(Kỹ năng) Kinh nghiệm Phỏng vấn vị trí giao dịch viên Vietcombank

1. Hầu hết các cuộc phỏng vấn đề không diễn ra đúng giờ mà thường muộn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đến muộn và cuộc phỏng vấn chưa diễn ra thì cũng đừng vội mừng. Theo tiết lộ của một Trưởng phòng nhân sự VCB thì họ sẽ quan sát bạn ngay khi bạn đặt chân tới ngân hàng, khi bạn ngồi chờ và cả khi bạn bước vào phòng phỏng vấn nữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, đương nhiên rồi, hãy chuẩn bị thật kỹ và thật đẹp cho cuộc phỏng vấn nhé.
  • Luôn đi sớm 5 – 10 phút. Không chỉ tạo ấn tượng tốt, bạn còn có thêm thời gian vào WC và chỉnh sửa lại trang phục nữa.
  • Chỉ mặc đồ công sở (giầy tây – guốc 3-5cm, quần tây – váy, sơ mi trắng)
  • Không mang những thứ trang sức quá
  • Không mang “trang sức lạ” (đặc biệt là vòng kim loại lớn)
  • Nữ nên trang điểm nhẹ và Nam nên cắt tóc gọn gàng, vuốt keo.
2. Đầu tiên đến ngân hàng, các bạn sẽ được yêu cầu ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Hãy tranh thủ nói chuyện làm quen và xin số điện thoại của các bạn cùng phỏng vấn nhé. Nếu bạn là người phỏng vấn sau, hãy “lén” vào nhà vệ sinh và gọi cho những người đã phỏng vấn để nắm được “tình hình chiến sự” nhé. Cách này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy.

3. Vào phòng phỏng vấn.

Trước khi bắt đầu tìm hiểu nội dung thông thường của một cuộc phỏng vấn với vị trí Giao dịch viên (một vị trí đòi hỏi nhiều ở sự nhẹ nhàng và nhẫn nại), theo mình các bạn hãy quan triệt những nguyên tắc thế này:
  • Luôn luôn: dạ, vâng ạ…
  • Luôn luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn và gật gù mỗi khi họ nói.
  • Luôn luôn mở đầu cầu trả lời : “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nhớ cảm ơn sau mỗi góp ý của người phỏng vấn.
a. Câu đầu tiên nhà tuyển dụng luôn hỏi : Em hãy giới thiệu về bản thân em. (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh)

Câu hỏi này hầu như chưa bao giờ thiếu trong các cuộc phỏng vấn và các nhà tuyển dụng xem đây như là một câu hỏi kinh điển. Câu hỏi này thường đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung thời gian và tinh thần cho hơn 1 phút quan trọng này nhé. Tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không biết cách sẽ dễ gây ấn tượng không hay. Hãy nhớ nói những ý sau:

  • Họ tên, Đại học – Khoa.
  • Lý do biết đến cuộc tuyển dụng
  • Nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn…
  • Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp
  • Mong muốn được làm việc tại Ngân hàng.
b. Câu thứ hai thường được hỏi là : Em biết gì về vị trí giao dịch viên.

Với câu này, bạn hãy làm bật lên 2 ý chính sau đây;

  • Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng. (Sở dĩ như vậy vì người phỏng vấn bạn chắc chắn là một Trưởng/Phó phòng giao dịch. Bạn phải cho họ thấy bạn rất tôn trọng bộ phận của họ)
  • Những công việc chính của giao dịch viên. Cái này thì lại khá đơn giản, bạn có thể nêu những công việc chính sau: Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, Hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo yêu cầu…..
c. Câu thứ ba thường gặp là: Theo em, đức tính gì quan trọng nhất với một Giao dịch viên

Khi gặp câu hỏi này, hãy trả lời một cách dứt khoát : Dạ, theo em thì đức tính quan trọng nhất của giao dịch viên là “Nhẫn nại”. Bởi lẽ, Giao dịch viên là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu không có sự nhẫn nại, Giao dịch viên không thể giải thích một cách tường tận cho khách hàng hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ của Ngân hàng được. Ngoài ra, theo em được biết thì Giao dịch viên là một công việc đòi hỏi phải đi sớm về muộn. Nếu không nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì không thể đảm đương được ạ….


d. Câu nữa mà bạn hay bị hỏi là: Tại sao tôi lại nên chọn em.

Khi trả lời câu này, hãy nhớ một nguyên tắc sau: Không bao giờ phô trương những thành tích các bạn có. Người phỏng vấn đã cầm hồ sơ của bạn thì đương nhiên họ biết bạn có thành tích gì. Bạn chỉ cần chỉ cho họ thấy răng : Bạn “phù hợp nhất” với công việc đó. Hãy trả lời thế này: Thưa anh, giao dịch viên là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và chẳm chỉ. Em thấy rằng yêu cầu đó rất phù hợp với tính cách của bản thân mình. Em tin là với sự chỉ dạy của anh chị, em sẽ làm tốt công việc này. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.

e. Một câu nữa có thể bạn sẽ gặp là: Em có ứng tuyển vào Ngân hàng khác không?

Dù có hay không apply vào ngân hàng khác thì bạn cũng cứ trả lời thế này: Thưa anh, em có ứng tuyển vào các ngân hàng khác. Tuy nhiên, được vào làm việc tại đây là một trong những mong ước lớn nhất của em. Vì vậy, nếu được anh chị nhận vào, em sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng ạ.

f. Câu hỏi tình huống thực tế

Kiến thức vận dụng để trả lời cho các câu hỏi tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ thì các bạn cần tìm hiểu sâu, học kỹ trước đó (UB có chia sẻ trong chuyên đề Giao dịch viên), hoặc bạn có thể học hỏi từ các anh chị đi trước. Liên quan đến nghiệp vụ thì chính xác, kèm theo đó khôn thể thiếu là thái độ thể hiện và cách thức bạn tư duy vấn đề.

