Kiểm toán nội bộ

phanphongvn

Verified Banker
Chào các thành viên,

Liên quan đến nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ, chưa thấy có bài viết hay thảo luận nhiều liên quan đến vấn đề này. Bài viết đầu tiên này tôi đưa ra khái niệm về sự cần thiết của KTNB, các bài viết tiếp theo tôi sẽ lần lượt post lên các thông tin liên quan đến chủ đề này. Qua đây chúng ta có thể trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm thực tế cũng như là các yêu cầu , các bằng cấp mà KTNB đòi hỏi một người kiểm toán viên.


Bất cứ một Ngân hàng nào kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng cũng cần có một hệ thống kiểm toán và kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả để đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tíến những điểm yếu của hệ thống quản lý của ngân hàng. Nhờ vào kiểm toán nội bộ mà ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn, nâng cao tính an toàn trong hoạt động kinh doanh.
 
Một thằng KSNB thì chạy theo tiêu chí của Ban Điều Hành.
Một thằng KTNB thì làm theo tiêu chí của Ban Kiểm soát.
2 cái này quyền lợi tất nhiên là khác nhau...

Tiêu chí của BĐH là như thế nào? Tiêu chí của Ban Kiểm Soát là ra sao?
2 quyền lợi này khác nhau, bạn có thể nói rõ ra sự khác nhau đấy không?
 
Trên thực tế, ngân hàng mà có 2 phòng ( KTNB và KTKSNB ) thì sớm muộn cũng gộp lại thành 1 ( Như trường hợp của SHB, gộp 2 phòng thành 1 Ban KTNB ) vì tính chất công việc của 2 phòng đấy có sự chồng chéo lên nhau.
 
Một hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hiệu quả khi phát hiện những rủi ro và xử lý kịp thời. Muốn vậy cần phải không ngừng nâng cao hệ thống kiểm soát của ngân hàng về mặt chất lượng.
Mình thấy nhiều ngân hàng có những quan điểm rất cứng nhắc là giám sát sau cho vay. Khoản vay đã được giải ngân, kiểm tra lại => thấy được rủi ro thì sự đã rồi. Lúc này tìm cách xử lý cũng không dễ dàng.Do đó, mình nghĩ nên thay đổi lại là giám sát trước khi cho vay, kiểm tra tổng quát hồ sơ có đầy đủ không thì quyết định giải ngân. Làm như vậy sẽ ổn hơn.
Thứ nữa, nhân viên kiểm soát nội bộ đôi lúc còn dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là việc học hỏi, mày mò để có kiến thức nhiều hơn (ý mình là cứng về các nghiệp vụ, hiểu rõ bản chất của các nghiệp vụ mình kiểm tra) thì sẽ tốt hơn. Kiểm soát nội bộ phần lớn kiểm hồ sơ tín dụng. Do đó, nếu là nhân viên tín dụng có năng lực, có trách nhiệm đi lên thì quá tốt. Theo mình, khi kiểm tra các hồ sơ tín dụng, KSNB cần tích cực đi thực tế khách hàng. Bởi lẽ, các hồ sơ giấy xem chỉ là bề nổi, khi đi KH sẽ đánh giá chính xác hơn về khoản vay (xem QHKH có vẽ vời quá hay không). Mình nghĩ khi làm KSNB hãy là những đồng nghiệp mang tính chất hỗ trợ nhân viên tín dụng thì hay hơn là hạch sách, tìm cách bắt bẻ QHKH, như vậy không nên chút nào. Tốt nhất, hãy môi trường thoải mái cùng nhau làm việc và hỗ trợ QHKH tìm ra những sai phạm trọng yếu để rút kinh nghiệm. Trên đây là một số ý kiến khách quan của mình. :D

Ý kiến của bạn tích cực nhưng nó không phù hợp với tiêu chí của KTNB. KTNB không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bộ phận này là 1 bộ phận độc lập. Vì công việc mang tính chất là định hướng theo rủi ro nên tùy từng giai đoạn, ngân hàng đang gặp rủi ro nào thì KTNB sẽ lưu tâm đến nghiệp vụ đó hơn. Sau đó sẽ tư vấn cho ban điều hành để ban điều hành có hướng điều chỉnh phù hợp hài hòa giữa lợi nhuận và rủi ro.
 
Bên NH mình hỏng biết KSNB có giỏi hơn ai hong mà kênh thấy ớn.Theo mình cho dù họ có giỏi thì cũng nên có thái độ chừng mực, cứ như mà nói đến KSNB ai cũng muốn ra đường gặp là trùm bao bố hết ý mà.
 
