Như vầy nè, cái đầu tiên là em cần phải nắm rõ được các sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng mình trước đã, nếu có điều kiện thì mình so sánh ưu/nhược điểm của sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng mình so với các nơi khác. Nếu sản phẩm không hay bằng thì mình phải bù đắp bằng dịch vụ. Có thể sản phẩm tiền gửi hiện tại của bên mình không hấp dẫn, nhưng bù lại các tiện ích khác mình đem lại cho khách hàng lại có ưu thế hơn thì mình nên xoáy vào đấy, bởi vì khách hàng khi giao dịch với ngân hàng không phải chỉ sử dụng 1 hay 2 sản phẩm mà sẽ xen kẽ lẫn nhau tùy theo nhu cầu.
Ví dụ như NH A có sản phẩm tiền gửi lãi suất hấp dẫn hơn, tiếng tăm của ngân hàng lớn hơn thì mình có thể gợi ý KH qua NH B sẽ được hưởng những dịch vụ khác ngoài lãi suất như hỗ trợ phí chuyển tiền, phục vụ tận nhà khách hàng, khi nào khách hàng gọi là phóng tới ngay, thường xuyên có các chương trình tặng quà tri ân khách hàng hay gì đó đại loại như thế.
Ngoài ra thì nên tâm sự những chuyện ngoài lề để tạo sự thân mật với khách hàng, thăm hỏi khách hàng thường xuyên để khách hàng cảm thấy sự quan tâm của mình với người ta, v.v...
Như chỗ anh làm trước đây chẳng hạn, xét về lãi suất và các sản phẩm của ngân hàng có vẻ là thua kém so với nhiều ngân hàng khác, thậm chí phải nói là cùi bắp, tuy nhiên khách hàng vẫn đến rất nhiều và ít có người chuyển qua chỗ khác vì lãi suất cao hơn. Đó là do sếp cũ của anh rất chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng, thậm chí khách hàng còn coi nhân viên như người thân trong nhà. Khách hàng ở xa đến mấy mà trong khả năng xe của ngân hàng đến được là hỗ trợ tận nơi (thiệt ra toàn là bọn anh xách xe chạy tứ tung trong thành phố), món tiền lớn thì có xe hơi đến tận nhà để lấy.