BIDV [HOT HOT] BIDV tuyển dụng 474 cán bộ trên toàn hệ thống năm 2014 [10.05-16.05.2014]

50 trd đúng là số tiền trên kỳ phiếu. Nhưng ở đây kh nhận lãi trả trước mà chứ đâu phải trả sau. Nên số tiền mà Ngân hàng thực nhận sau khi trả lãi: 50/(1+3*10%/12)= 48.78trd.
=> lãi trả trước= 50-48.78= 1.22trd
Các bạn khác cho ý kiến với. Đây là lãi trả trc mà.
ồ, tớ nhớ nhầm.hì
 
6. Phát hành kỳ phiếu trả lãi trước cho khách hàng, lãi suất 10%, kỳ hạn 3 tháng, thu bằng tiền mặt, số tiền trên kỳ phiếu là 50tr. Biết rằng ngân hàng áp dụng cơ sở tính lãi 360 ngày/ năm. Tính lãi theo số ngày thực tế phát sinh.
Lãi trả trước: 50*10%/12*3 =1.25 triệu

Nợ TK tiền mặt: 48.75
Nợ TK chi phí trả lãi trước chờ phân bổ: 1.25
Có Tk mệnh giá kỳ phiếu: 50

Về mặt hình thức thì hạch toán như vậy, còn việc trả lãi trước thì ảnh hưởng tới lãi suất thực mà ngân hàng trả cho khách hàng.
Lãi thực ko = 10%/năm (2.5%/3 tháng) mà = 2.5% /(1-2.5%) = 2.564%/ 3 tháng.
 
Thực ra, nếu đề bài chỉ nói: tỷ giá hối đoái thực tế cao hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa thì theo mình: đề bài đang chưa chặt chẽ.
Vì định nghĩa tỷ giá hối đoái là: "giá trị đồng tiền này so với giá trị đồng tiền khác", chứ ko nói rõ tới cách niêm yết tỷ giá theo kiểu trực tiếp (nội tệ/ngoại tệ) hay theo kiểu gián tiếp (ngoại tệ/nội tệ)
Phần lớn tỷ giá trên thị trường ngoại hối được niêm yết theo kiểu gián tiếp thông qua đồng USD (USD/VND, USD/JPY....)
Nhưng có 5 đồng tiền được niêm yết theo kiểu trực tiếp là: GBP/USD, EUR/USD, AUD/USD, NZD/USD và special drawing rights.
Đúng là mình tiếp cận theo cách hiểu tỷ giá hối đoái này là tỷ giá hối đoái trong nước , vì nếu là tỷ giá mà quy đổi theo $ thì phải gọi rõ là tỷ giá hối đoái nước ngoài rồi. Câu hỏi này đâu phải nói cho viêt nam riêng đâu. phải áp dụng cho việt nam cũng đc, mà Mỹ cũng được đúng k nào ?
 
Câu 2: sau khi khóa sổ 30/06/2013 số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Z tại ngân hàng thương mại A là 250tr,khi đối chiếu số dư với khách hàng, GDV phát hiện:- Khách hàng hạch toán thiếu bút toán ngân hàng thu lãi tiền vay thấu chi, số tiền 2tr- Ngân hàng chưa hạch toán trích nợ tài khoản để chuyển thanh toán tiền hàng cho khách hàng X ( cũng mở tài khoản tại ngân hàng A) số tiền 45tr theo UNC số 56 do giao dịch bị lỗi, không cập nhật được vào hệ thống và giao dịch viên đã thực hiện lại vào ngày hôm sau.Yêu cầu: số dư tài khoản thanh toán theo sổ sách của khách hàng X là bao nhiêu? Ngân hàng hạch toán bút toán nào để điều chỉnh lại số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Z? số dư TG TKTT của khách hàng Z tại 30/06/2013 là bao nhiêu?