Bạn Hoaibao thân mến: Thực ra thì KTNB và KSNB về công việc như nhau (Kiểm tra theo chuyên đề, theo thời hạn định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất tất cả các mảng: tín dụng, kế toán, kho quỹ, ....) nhưng đối tượng báo cáo khác nhau (KTNB cho Ban KS => HĐQT, KSNB cho Ban TGĐ). Ngoài ra thì tùy theo ngân hàng KSNB còn theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống thường xuyên hàng ngày (giao dịch nghi ngờ, giải ngân tín dụng, hạch toán nội bộ .v.v...). Tùy theo từng ngân hàng, KTNB khi phát hiện sai phạm thậm chí còn được đề xuất kỷ luật với cả Ban điều hành (TGĐ, PTGĐ), đây được ví như là lính tiểu đoàn cao hơn quan tiểu đội.
Trên đây là những hiểu biết của mình, các bạn góp ý để chúng ta hiểu sâu hơn về KTNB&KSNB.
 
Trên thực tế, ngân hàng mà có 2 phòng ( KTNB và KTKSNB ) thì sớm muộn cũng gộp lại thành 1 ( Như trường hợp của SHB, gộp 2 phòng thành 1 Ban KTNB ) vì tính chất công việc của 2 phòng đấy có sự chồng chéo lên nhau.
Theo mình biết thì cái này do đặc thù của SHB. Do HBB bị thôn tính bởi SHB, Nguồn nhân lực để kiểm soát và đánh giá tình hình hoạt động của mạng lưới cũ HBB rất cấp thiết đối với SHB. Do vậy SHB mới gộp KSNB và KTNB vào làm 1, thậm chí còn tuyển mới KTNB để phân bổ về các mạng lưới hoạt động của HBB nhằm kiểm soát tình hình (thực trạng SHB ko tin dùng nhiều cán bộ cũ của HBB).
 
Bạn Hoaibao thân mến: Thực ra thì KTNB và KSNB về công việc như nhau (Kiểm tra theo chuyên đề, theo thời hạn định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất tất cả các mảng: tín dụng, kế toán, kho quỹ, ....) nhưng đối tượng báo cáo khác nhau (KTNB cho Ban KS => HĐQT, KSNB cho Ban TGĐ). Ngoài ra thì tùy theo ngân hàng KSNB còn theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống thường xuyên hàng ngày (giao dịch nghi ngờ, giải ngân tín dụng, hạch toán nội bộ .v.v...). Tùy theo từng ngân hàng, KTNB khi phát hiện sai phạm thậm chí còn được đề xuất kỷ luật với cả Ban điều hành (TGĐ, PTGĐ), đây được ví như là lính tiểu đoàn cao hơn quan tiểu đội.
Trên đây là những hiểu biết của mình, các bạn góp ý để chúng ta hiểu sâu hơn về KTNB&KSNB.

Thế tại sao không nhập luôn 2 thằng đó lại với nhau hả bạn? Chẳng lẽ báo cáo BKS đọc lại khác với báo cáo gửi TGĐ :D
 
Ban TGĐ sinh ra để điều hành hoạt động và thu lợi nhuận, nhưng vẫn phải kiểm soát hiệu quả, chất lượng.
BKS sinh ra để kiểm soát hoạt động của Ban TGĐ, đảm bảo chất lượng hoạt động và ngăn chặn sai phạm cũng như cảnh báo hoạt động thiếu hiệu quả của ban TGĐ.
Từ 2 tiêu chí này sinh ra 2 bộ phận: Kiểm soát nội bộ dưới quyền ban TGĐ và Kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát.
 
Thế tại sao không nhập luôn 2 thằng đó lại với nhau hả bạn? Chẳng lẽ báo cáo BKS đọc lại khác với báo cáo gửi TGĐ :D
Khác đấy bạn ah. Thường thì báo cáo của KSNB thường không chi tiết, chuyên sâu và rõ ràng so với KTNB. Vì KSNB trực thuộc Ban điều hành và lãnh đạo trực tiếp là Phó TGĐ phụ trách Khối rủi ro (hoặc Giám đốc khối nếu NH ko có PTGĐ phụ trách). Bản thân KSNB cũng bị sức ép trực tiếp. Nếu bạn làm ở NH thì có một từ phổ biến đó là "ekip", theo từng "ekip" + PTGĐ/TGĐ. KSNB phát hiện sớm thì BĐH chỉ đạo ekip bịt sớm hoặc lấm liếm đi. Đó chính là cái hạn chế của KSNB, nhưng bù lại KSNB theo dõi hoạt động hệ thống sát hơn (kiểm soát giao dịch hàng ngày).
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên