BIDV [HOT HOT] BIDV tuyển dụng 474 cán bộ trên toàn hệ thống năm 2014 [10.05-16.05.2014]

Mình cũng thi công đoàn, phòng số 25 đây, mình rất chắc nghiệp vụ và tiếng anh, mong được hợp tác cùng với bạn nào khác vùng và cùng đề với mình. có gì pm mình qua sms ub
 
Theo mình thì Khi xác định hạn mức tín dụng thì phải trừ đi LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI nữa
Thật ra chia sẻ với ông cái vấn đề này luôn, nếu ông mà trừ ra cái lợi nhuận chưa phân phối là kiểu ông làm theo hệ thống bài tập, bài giải và dạng đề thi Nghiệp vụ NHTM trường Đại học kinh tế rồi.
Công thức nó như sau: Hạn mức =Nhu cầu VLĐ - Vốn luân chuyển - Vốn coi như tự có - Nguồn vốn khác
Mà trong đó Vốn luân chuyển = TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
hay nói cách khác
Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Vốn CSH - TS dài hạn
Rõ ràng khi nói vốn luân chuyển ngụ ý là dùng 1 phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TS lưu động.
Thế nhưng cái Vốn coi như tự có ấy lại là các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối, nó lại nằm trong mục vốn chủ sở hữu rồi (xét cùng thời điểm báo cáo tài chính).
Mới đầu tôi cũng định trừ đi lợi nhuận phân phối, nhưng nhận thấy nếu trừ kiểu đó là trừ 2 lần.
Cho nên tôi vẫn giữ quan điểm như ban đầu đã làm và hoàn toàn phù hợp với quan điểm của 1 giảng viên ở trường HUTECH.
Mong được sự góp ý của anh chị em. Thân!
 
Nếu như trừ đi lợi nhuận chưa phân phối là trùng 2 lần thì mình thấy đề bài này cũng chưa hợp lý lắm.
- Lợi nhuận sau thuế nằm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho một năm kinh doanh.

- Lợi nhuận chưa phân phối nằm trong bảng cân đối kế toán, là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập quỹ. Tuy nhiên, nó không phải chính xác bằng lợi nhuận sau thuế trong một năm, mà là bằng lợi nhuận lũy kế (tổng còn của các năm trước + lợi nhuận sau thuế của năm đang xét này)
nên cái lợi nhuận chưa phân phối này mình nghỉ là đề bài phải nói rỏ là cho ở năm trước , tức là cuối kỳ kế toán vào ngày chốt chỗ 31/12 của năm trước ( chứ ko phải năm kế hoạch. tại vì năm kế doạch đã dự đoán đc lợi nhuận = 5% doanh thu = 7
còn về công thức Hạn mức =Nhu cầu VLĐ ( nhu cầu thực hiện phươn án) - Vốn luân chuyển - Vốn coi như tự có - Nguồn vốn khác ..... mình hiện tại ko dùng công thức này. vì công thức này đã trừ đi vốn tự có thì ko cần thiết phải trừ đi vốn luân chuyển nữa ( vốn luân chuyển = vốn lưu động ròng ) vì bản chất vốn lưu động ròng nằm trong vốn tự có ( tự tài trợ của doanh nghiệp )
nên bài trên mình tính vồn vld tự có =
VLĐ tự có = Vốn chủ sở hữu + Lợi nhuận để lại + Vay dài hạn - Tài sản ngắn hạn
= 30 + 4 + 8 - 14 (TSCD HH) - 3 (TSCD VH) - 5 (DTTC ngắn hạn) = 20
sau đó => HMTD = ...
Trời ơi, cái kiểu đề này thì cái lợi nhuận chưa phân phối nó cùng thời điểm kế toán với cái vốn chủ sở hữu ấy. Tôi làm nhiều dạng nên thấy vậy rồi, nó là lợi nhuận chưa phần phối của năm vừa rồi, còn năm kế hoạch chưa có chỉ tiêu này, nếu có thì nó phải ước chừng bằng bao nhiêu phần trăm và phải được xếp chung hàng với cái đám thuế, khấu hao, lợi nhuận ở dưới ấy.
Thôi tùy quan điểm mỗi người vậy, tôi xin được phép out, hẹn mọi người mai gặp lại. Trước khi out tặng phụ lục quy trình tín dụng BIDV nè.
Xác định hạn mức tín dụng:



CF SX cần thiết
trong năm KH Vốn tự có Các khoản
Hạn mức TD = ------------------- - và coi như - huy động
Vòng quay VLĐ tự có khác


Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng - Khấu hao - Thuế - Lợi nhuận
Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản định mức


- Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào báo cáo quyết toán của năm trước và tính theo công thức:

Doanh thu thuần

Vòng quay VLĐ = --------------------------------------

Tài sản lưu động dự trữ bình quân


+ Doanh thu thuần: Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp.

+ Tài sản lưu động dự trữ bình quân: Được tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho.... Có thể tính bằng bình quân tài sản lưu động các quý.

- Có thể xác định vốn lưu động tự có theo công thức sau: Vốn lưu động tự có = Vốn chủ Sở hữu + Vay dài hạn -TSCĐ và ĐTDH.

- Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp để xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận với nhau.

Chú ý:- CBTD xem xét kỹ cơ sở pháp lý, tính khả thi của các hợp đồng đã ký (tránh tình trạng hợp đồng có thể là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần hay hợp đồng đã hết thời hạn hiệu lực, hoặc không có khả năng triển khai.

- Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, CBTD phải xem xét hoạt động, tình hình quan hệ tín dụng của pháp nhân (công ty mẹ) để tránh cho vay trùng lắp; kiểm tra văn bản uỷ quyền vay vốn (nội dung, thời hạn uỷ quyền), uỷ quyền thực hiện bảo đảm nợ vay.
 
ai còn link tổng hợp tài liệu ôn bidv ở trên ub ngày trước cho mình với, giờ không thấy đâu cả
 
Thế là thế nào? Mình ko thấy meo móc j cả :(. Sát ngày rồi, sao cứ phải làm nhau hoang mang thế nhở
 
coi thử người gửi có đúng là mail của bên Tuyển dụng BIDV không bạn nhé,
Coi chừng có đứa làm giả hộp mail để lừa anh em, qua đó loại được 1 lượng thí sinh vô cùng lớn.
Đòn này quá thâm và hiểm độc =))))))))))))))


Bạn này được mỗi việc giỏi làm lớn chuyện. Khi có gì khác thường thì điềm tĩnh giải quyết, mần răng mà mắt nhắm mắt mở hô toán ng khác chơi bẩn.
 
Câu 1: Vốn lưu động tự có = Vốn CSH + Vay dài hạn - (TSCĐ + ĐTTCDN) = 30+8-(17+5)=16
Câu 2: Doanh thu = 140
CPSX cần thiết = giá trị sản lượng - KHCB - Thuế - LN định mức
= 200 - 15%*140 - 5%*140 - 5%*140 = 165
Hạn mức TD = CPSX cần thiết trong năm KH/Vòng quay VLĐ - Vốn tự có và coi như tự có - Các khoản huy động khác(chiếm dụng) = 165/2 - 16 - 15%*140 = 45,5
Nếu vậy thì giải bài này không đề cập đến dữ liệu lợi nhuận chưa phân phối hả bạn?
 
Back
Bên trên