Khách hàng đến hạn gặp khó khăn

  • Bắt đầu Bắt đầu iceman
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

iceman

Verified Banker
Chào tất cả các ACE trên UB.
Mình vừa nhận bàn giao một hồ sơ của tín dụng cũ. K/h mua bán phụ tùng xe và các loại máy cũ đã qua sử dụng. K/h đang có dư nợ là 600 Tr và vài ngày nữa là lúc hết hợp đồng rùi. Sao kê thấy k/h đóng lãi rất okie. Nhưng khi xuống gặp k/h tại địa điểm kinh doanh thì thấy không ổn, mất cân đối vốn nghiêm trọng, khoản phải thu chỉ còn khoản 150 Tr, tồn kho sấp xỉ 100 Tr (nhưng toàn là những món giá trị thấp, khó bán), hjx... Sốc nữa là k/h hem có suy nghĩ đến việc tìm nguồn trả nợ cho NH nữa. K/h nói thẳng là lãi NH thì đóng nổi chứ tiền gốc nhiều quá không có tiền trả,.. TSTC là đất của mẹ khách hàng; , bà bác cũng lớn tuổi (70T ), Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề lớn nhất, có nhiều thông tin là k/h đang thiếu nợ bên ngoài với một số tiến sấp xỉ 200 Tr nữa, lãi suất là 6%/tháng...
Sếp đang thúc làm hồ sơ lại cho k/h gấp, ko thì quá hạn là cuối năm toi, mất hết tiền thưởng...
Mẹ của k/h nói là: " con cứ cho nó vay đi, nữa bác sẽ trả cho NH, không thì chị của nó ở nước ngoài sẽ gửi tiền trà". Nghe xong hết bit làm gì lun bi giờ,,,
Các bạn cho mình ý kiến với....
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Uhm. Hum sau k/h lên NH nhận hồ sơ về đã khóc ròng cả giờ tại NH của mình. Mình vô cùng khó xử mà cũng không biết làm gì nữa, họ kể lể đủ thứ và than thở nữa, tội thật. Mấy sếp lại không có trong cơ quan,hên là k/h khóc lóc than thở xong rùi đi về lun. Mấy sếp làm như vậy nhưng chắc là mình sẽ mang tiếng ác mất rùi, hjx....
 
Uhm. Hum sau k/h lên NH nhận hồ sơ về đã khóc ròng cả giờ tại NH của mình. Mình vô cùng khó xử mà cũng không biết làm gì nữa, họ kể lể đủ thứ và than thở nữa, tội thật. Mấy sếp lại không có trong cơ quan,hên là k/h khóc lóc than thở xong rùi đi về lun. Mấy sếp làm như vậy nhưng chắc là mình sẽ mang tiếng ác mất rùi, hjx....

Phận làm nhân viên là để gánh búa rìu dùm cho sếp mà bạn. Các quyết định thì lúc nào cũng là của sếp, nhưng mà người chịu trận thì thường là nhân viên thôi. Bởi vậy làm nghề này lâu dài là dễ tổn thọ lắm. ^^!
 
Trường hợp này đúng là đau đầu thật, cần phải xử lý khéo léo. May mắn cho bạn là Sếp giục làm lại cho khách hàng và số tiền vay cũng không lớn lắm. Giải pháp mà nhiều bạn đưa ra là hợp lý:
1.Bán nợ được, kiếm ngân hàng nào chịu chơi thì cho nó chơi.Nhưng phải gấp đừng để hồ sơ quá hạn.
2.Đảo nợ thay vì cơ cấu nợ, điều này cũng phù hợp với tình hình chung hiện nay.
Tuy nhiên:
- Yêu cầu khách hàng tự tìm nguồn trả nợ cho ngân hàng. Vay nóng, vay nguội gì thi tùy khách hàng, tốt hết đừng có giúp khách hàng đảo nợ.
- Nếu gia đình người vay có thiện chí, nói mẹ khách hàng ký giấy cam kết trả nợ thay cho khách hàng. Tờ giấy này cũng chẳng có ý nghĩa gì nhưng nó tăng tính trách nhiệm của gia đình cùng có trách nhiệm với sức ép trả nợ và giúp bạn sau này thuận lợi hơn trong thuyết phục khách hàng trả nợ nếu vào đường cùng.
- Xác định lại ý Sếp để sau này khách hàng khỏi chưởi mình. Nhiều Sếp cũng trái gió trở trời lắm, dụ khách hàng trả nợ xong, khi đó không cho vay lại, NVTD bị chưởi, kể cả hăm đánh là bình thường.
- Xác định lại tình hình kinh doanh khách hàng, việc sử dụng vốn và khuyến cáo khách hàng.

Nên lựa lời nói khách hàng: " Tình hình kinh doanh của anh như thế này thì ngân hàng khó có thể cho vay trở lại. Tuy nhiên, anh xoay xở ở đâu trả nợ gốc đi, em trình Sếp giải quyết lại cho anh." Câu này là để phòng ngừa tình huống xấu do thay đổi chính sách tín dụng, do Sếp thay đổi ý, do nhiều yếu tố khác mà sau khi trả nợ khách hàng không được cho vay trở lại.
 
Sếp thì muốn làm sạch tín dụng, trong khi đó khả năng trả nợ của khách hàng đang là dấu hỏi, tình hình kinh doanh như vậy thì nợ quá hạn đang hiển hiện ra trước mắt. Ví khách hàng vẫn trả lãi đều đặn nên lịch sử trả nợ ko có vấn đề gì, bạn có thể nghiên cứu việc cơ cấu lại nợ rồi tính đến phương án bán nợ. Khi đó chắc cũng qua được năm tài chính mà lĩnh thưởng :D
 
Theo mình, có đi cũng phải có lại. Trước đây khi làm hồ sơ cho KH vay, mình cũng đã thẩm định và thấy ok mới làm. Khi giải ngân cho KH xong, chỉ tiêu cũng mình cũng tốt hơn, chưa kể, từ KH đó có thể mở rộng hơn mạng lưới khách hàng của mình rồi. Giờ họ gặp khó khăn, ngân hàng cũng không nên quay lưng lại với họ. Có thể làm đảo khế ước vì khách hàng vẫn đang trả nợ lãi đúng ngày. Giờ kinh tế khó khăn chung, mình thấy khách hàng suy giảm khả năng trả nợ không ít, vấn đề là suy giảm bao nhiêu và có hợp tác trả nợ cho ngân hàng hay không?
Mong là bạn sẽ tái cấp hạn mức cho khách hàng này :)
 
Back
Bên trên