HOT Kinh nghiệm NỘP HỒ SƠ và PV SƠ TUYỂN vào AGRIBANK 2015

(Năm 2015) Ngày mai là ngày đầu tiên Agribank tiến hành thu hồ sơ trong đợt tuyển tập trung năm nay. Theo thông tin Ad nhận được, có một số chi nhánh sẽ tiến hành thu hồ sơ trước và tổ chức PV sơ tuyển vào một ngày khác (có thể trong hoặc sau thời gian nộp hồ sơ). Một số chi nhánh có chỉ tiêu tuyển dụng ít có thể sẽ tiến hành PV sơ tuyển luôn. Nhằm giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt cho vòng vòng hồ sơ và vòng PV sơ tuyển, tăng cơ hội vượt qua 2 vòng này để đến với vòng cuối - vòng test, Ad chia sẻ với các bạn một số KINH NGHIỆM NỘP HỒ SƠ VÀ PV SƠ TUYỂN VÀO AGRIBANK.

A. KINH NGHIỆM NỘP HỒ SƠ VÀO AGRIBANK

Agribank yêu cầu nộp hồ sơ bản cứng, nộp trực tiếp tại chi nhánh theo thời gian trong thông báo tuyển dụng. Có một số lưu ý khi chuẩn bị và nộp hồ sơ:

- Chuẩn bị ĐÚNG và ĐỦ các loại hồ sơ giấy tờ như trong thông báo tuyển dụng
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động: giống mẫu TTUV (CV) của các NH khác. Việc cần làm: điền thông tin, in ra (nên in màu), dán ảnh và ký tên. (Có bạn nào thấy phiếu này quen quen k?:rolleyes::D)
- Sơ yếu lý lịch: theo mẫu trong bộ hồ sơ xin việc (có bán tại các hiệu sách, cửa hàng tạp hóa): điền thông tin, dán ảnh 4x6 và xin xác nhận tại địa phương: có hiệu lực trong vòng 6 tháng.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển: đọc kỹ yêu cầu của vị trí dự tuyển để chuẩn bị đầy đủ. Trường hợp chưa có một trong các loại chứng chỉ tiếng Anh như trong mục Ngoại ngữ, vẫn được tiếp nhận hồ sơ nhưng phải chắc chắn bổ sung trong thời gian thử việc.
- Giấy khám sức khỏe: mẫu A3 gập đôi, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, xin từ bệnh viện tuyến quận/huyện trở lên trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Giấy tờ khác: chứng chỉ nghiệp vụ ngân hàng, kỹ năng mềm, chứng nhận thành tích,…
- Nên nộp hồ sơ sớm để phòng một số chi nhánh khống chế số lượng hồ sơ nộp về cho mỗi vị trí
- Chuẩn bị trang phục như khi đi PV chính thức
- Chuẩn bị sẵn cho vòng PV sơ tuyển ngay khi nộp hồ sơ (dù khả năng cao CN sẽ PV sơ tuyển vào 1 ngày sau hạn nộp hồ sơ)
- Các lưu ý khi tham gia vòng PV: xem ở phần Kinh nghiệm Phỏng vấn.

B. KINH NGHIỆM PV SƠ TUYỂN VÀO AGRIBANK

I. KINH NGHIỆM CHUNG KHI PV VÀO CÁC NGÂN HÀNG

Tổng hợp kinh nghiệm, kỹ năng, lưu ý khi tham gia vòng PV: từ hình thức, tác phong, chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, tinh thần, thái độ,…, các bạn có thể tham khảo các topic sau:

> Kinh nghiệm vòng phỏng vấn
>
Hành trang cho một buổi phỏng vấn vào Ngân hàng thành công
>
Mặc gì khi đi phỏng vấn tại Ngân hàng?
>
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn – Thế nào là đủ?

II. KINH NGHIỆM RIÊNG KHI PV SƠ TUYỂN VÀO AGRIBANK

Hội đồng PV của Agribank sẽ bao gồm 3 - 5 người, bao gồm các chức danh: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chi nhánh, lãnh đạo phòng Hành chính chính nhân sự và lãnh đạo Phòng nghiệp vụ của chi nhánh.

Hội đồng PV của Agribank sẽ đánh giá ứng viên dựa trên 3 tiêu chí lớn: đánh giá chung, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng khác. Trong mỗi tiêu chí lớn lại có các tiêu chí nhỏ hơn như:

Đánh giá chung:

- Ngoại hình, trang phục, tác phong
- Kinh nghiệm
- Thành tích đạt được
- Hiểu biết về Agribank, về hệ thống NH
- Kiến thức chuyên môn
- Sự tự tin

Kỹ năng giao tiếp:

- Khả năng giao tiếp
- Khả năng trình bày

Kỹ năng khác:

- Khả năng phân tích, xử lý tình huống

Một số câu hỏi PV tham khảo:

1/ Câu hỏi chung

- Giới thiệu bản thân
- Điểm mạnh/Điểm yếu của em là gì?
- Tại sao em chọn vị trí NV Tín dụng/NV Kế toán/… mà không phải vị trí khác?
- Em hiểu gì về công việc mà em ứng tuyển?
- Em hiểu biết gì về Agribank?
- Nêu những thông tin mà em biết được về hoạt động ngân hàng hiện nay?
- Tại sao em muốn làm việc cho Agribank? (Hoặc tại sao em nộp hồ sơ vào Agribank mà không phải NH khác?)
- Mục tiêu của Agribank là gì?
- Có quen biết ai làm ở Agribank không?
- Em tốt nghiệp trường gì? Ngành gì? Thành tích trong học tập? Hoạt động ngoại khóa, làm thêm. Môn học yêu thích,…
- Với 1 sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc trong NH em nghĩ bản thân mình sẽ đóng góp được gì cho Agribank?
- Hiện Agribank đã bỏ cộng điểm ưu tiên cho người nhà nhưng em nghĩ thế nào về chính sách này của Agribank? (đang nóng hổi, có thể HĐPV sẽ hỏi xem quan điểm của bạn ra sao)
- Tại sao lại muốn về quê làm?
- Nếu được phân về các nơi khác em có đồng ý làm không?
- Em biết chơi môn thể thao nào? Có giỏi không?
- Hỏi về năng khiếu, phẩm chất.

2/ Câu hỏi nghiệp vụ

Vị trí NV Tín dụng:

- Khái niệm cấp tín dụng theo luật các TCTD
- Quy trình tín dụng
- Điều kiện cho vay (Cụ thể hơn: điều kiện cho vay đối với hộ nông dân, với doanh nghiệp,…)
- Tài chính để đảm bảo trả nợ của hộ nông dân gồm những gì?
- Trường hợp nào thì cho vay hộ nông dân không cần TSĐB?
- Tại sao phải đăng ký giao dịch đảm bảo?
- Căn cứ xác định thời hạn cho vay của khách hàng DN, lấy ví dụ?
Tham khảo thêm:
- Cho vay và cho thuê tài chính khác nhau như thế nào?
- Làm thế nào biết được khách hàng có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự?
- Thời gian ân hạn là gì, lãi suất trong thời gian ân hạn có cộng dồn vào gốc không?
- Cách tính, ý nghĩa hệ số nợ?
- Có mấy nhóm nợ, kể tên, nợ đủ tiêu chuẩn là gì?
- Các rủi ro trong hoạt động Ngân hàng?
- Các điều kiện vay vốn, điều kiện nào quan trọng nhất?

Vị trí NV Kế toán (GDV)

- Chữ số ghi trên chứng từ là loại nào?
- Khái niệm chứng từ kế toán, đặc điểm của chứng từ kế toán?
- Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ?
- Có những loại séc nào?
-Thanh toán toán nội địa? KH cần phải mở tài khoản tại NH trước khi sử dụng những loại thẻ nào?
- Các hình thức thanh toán trong nước?
- TK dự phòng rủi ro để ở bên tài sản hay nguồn vốn của bảng cân đối kế toán?
- Tầm quan trọng của hoạt động kế toán?
- Hệ thống tài khoản NH
- Thuế VAT của NH khác gì ở DN
- Định khoản NV khách hàng gửi tiền TK tại NH


3/ Câu hỏi tình huống:

- Em sẽ làm gì khi gặp khách hàng vô cùng tức giận?
- Em sẽ làm gì để giảm căng thẳng trong công việc?
- Người quen của sếp muốn vay vốn vượt quá so với quy định, em làm như thế nào?
- Em thẩm định thấy khách hàng rủi ro, có khả năng gây ra nợ xấu. Em không ký nhưng Giám đốc ký em có chịu không?
- Nếu có khách hàng phàn nàn về lãi suất của ngân hàng mình thấp hơn lãi suất của ngân hàng khách (lãi suất huy động). Hoặc phàn nàn lãi suất cho vay của ngân hàng mình cao hơn so với ngân hàng khác. Tình huống này xử lý thế nào?
- Trường hợp KH rất giận dữ thì em xử lý tình huống thế nào?
- Nếu có khách hàng đến gửi tiết kiệm nhưng chần chừ vì họ thấy lãi suất ngân hàng mình thấp hơn so với ngân hàng khác em sẽ làm như thế nào? Ứng viên đóng làm GDV và xem hội đồng PV như khách hàng.
- Khi khách hàng tới xin rút 1 khoản tiền lớn để gửi sang ngân hàng khác lãi suất cao hơn, bạn làm thế nào?
- Khi kiểm quỹ thiếu 100 triệu, lỗi do cá nhân mình, nếu báo ngân hàng sẽ bị đuổi việc. Bạn làm thế nào?
- Nếu KH rút tiền ở máy ATM, tài khoản bị trừ tiền nhưng không ra tiền, nếu em là GDV thì em sẽ giải thích với KH như thế nào?
- Bạn xử lý như thế nào khi KH phàn nàn hồ sơ rườm rà, lãi vay và phí cao?
- KH đến rút số tiền lớn, mà NH còn mệnh giá nhỏ, xử lý như thế nào?
- Em bán sản phẩm thẻ visa cho KH và tặng kèm cặp vé xem film, nếu KH rủ em đi xem film thì em ứng xử thế nào? (hoặc KH bảo chỉ mở thẻ nếu em đi xem film cùng anh ta?)
- Nếu KH đến rút 250 triệu và ra về, sau đó lại quay lại NH làm ầm lên là em đưa trả cho họ có 200 triệu thì em ứng xử như thế nào?
- …

4/ Câu hỏi tìm hiểu tố chất phù hợp với vị trí ứng tuyển

- Hãy cho anh/chị một ví dụ về cách em giải quyết thành công một sự cố trong công việc trước đây cùng với đội nhóm của mình?
- Em đã từng xử lý thành công một vấn đề nan giải trong công việc trước đây như thế nào?
- Điều gì quan trọng nhất khi làm việc nhóm? Làm việc cá nhân?
- Vị trí NV Tín dụng đòi hỏi những tố chất, kỹ năng gì? Tố chất, kỹ năng nào quan trọng nhất? (Tương tự cho các vị trí khác)
- Em có tố chất, kỹ năng gì đáp ứng được yêu cầu của vị trí?
- …

5/ Ứng xử chung, quan điểm

- Trong điều kiện khó khăn em có chấp nhận giảm lương không?
- Mức lương em chấp nhận là bao nhiêu?
- Em có sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của ngân hàng không, cho ví dụ.
- Em có sẵn sàng làm thêm giờ không?
- Em hiểu thế nào khi nói khách hàng trả lương cho nhân viên ngân hàng?
- Nếu đồng nghiệp không muốn hợp tác với em thì em sẽ làm gì?
- Nếu lãnh đạo của em là người hay quát tháo nhân viên, em sẽ làm gì?
- Ví dụ về cách em giải quyết thành công một sự cố trong công việc trước đây cùng với đội nhóm của mình?
- Những sai lầm/thành công lớn nhất của bạn?
- …

Nên tạo cảm giác thân thiện với hội đồng. Đừng biến buổi phỏng vấn thành buổi chất vấn, hay là trả bài, vấn đáp. Đây là 1 buổi nói chuyện, không phải buổi chất vấn, nên sự thoải mái và bình tĩnh là điều cần chuẩn bị và "dặn" mình trước. Mục đích của buổi nói chuyện là mình được nêu ra về bản thân, quan điểm sống, hiểu biết về các kiến thức xung quanh. Có thể câu trả lời mình chưa chuẩn xác, cũng đừng buồn, mà hãy tỏ thái độ cầu thị. Ví dụ: "Em cảm ơn các anh chị, em thật sự chưa có cơ hội tìm hiểu vấn đề này, em sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn".

Khi kết thúc buổi phỏng vấn, đừng quên cảm ơn và chào Hội đồng trước khi ra về.

Chúc các bạn may mắn và thành công trong đợt tuyển dụng này!

P/s: Vui lòng trích dẫn nguồn khi đăng lại bài chia sẻ.

Đầy đủ hơn về kinh nghiệm và những lưu ý khi tham gia vòng Phỏng vấn, các bạn có thể tham khảo tại các bài viết bên dưới:

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cả nhà ai có Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN gửi cho mình với, mình tìm trên mạng k thấy. gmail của mình là nguyenvanquanvinh. thanks nhiều!
 
Cho mình hỏi chút, nhân sự của Agri đa phần lớn tuổi, mà các cô chú cũng xưng hô "cô, chú" với mình (ko như các chỗ khác, lớn vẫn xưng anh, chị). Mn cho mình hỏi về cách xưng hô khi pv với, ko vừa vào phòng đã "em chào anh, chị" r lại ngượng :<<<
 
À tiện hỏi mn, Kế toán Ngân hàng của Agribank chính là GDV hay chỉ là nghiệp vụ thi giống thi GDV?
 
Back
Bên trên