- Khách hàng hạch toán thiếu bút toán ngân hàng thu lãi tiền vay thấu chi, số tiền 2tr => N TGTT/KH Z: 2 tr

C lãi tiền vay thấu chi: 2 tr

- Ngân hàng chưa hạch toán trích nợ tài khoản để chuyển thanh toán tiền hàng cho khách hàng X ( cũng mở tài khoản tại ngân hàng A) số tiền 45tr theo UNC số 56 do giao dịch bị lỗi, không cập nhật được vào hệ thống và giao dịch viên đã thực hiện lại vào ngày hôm sau.
=> N TGTT/KH Z: 45 tr


C TGTT/KH X: 45 tr

+ Số dư tài khoản thanh toán theo sổ sách của KH X là 250-45=205 tr

+ Ngân hang hạch toán bút toàn bổ sung để điều chỉnh lại số dư tài khoản TGTT của KHZ: N TGTT/KH Z: 45 tr

C TGTT/KH X: 45 tr

+Số dư TG TKTT của khách hàng Z tại 30/06/2013 là 250-45-2=203
bạn ơi cho tớ hỏi chút, tại sao số dư tài khoản thanh toán theo sổ sách của KH X lại là 250-45=205 tr vậy, con số 250 tớ có thấy nhắc tới ở đề bài đâu nhỉ?
 
Đúng là mình tiếp cận theo cách hiểu tỷ giá hối đoái này là tỷ giá hối đoái trong nước , vì nếu là tỷ giá mà quy đổi theo $ thì phải gọi rõ là tỷ giá hối đoái nước ngoài rồi. Câu hỏi này đâu phải nói cho viêt nam riêng đâu. phải áp dụng cho việt nam cũng đc, mà Mỹ cũng được đúng k nào ?
:D nhắc tới tỷ giá hối đoái là nhắc tới tương quan giá trị giữa 2 đồng tiền.
Trong phân tích kinh tế: chỉ có 1 tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền.
Sao lại chia ra tỷ giá hối đoái trong nước và tỷ giá hối đoái nước ngoài? :D
Vấn đề là niêm yết theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp mà thôi :D

PS: Trong thị trường ngoại hối, các sàn khác nhau có thể niêm yết giá mua vào, bán ra giữa các cặp đồng tiền theo các tỷ giá khác nhau, do đó nếu giá mua vào ở sàn này cáo hơn giá bán ra ở sàn khác thì nảy sinh cơ hội trade, nhưng các tỷ giá đó luôn xoay quanh 1 tỷ giá nhất định.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Số dư bảo lãnh của khách hàng bao gồm:
A. Toàn bộ dư mở L/C
B. Không bao gồm dư mở L/C
C. Không bao gồm dư mở L/C trả ngay ký quỹ dù hoặc được ngân hàng cam kết cho vay 100% giá trị thanh khoản.
giả thích hộ mình với :D
 
mềnh thây câu lãi trả trước thì làm như bạn dodacmdc thì đúng chứ, lúc đầu tớ cũng làm như bạn, nhưng mà xem lại kiến thức thì như thế mí đúng, đúng là lâu ko học, quên hết, đúng là ko chủ quan dc,hu2
 
Ý mình là tỷ giá hối đoái đồng bản tệ và tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ
thế nếu câu này hỏi cho nước Mỹ thì theo bạn đáp án sẽ là gì?
theo m cứ trả lời mà áp dụng được cho tất cả mọi nước thì mới hợp lý !
 
Điều kiện chiết khấu bộ chứng từ L/C( Coi như các điều khoản L/C là hợp lý và có tính khả thi)
a- L/C trả ngay hoặc trả chậm không quá 90 ngày
b-Bất cứ L/C nào
c-L/C có bất đồng đã được ngân hàng phát hành chấp thuận
d-Ngân hàng thanh toán nước ngàoi là ngân hàng uy tín
đ-Bất cứ ngân hàng thanh toán nwóc ngoài nào vì L/C là cam kết thanh toán của ngân hàng không rủi ro
Lựa chọn phương án đúng
Phương án 1: a, đ
a, c,d
b,đ
a,c, đ
 
Số dư bảo lãnh của khách hàng bao gồm:
A. Toàn bộ dư mở L/C
B. Không bao gồm dư mở L/C
C. Không bao gồm dư mở L/C trả ngay ký quỹ dù hoặc được ngân hàng cam kết cho vay 100% giá trị thanh khoản.
giả thích hộ mình với :D
Nhầm đó, edit cái post đi tuananh ơi :D
Theo: 26/2006/QĐ-NHNN
2. Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng quy định tại khoản 1 điều này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.


Mà cái 26/2006/QĐ-NHNN hết hiệu lực rồi, cái đang áp dụng cho quy định về bảo lãnh là 28/2012/TT-NHNN.
Haizzz
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên