Kinh nghiệm cho vay tín chấp

Nói vậy thôi, siết chỉ dành dân xã hội đen. Thường TH này phải xử lý theo tình huống MỀM NẮN RẮN BUÔNG. Kỹ năng thuyết phục hơi bị quan trọng.
 
Bên e có đội toàn nữ xinh lắm, gọi điện nhắc nhở, nói nhẹ nhàng ,ko dc thì ms đến cách cuối là phải rắn :D
 
Còn một hình thức cuối là bán nợ. Cho bên ngoài ! ( nhưng đây là những trường hợp đặc biệt ):)
 
Đến lúc ấy sẽ vừa là chuyên viên QHKH vừa là bên xử lý nợ nhé=]
 
Khai quật cái thớt này lại các anh chị em ơi...
Tình hình là mình đang làm mảng này. Có bạn nào đã đang và dự định làm cùng vào chia sẽ các kinh nghiệm quý báu đi ạ...
Riêng mình thì, đang làm hồ sơ tín chấp. Mà, rất bâng khuâng lo lắng, suy nghĩ miên man về khả năng thu thồi nợ của sản phẩm này.
Mới làm 2 tháng, chấp bút được 14 hồ sơ. Nay bước qua tháng thứ 3, chưa thấy hiện tượng đáng lo ( mình toàn làm hồ sơ 12 tháng thôi ạ). Khoản vay chủ yếu từ 10tr đến 30tr.
Rất mong các anh chị và các bạn chia sẽ kinh nghiệm xương máu về nhóm khách hàng này. Sẽ hậu tạ hậu hĩnh mọi thông tin, ý kiến đóng góp ạ :)
 
[KHAI QUẬT]

Cám ơn topic của chủ thớt. Mình chỉ là SV mới ra trường thôi, nhưng thực tế hiện nay mình thấy thì mảng tín chấp khá mạnh tuy nhiên tiềm năng của nó chưa được khai thác hết, cái này xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân:

- Thủ tục hồ sơ còn rắc rối, phức tạp, thời gian kéo dài: Điều này dễ hiểu bởi vì vay tín chấp thì ngân hàng rủi ro hơn rất nhiều, do đó khâu xét duyệt được chú trọng khá kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa nhất rủi ro phát sinh sau này. Nhưng chính vì điều này khiến cho khách hàng ít khi tìm đến ngân hàng vay mà sẽ đi vay ngoài, tuy lãi suất có cao hơn một ít nhưng lại được cái nhanh - gọn - lẹ. :p

- Ngân hàng kén chọn: :oops: thuật ngữ này không biết mình dùng đúng không, nhưng kén chọn ở đây có nhiều nghĩa như:

+ Kén chọn khách hàng (KHCN tại MB chỉ cho vay đối với quân nhân hoặc những người có người thân, quen với quân nhân..., một số bank còn đề ra tiêu chuẩn khá đặc biệt đối với KH).
+ Kén chọn về quy mô cho vay: cái này thường gặp nhất, đặc điểm của vay tín chấp cá nhân thông thường là nhỏ - lẻ (tầm 20tr - 100tr, thông thường cũng có một số người muốn vay 10tr ) các bank có uy tín, hoặc quy mô vừa - lớn thường không cho vay đối với các khoản vay nhỏ hơn 50tr, đơn giản là vì họ tốn công, tốn sức làm hồ sơ mà lợi nhuận thu về cho hồ sơ không cao. Thiết nghĩ trong thời gian tới, các bank nên có phương hướng giải quyết đối với những trường hợp này: Vd như có thể cho vay, hạn chế giấy tờ lại, tuy nhiên ràng buộc nhiều hơn về phương thức thu tiền, quy định,...
- Thông tin đến khách hàng còn chậm: mình thấy có nhiều trường hợp mà mình biết, họ có điều kiện đầy đủ, muốn vay nhưng lại không biết là ngân hàng có gói vay tín chấp này. :eek:

Đó là một số điều mình học hỏi được qua thực tiễn và nghiên cứu, các anh/chị bankers chém nhẹ nhẹ giúp em với ạ.

Nếu được thì mong nhận được chia sẻ kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng, thu nợ, những tình huống tréo nghoe từ phía các anh/chị khi đi thu nợ/cho vay đối với khách hàng ;);)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên