Hi all,
Như đã hứa, mình gửi các bạn bộ câu hỏi phỏng vấn vào Ngân hàng Quân đội (MB). Bộ câu hỏi được chia ra làm những câu hỏi chung & những câu hỏi cho từng vị trí; tiếp đó là một số phần trả lời ấn tượng của những anh chị & các bạn nay đã trở thành MBers và cuối cùng là một số điểm các bạn cần lưu ý, đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân, những gì mình được chia sẻ và những thông tin mình thu lượm được.
A. Bộ câu hỏi phỏng vấn
I. Những câu hỏi chung cho tất cả các vị trí
1.
Mời bạn giới thiệu về bản thân mình (nên chuẩn bị thêm cả phần giới thiệu bằng tiếng Anh, ngắn gọn hơn phần tiếng Việt – các bạn đọc thêm lưu ý bên dưới).
2. (Với ứng viên có kinh nghiệm)
Hỏi về công việc đang làm. Tại sao lại chuyển việc/nghỉ việc?
3.
Em hiểu gì về vị trí ứng tuyển?
4.
Em có điểm mạnh nào khi ứng tuyển vào vị trí này? (Hoặc: Tại sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Em có tố chất gì phù hợp với vị trí này?)
5. Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào? (Câu này hay hỏi với CV QHKH Cá nhân & SME)
6.
Tại sao em chọn MB?
7.
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
8. Nếu anh/chị không offer em vị trí em ứng tuyển mà chuyển em sang vị trí khác em có nhận không?
9. (Với sinh viên năm cuối)
Hỏi về các công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, xã hội, hỏi về kết quả học, về khóa luận/báo cáo thực tập & về môn học yêu thích trong 4 năm học đại học.
10. Ngoài ứng tuyển ở MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
11. Nếu bạn trúng tuyển ở cả MB và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?
Ngoài ra các anh chị sẽ dựa vào CV của các bạn để hỏi thêm. Như cấp 3 học gì, tham gia hoạt động ngoại khóa gì, tình nguyện gì, làm thêm gì, thích chơi thể thao không,…
Có thể có thêm những câu hỏi “thú vị” như:
1. Em có bạn trai/bạn gái (người yêu) chưa? Sau đó xoáy tiếp
2. Em có nhiều bạn trai hay bạn gái hơn?
3. Em thích chơi với bạn trai hay bạn gái hơn? Sau đó xoáy tiếp
II. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Cá nhân
1.
Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho KHCN?
2. Nếu em được điều về địa phương làm thì em có làm không?
3. Chính sách của NHNN trong thời gian tới
4.
Nếu bị áp chỉ tiêu huy động 2 (hoặc 3 hoặc 5) tỷ một tháng thì làm thế nào nếu không dùng đến mối quan hệ của người thân?
5.
Nếu giao chỉ tiêu em tháng đàu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy động, em làm thế nào?
6. Nêu 3 tiêu chí mà MB hơn những Ngân hàng khác
7. (Với ứng viên nữ) Làm KHCN rất vất vả, em là nữ, em có làm được không?
8. Tại sao em học kế toán, em lại làm KHCN?
III. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Doanh nghiệp (SME)
1.
Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho KHDN?
2.
Cho em huy động 20 tỷ trong vài tháng, em lập kế hoạch huy động ra sao?
3. Người PV sẽ đóng vai chủ 1 DN đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác, mình là nhân viên ngân hàng phải làm sao để lôi kéo họ về ngân hàng mình
4. Các điều khoản UCP 600, các Clean document? (bạn nào học chuyên ngành TTQT sẽ được hỏi & hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh)
5. Nếu bây giờ em đc vào làm thì em sẽ tìm kiếm khách hàng ra sao?
6. Có thể hỏi về kinh tế vi mô và vĩ mô, yêu cầu phân tích và giải thích các vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế.
7. Có thể hỏi về tài sản đảm bảo, về luật,…
IV. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Thẩm định
- Ngoài một số câu hỏi trong phần câu hỏi chung, vị trí này hay hỏi về nghiệp vụ, ví dụ hỏi về vốn lưu động ròng, phải bình luận chứ không chỉ nêu công thức. Vì thế, các bạn phải hiểu bản chất của từng chỉ số tài chính.
- Ứng viên ứng tuyển TDI thường là ứng viên có kinh nghiệm, nên sẽ bị hỏi thêm về công việc cũ/hiện tại & tại sao lại nghỉ việc/muốn chuyển việc.
V. Những câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác
1. Vị trí CV Tư vấn sàn
-
Em biết gì về vị trí TVS?
-
Công việc của vị trí này là gì?
- Nếu được nhận em sẽ triển khai công việc như thế nào?
- MB đang có những sản phẩm gì, theo em sản phẩm nào khó triển khai nhất?
2. Vị trí Giao dịch viên
-
Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
- Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của NH A, bạn làm thế nào để thuyết phục khách hàng mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình?
