Kiểm toán nội bộ

phanphongvn

Verified Banker
Chào các thành viên,

Liên quan đến nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ, chưa thấy có bài viết hay thảo luận nhiều liên quan đến vấn đề này. Bài viết đầu tiên này tôi đưa ra khái niệm về sự cần thiết của KTNB, các bài viết tiếp theo tôi sẽ lần lượt post lên các thông tin liên quan đến chủ đề này. Qua đây chúng ta có thể trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm thực tế cũng như là các yêu cầu , các bằng cấp mà KTNB đòi hỏi một người kiểm toán viên.


Bất cứ một Ngân hàng nào kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng cũng cần có một hệ thống kiểm toán và kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả để đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tíến những điểm yếu của hệ thống quản lý của ngân hàng. Nhờ vào kiểm toán nội bộ mà ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn, nâng cao tính an toàn trong hoạt động kinh doanh.
 
Một hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hiệu quả khi phát hiện những rủi ro và xử lý kịp thời. Muốn vậy cần phải không ngừng nâng cao hệ thống kiểm soát của ngân hàng về mặt chất lượng.
Mình thấy nhiều ngân hàng có những quan điểm rất cứng nhắc là giám sát sau cho vay. Khoản vay đã được giải ngân, kiểm tra lại => thấy được rủi ro thì sự đã rồi. Lúc này tìm cách xử lý cũng không dễ dàng.Do đó, mình nghĩ nên thay đổi lại là giám sát trước khi cho vay, kiểm tra tổng quát hồ sơ có đầy đủ không thì quyết định giải ngân. Làm như vậy sẽ ổn hơn.
Thứ nữa, nhân viên kiểm soát nội bộ đôi lúc còn dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là việc học hỏi, mày mò để có kiến thức nhiều hơn (ý mình là cứng về các nghiệp vụ, hiểu rõ bản chất của các nghiệp vụ mình kiểm tra) thì sẽ tốt hơn. Kiểm soát nội bộ phần lớn kiểm hồ sơ tín dụng. Do đó, nếu là nhân viên tín dụng có năng lực, có trách nhiệm đi lên thì quá tốt. Theo mình, khi kiểm tra các hồ sơ tín dụng, KSNB cần tích cực đi thực tế khách hàng. Bởi lẽ, các hồ sơ giấy xem chỉ là bề nổi, khi đi KH sẽ đánh giá chính xác hơn về khoản vay (xem QHKH có vẽ vời quá hay không). Mình nghĩ khi làm KSNB hãy là những đồng nghiệp mang tính chất hỗ trợ nhân viên tín dụng thì hay hơn là hạch sách, tìm cách bắt bẻ QHKH, như vậy không nên chút nào. Tốt nhất, hãy môi trường thoải mái cùng nhau làm việc và hỗ trợ QHKH tìm ra những sai phạm trọng yếu để rút kinh nghiệm. Trên đây là một số ý kiến khách quan của mình. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình, KTNB tùy mô hình của Ngân hàng, có NH chỉ có bộ phận KTNB nhưng có NH lại tách ra: KTNB trực thuộc HĐQT, Kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) trực thuộc Ban điều hành (Ban TGĐ).
- Đối tượng phục vụ của KTNB : Hội đồng quản trị (BOM).
- Chứng chỉ, bằng cấp: Tốt nhiệp đại học + Chứng chỉ kiểm toán viên (có số có má, tại VN là CPA hoặc chứng chỉ kiểm toán nước ngoài).
- Thực tế, đối tượng phục vụ của KTNB nhiều khi cũng không muốn nhìn vào sự thật đối với những lỗi phát sinh(VD: Kiểm tra các nghiệp vụ về kinh doanh nguồn vốn - Thị trường 2, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ, các công ty sân sau...). Nhiều khi kiểm tra xong cũng rất khó để tổng hợp thành báo cáo (Trường hợp này xảy ra nhiều).
- Các KTNB hiện nay để có đủ chứng chỉ kiểm toán rất ít, chủ yếu là các nhân viên có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn (VD: Kiểm soát Kế toán, quản lý tín dụng). Hầu hết các KTNB đều được gọi là chuyên viên kiểm toán, thực tế rất ít người có đủ điều kiện để được gọi chuyên viên kiểm toán. Điều này cũng thể hiện trình độ nghiệp vụ của KTNB.
- Thường các trường tồi tệ đã xảy ra thì KTNB mới tiến hành kiểm tra. Việc này xảy ra tương đối phổ biến, nguyên nhân theo đánh giá của mình: 1/. Không tự tin vào khả năng, trình độ kiểm tra đánh giá tình hình kém nên xảy ra quan điểm "Nhỡ không soi ra, mai sau xảy ra thì toi". 2/. Các vụ việc đã xảy ra thì kiểm tra dễ hơn, dễ phát hiện lỗi hơn.
 
