vậy có nghiệp vụ xác nhận của ngân hàng thông báo). Khi L/C là L/C xác nhận sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩu hơn rất nhiều (vì nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán khi Bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng xác nhận sẽ thanh toán cho bộ chứng từ đó).
Uh thì đúng là trong trường hợp Ngân hàng thông báo là Ngân hàng xác nhận thì đúng như mình lập luận ở trên. Còn trong trường hợp ngân hàng thông báo không phải là ngân hàng xác nhận thì nghiệp vụ xác nhận ở ngân hàng xác nhận có được gọi là LC xuất khẩu không?Hi haiduytran: ở đây mình nói ngân hàng xác nhận "có thể" là ngân hàng thông báo chứ chưa chắc ngân hàng thông báo là ngân hàng xác nhận nhé. Người ta có thể chọn một ngân hàng khác ngoài ngân hàng thông báo làm ngân hàng xác nhận chứ không bắt buộc ngân hàng thông báo phải là ngân hàng xác nhận.
Bạn đã đọc comment của sad_movie chưa?) làm gì tồn tại L/C xuất khẩu hả bạn
L/C là cam kết trả tiền chắc chắn của 1 ngân hàng, được mở theo yêu cầu Khách hàng( nhà Nhập khẩu). do đó L/C là L/c, ko L/c xuất khẩu gì cả, và cũng không ai gọi là l/c nhập khẩu gì cả.
Cô mình cũng đã nói '' L/c dùng trong thanh toán quốc tế, ko dùng trong nội địa''
bạn haiduytran nói '' nghiệp vụ xác nhận ở ngân hàng xác nhân có được gọi là L/C xuất khẩu ko". bạn ah, bạn xem lại bản chất của L/c đi
Đây là các chủ thể trong quan hệ thư tín dụng:
-nhà NK: người xin mở L/C
-ngân hàng phát hành: mở L/C
-ngân hàng thông báo: là đại lý của ngân hàng phát hành ở nước ngoài
-nhà XK: người thụ hưởng
-ngân hàng xác nhận: tiến hành xác nhận l/C theo yêu cầu của nhà phát hành
-ngân hàng thanh toán, NH chiết khấu...: NH phát hàng ủy quyền cho ngân hàng này thanh toán, chiết khấu..
Thực tế là ở ngân hàng người ta có phân ra thì tớ mới hỏi chứBạn sad_movie đã nói ở đây rằng ngân hàng thông báo là ngân hàng của nhà xuất khẩu và ngân hàng xuất khẩu có cả nghiệp vụ xác nhận đây còn gì?