Review Kinh nghiệm Thi tuyển và phỏng vấn vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

  • Bắt đầu Bắt đầu BigBang
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
có bạn nào được gọi đi pv chi nhánh Lào chưa nhỉ
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
mình vừa được gọi đi phỏng vấn sơ tuyển khcn hội sở, bạn nào có kinh nghiệm pv vị trí này chia sẻ mình với nhé,,,cám ơn các bạn nhé
 
Haizz cũng nộp KHCN - HO mà lại ko qua vòng gửi xe..
Chúc mừng bạn Trần Hữu Thọ nhé :D
 
Chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển SHB

chào các bạn, mình mới có thông báo đi phỏng vấn sơ tuyển ở SHB mà mình thì chưa có nhiều thông tin về vị trí khcn ở SHB, rất mong được các bạn chia sẻ một số nội dung: KHCN bên SHB làm những công việc gì, sản phẩm mà KHCN của SHB bán, sản phẩm thẻ nào là chiến lược.... và với câu hỏi làm sao để đủ chỉ tiêu thì các bạn sẽ trả lời thế nào ạ ( cái này mình không rõ có hỏi ko, mình hỏi trước cho chắc)
cám ơn các bạn chia sẻ nhé!!!

---------- Post added 01-03-2012 at 06:51 PM ----------

ai ơi giúp mình với, hôm sơ tuyển họ sẽ hỏi gì ạ...

---------- Post added 01-03-2012 at 06:52 PM ----------

ai ơi giúp mình với, họ sẽ hỏi gì vào hôm sơ tuyển ạ.... cám ơn nhiều ạ
 
2 bạn

Mình nghĩ KHCN bên SHB sẽ làm các công việc của 1 cán bộ QHKH Cá nhân bình thường như các Ngân hàng khác, đó là tìm kiếm, gây dựng, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng, cung cấp các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm khác của NH đến KH. (muốn thêm thông tin bạn có thể đọc trong mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng của các NH, ví dụ như của BIDV:

A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
1. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân:
a. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; Triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ...) phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn của BIDV. Đề xuất việc cải tiến/phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tới Ban Phát triển các sản phẩm bán lẻ và Marketing.
b. Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bản lẻ của ngân hàng bạn trên địa bàn...) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm:
a. Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng. Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng của những sản phẩm đã có đến Ban Phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
b. Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại Chi nhánh.
3. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.
B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
a. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân (danh mục sản phẩm triển khai tại chi nhánh, thị phần, doanh thu...); phối hợp với Phòng Tổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng/sản phẩm từng tháng/quý/năm).
b. Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm.
2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
C. Công tác tín dụng:
1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
2. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.
3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...).
4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.
5. Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký.
7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý.
8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.
9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
11. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng.
d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.
D. Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý thông tin, báo cáo:
a. Đầu mối quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, lưu trữ, bảo mật...) về khách hàng, sản phẩm, thị phần, thị trường; Cung cấp thông tin cho các bên liên quan theo quy định về thẩm quyền và phạm vi quản lý.
b. Thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc và của BIDV theo quy định.
2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...).
3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.

Câu 2: SP của SHB thì bạn tìm kiếm trên trang của shb và đọc nội dung sản phẩm ý, sản phẩm nào là chiến lược thì ai làm SHB mới bít :D

Câu 3: Làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu tín dụng: Cái này thì mình hem biết, mình làm ở ngành khác nên hay trả lời là tận dụng quan hệ để giới thiệu với khách của mình, rồi tự mình đi kiếm (phát tờ rơi, gửi email....) và nhờ bạn bè quen làm NH.

Các câu hỏi thì kinh điển vẫn là giới thiệu về bản thân, em bít j về ngành này, tại sao e thấy mình có khả năng làm công việc này...Nói chung pv sơ tuyển thì không khó lắm đâu, chủ yếu là xem tác phong của mình thôi.

Chúc bạn may mắn :)
 
cám ơn bạn nhiều nhé :D
2 bạn

Mình nghĩ KHCN bên SHB sẽ làm các công việc của 1 cán bộ QHKH Cá nhân bình thường như các Ngân hàng khác, đó là tìm kiếm, gây dựng, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng, cung cấp các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm khác của NH đến KH. (muốn thêm thông tin bạn có thể đọc trong mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng của các NH, ví dụ như của BIDV:

A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
1. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân:
a. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; Triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ...) phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn của BIDV. Đề xuất việc cải tiến/phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tới Ban Phát triển các sản phẩm bán lẻ và Marketing.
b. Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bản lẻ của ngân hàng bạn trên địa bàn...) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm:
a. Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng. Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng của những sản phẩm đã có đến Ban Phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
b. Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại Chi nhánh.
3. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.
B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
a. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân (danh mục sản phẩm triển khai tại chi nhánh, thị phần, doanh thu...); phối hợp với Phòng Tổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng/sản phẩm từng tháng/quý/năm).
b. Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm.
2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
C. Công tác tín dụng:
1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
2. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.
3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...).
4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.
5. Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký.
7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý.
8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.
9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
11. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng.
d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.
D. Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý thông tin, báo cáo:
a. Đầu mối quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, lưu trữ, bảo mật...) về khách hàng, sản phẩm, thị phần, thị trường; Cung cấp thông tin cho các bên liên quan theo quy định về thẩm quyền và phạm vi quản lý.
b. Thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc và của BIDV theo quy định.
2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...).
3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.

Câu 2: SP của SHB thì bạn tìm kiếm trên trang của shb và đọc nội dung sản phẩm ý, sản phẩm nào là chiến lược thì ai làm SHB mới bít :D

Câu 3: Làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu tín dụng: Cái này thì mình hem biết, mình làm ở ngành khác nên hay trả lời là tận dụng quan hệ để giới thiệu với khách của mình, rồi tự mình đi kiếm (phát tờ rơi, gửi email....) và nhờ bạn bè quen làm NH.

Các câu hỏi thì kinh điển vẫn là giới thiệu về bản thân, em bít j về ngành này, tại sao e thấy mình có khả năng làm công việc này...Nói chung pv sơ tuyển thì không khó lắm đâu, chủ yếu là xem tác phong của mình thôi.

Chúc bạn may mắn :)
 
bạn ơi. vị trí này là quản lí KHcn liệu giống như QHKHCN ko??? quản lí KHcn có bị ép chỉ tiêu ko?
 
Back
Bên trên