KSNB như bác sỹ, nhìn đâu cũng thấy vi trùng. Tớ thích mấy bác kiểm soát từ tín dụng đi lên, có như vây mới hiểu nổi khổ của dân tín dụng \:D/
 
Hi cả nhà, mình đang xây dựng quy trình kiểm toán thẻ tín dụng, ai có tài liệu tham khảo share cho mình với, cảm ơn cả nhà nhiều nhé!
 
hờ hờ, túm lại là người viết topic này chê hay khen KTNB đấy.
Trình độ của nhân viên KTNB tùy ngân hàng cũng có sự khác biệt. tuổi đời nhân viên KTNB bây giờ trải rất rộng và nhiều nghiệp vụ chuyên môn. Đừng nghĩ các bạn làm gì mà KTNB không biêt, chẳng qua là chưa bị phát hiện ra mà thôi. Nghiệp vụ chuyên môn của KTNB thì luôn luôn phức tạp và đỏi hỏi rất cao, bản thân các anh em trong ngành này luôn phải trau dồi kiến thức và học hỏi lẫn từ các cán bộ nghiệp vụ. Đừng trách gì nếu KTNB gây khó khăn cho các bạn, khi KTNB đưa ra ý kiến là buộc phải có cơ sở, dẫn chiếu, chứng cứ, nên việc bọn tôi làm luôn luôn phải đầy đủ chỉn chu không nhắm mắt mà viết liều được.
Chả ai sướng khi làm KTNB đâu, tuổi nghề của dân KTNB Ngân hàng còn rất ngắn, nhiều lắm thì mới khoảng 9-10 năm thôi, còn các NH từ khối nhà nước thì KTNB không phải là cơ quan thực sự chất lượng nên không troogn mong gì nhiều. Do vậy nếu nói KTNB ngân hàng mới ở thời kỳ sơ khai phát triển là hợp lý nhất.
 
Theo mình, KTNB tùy mô hình của Ngân hàng, có NH chỉ có bộ phận KTNB nhưng có NH lại tách ra: KTNB trực thuộc HĐQT, Kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) trực thuộc Ban điều hành (Ban TGĐ).
- Đối tượng phục vụ của KTNB : Hội đồng quản trị (BOM).
- Chứng chỉ, bằng cấp: Tốt nhiệp đại học + Chứng chỉ kiểm toán viên (có số có má, tại VN là CPA hoặc chứng chỉ kiểm toán nước ngoài).
- Thực tế, đối tượng phục vụ của KTNB nhiều khi cũng không muốn nhìn vào sự thật đối với những lỗi phát sinh(VD: Kiểm tra các nghiệp vụ về kinh doanh nguồn vốn - Thị trường 2, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ, các công ty sân sau...). Nhiều khi kiểm tra xong cũng rất khó để tổng hợp thành báo cáo (Trường hợp này xảy ra nhiều).
- Các KTNB hiện nay để có đủ chứng chỉ kiểm toán rất ít, chủ yếu là các nhân viên có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn (VD: Kiểm soát Kế toán, quản lý tín dụng). Hầu hết các KTNB đều được gọi là chuyên viên kiểm toán, thực tế rất ít người có đủ điều kiện để được gọi chuyên viên kiểm toán. Điều này cũng thể hiện trình độ nghiệp vụ của KTNB.
- Thường các trường tồi tệ đã xảy ra thì KTNB mới tiến hành kiểm tra. Việc này xảy ra tương đối phổ biến, nguyên nhân theo đánh giá của mình: 1/. Không tự tin vào khả năng, trình độ kiểm tra đánh giá tình hình kém nên xảy ra quan điểm "Nhỡ không soi ra, mai sau xảy ra thì toi". 2/. Các vụ việc đã xảy ra thì kiểm tra dễ hơn, dễ phát hiện lỗi hơn.

Bạn đã nêu ra thế này thì tiện thể phân biệt luôn giúp mọi người là kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm Soát (chính xác là Ban Kiểm Soát chứ không phải HĐQT nhé nhưng trên thực tế thì lại là thuộc HĐQT :D) và Kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Điều Hành thì chức năng và nhiệm vụ khác nhau như thế nào với? :D Cảm ơn bạn!
 
Một thằng KSNB thì chạy theo tiêu chí của Ban Điều Hành.
Một thằng KTNB thì làm theo tiêu chí của Ban Kiểm soát.
2 cái này quyền lợi tất nhiên là khác nhau...
 
Back
Bên trên