Vì vị trí của các bạn là bộ mặt của NH nên hãy luôn giữ sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn trong cách xử lý nhé. Nếu đó là một tình huống bạn chưa gặp bao giờ, hãy lễ phép xin khách hàng chờ đợi để bạn xin ý kiến cấp trên. Đừng bao giờ xử lý mà không biết chắc đúng hay sai.

g. Câu hỏi khác

Ngoài tất cả các câu hỏi truyền thống thường gặp và cách ứng xử khéo léo, phù hợp như trên, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành qua các tình huống thì hiện nay các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Vietcombank vẫn thường hỏi các câu hỏi xã hội, mở rộng khác. Các kiến thức ở các phổ ngành, lĩnh vực hoặc sự kiện nổi bật hoặc hỏi về hiểu biết sản phẩm của Ngân hàng. Các bạn cần lưu ý điểm này và chuẩn bị cho mình những vốn kiến thức để sẵn sàng chiến đấu. Nghe - Đọc - Học hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp bạn chưa biết rõ câu trả lời, bạn luôn nhớ phải giữ sự nhẹ nhàng và cầu thị nhé.

4 – Cuối cùng, khi ra về, hãy nhớ nói lời cảm ơn những góp ý của nhà phỏng vấn và chào lễ phép trước khi ra về nhé.


Rất nhiều các câu hỏi, tình huống khác mà bạn sẵn sàng gặp. Bạn hãy chuẩn bị chu đáo nhất có thể các kịch bản cho buổi phỏng vấn. Ngoài nghiệp vụ thì cách thức tư duy vấn đề và thái độ bạn thể hiện sẽ là những tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng. Các bạn cùng chia sẻ các câu hỏi nhiều hơn để chúng ta cùng trao đổi nhé.


Chúc các bạn may mắn với đợt tuyển dụng sắp tới ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn bạn rất nhiều, bài viết bạn giúp ích những sinh viên ra trường cho mình :):):):)
 
đóng góp thêm 1 chút vào kinh nghiệm phỏng vấn ạ
NTD sẽ không quan tâm là bạn giỏi giang, thông minh và tài năng như thế nào nếu bạn không tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, hoặc không thể trình bày về năng lực của mình một cách thuyết phục. Tôi rút ra cho mình 8 nguyên tắc vàng sau đây và rất vui được chia sẻ với các bạn.
1. Đến sớm 10 phút
Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa”. và “có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến công việc này”.
Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp này.
2. Ăn mặc chuyên nghiệp
Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình có “được mắt” không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp không? Điều này rất quan trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn trong “phục trang” quần jeans và áo thun, hay đại loại như thể bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần.
3. Hãy thể hiện sự nhiệt thành
Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc bằng nụ cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó: chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào công ty phỏng vấn.
4. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn
Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 5 bộ hồ sơ tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi tôi đến Việt Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn giản này. Đây là một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác. Thật đơn giản biết bao!
5. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển
NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm sao bạn có thể trả lời những câu hỏi như “Tại sao anh muốn làm việc ở đây?”, hay “Tại sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?”. Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành 15 phút tìm hiểu website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều lần và tự trình bày lý do vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí này.
6. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD làm được gì cho bạn
Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.
Nếu NTD hỏi bạn “Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, hãy dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi đã từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào “Tôi muốn làm công việc này vì nó cho tôi mức lương cao hơn mức lương ở công ty cũ”. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn nhiều “Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo tiếp thị. Tôi nghĩ mình có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả năng phù hợp với vị trí này”.
Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải.
7. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn
David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực của họ vì họ đam mê những gì mình làm.
Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên trong lĩnh vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời gian và tâm huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta không thể hiện điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng viên này.
Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề nghiệp này.
8. Gửi thư cảm ơn
Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích công việc này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác.
 
NTD sẽ không quan tâm là bạn giỏi giang, thông minh và tài năng như thế nào nếu bạn không tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, hoặc không thể trình bày về năng lực của mình một cách thuyết phục. Tôi rút ra cho mình 8 nguyên tắc vàng sau đây và rất vui được chia sẻ với các bạn.
1. Đến sớm 10 phút
Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa”. và “có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến công việc này”.
Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp này.
2. Ăn mặc chuyên nghiệp
Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình có “được mắt” không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp không? Điều này rất quan trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn trong “phục trang” quần jeans và áo thun, hay đại loại như thể bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần.
3. Hãy thể hiện sự nhiệt thành
Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc bằng nụ cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó: chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào công ty phỏng vấn.
4. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn
Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 5 bộ hồ sơ tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi tôi đến Việt Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn giản này. Đây là một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác. Thật đơn giản biết bao!
5. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển
NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm sao bạn có thể trả lời những câu hỏi như “Tại sao anh muốn làm việc ở đây?”, hay “Tại sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?”. Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành 15 phút tìm hiểu website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều lần và tự trình bày lý do vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí này.
6. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD làm được gì cho bạn
Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.
Nếu NTD hỏi bạn “Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, hãy dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi đã từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào “Tôi muốn làm công việc này vì nó cho tôi mức lương cao hơn mức lương ở công ty cũ”. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn nhiều “Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo tiếp thị. Tôi nghĩ mình có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả năng phù hợp với vị trí này”.
Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải.
7. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn
David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực của họ vì họ đam mê những gì mình làm.
Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên trong lĩnh vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời gian và tâm huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta không thể hiện điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng viên này.
Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề nghiệp này.
8. Gửi thư cảm ơn
Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích công việc này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác.
 
Back
Bên trên