- Ngoài ứng tuyển ở MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
Một số câu hỏi tình huống:
- Có ba người cùng đến rút tiền gấp, đó là: 1 người già, một phụ nữ mang bầu, một người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự thế nào?
Tương tự: Thay một trong 3 người trên bởi 1 người khách VIP, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Khách hàng gọi điện đến Ngân hàng mắng về lỗi mà GDV nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của Giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
- Có một khách hàng VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác gửi với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ khách hàng đó lại?
Một số câu hỏi về nghiệp vụ (tham khảo thêm):
- Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà em biết?
- Sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập?
- Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
- Bạn có biết gì về “tiền nhựa” không?
B. Một số phần trả lời hay của các anh chị & các bạn, nay đã trở thành MBers
Phần này cùng toàn bộ nội hai dung phần A & B các bạn có thể download theo link phía cuối topic.
C. Một số lưu ý quan trọng với các bạn
1. Bộ câu hỏi
chỉ mang tính chất tham khảo, được mình tổng hợp từ những đợt tuyển dụng trước của MB, không đảm bảo đầy đủ,
không đảm bảo các bạn chắc chắn trúng tuyển nếu ôn tập & chuẩn bị theo bộ câu hỏi này. Bộ câu hỏi
chỉ có giá trị tham khảo, giúp các bạn chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị & có thể hình dung được phần nào một buổi phỏng vấn tại MB. Bởi các bạn cũng biết, không giống như vòng thi viết có ngân hàng câu hỏi nên xác suất gặp được câu hỏi đó khi tham khảo đề thi của những năm trước là khá cao, vòng phỏng vấn của bất cứ ngân hàng nào cũng đều rất “khó đoán”, trừ một số câu hỏi quen thuộc, xác suất trúng cao (được bold ở trên), còn lại, tùy thuộc bạn nói gì & tùy thuộc “cảm hứng” của các thành viên trong hội đồng, mà buổi PV có thể rẽ theo một hướng mà bạn không ngờ tới. Khi đó sẽ gọi là “hỏi xoáy đáp xoay”
). Ngoài ra, bạn còn cần đến sự may mắn nữa. Bởi có thể bạn rất xuất sắc, trả lời tốt (theo đánh giá của bạn), nhưng Hội đồng không nhận thấy bạn phù hợp với Ngân hàng mình, họ sẽ không chọn bạn.
2. Thường Hội đồng phỏng vấn sẽ không chuẩn bị một bộ câu hỏi để phỏng vấn các ứng viên, hoặc có nhưng chỉ dùng đến trong một số trường hợp (như hỏi về nghiệp vụ, ứng viên không biết nói gì, hết những cái họ nghĩ ra để hỏi
). Còn lại, đa phần Hội đồng sẽ xoáy vào phần trả lời của ứng viên để hỏi tiếp, để khai thác sâu hơn. Hội đồng PV chỉ chuẩn bị 1 thứ cố định, đó là “Bảng đánh giá phỏng vấn”. Mỗi ngân hàng có một tiêu chí tuyển dụng ứng viên khác nhau, nhằm tìm ra ứng viên phù hợp với môi trường làm việc, văn hóa, nghiệp vụ,… của ngân hàng mình. Vì thế, “Bảng đánh giá phỏng vấn” của mỗi ngân hàng có thể khác nhau ở vài điểm. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo “Bảng đánh giá phỏng vấn” của ngân hàng sau đây (không nêu tên) để biết thêm những gì mình cần chuẩn bị. Xem tại topic:
Tham khảo "Bảng đánh giá Phỏng vấn" của một Ngân hàng
3.
“Mời em giới thiệu về bản thân mình” được đánh giá là câu hỏi
quan trọng nhất và
khó nhất trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Quan trọng nhất bởi đây là câu hỏi đầu tiên, nếu bạn trả lời tốt sẽ tạo một tâm lý thoải mái cho những câu tiếp theo. Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên này cũng sẽ cho thấy bạn để lại ấn tượng mạnh hay chỉ nhàn nhạt, thậm chí là không có ấn tượng gì với hội đồng. Một điều nữa, nếu bạn làm chủ được phần trả lời của mình cho câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào khác, bạn sẽ là người dẫn dắt cuộc nói chuyện chứ không phải hội đồng. Khó khăn nhất bởi mỗi Hội đồng có một cách “cảm” khác nhau, mỗi người trong hội đồng cũng đánh giá phần trả lời của bạn khác nhau, vì Hội đồng cũng là “người trần mắt thịt” mà
D), nên có thể với một hội đồng này, với một người này, câu trả lời của bạn là ấn tượng; nhưng với hội đồng khác, với người khác, nó rất bình thường.
Với một số ngân hàng, nếu phần giới thiệu bản thân của bạn không tốt, họ sẽ đánh trượt bạn luôn, cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn và mời bạn ra về. Họ cũng có thể hỏi thêm vài câu, tuy nhiên chỉ là hình thức, và bạn sẽ thấy bầu không khí lúc đó “đáng sợ” một cách khác thường
). Tuy nhiên, với những ngân hàng chuyên nghiệp, Hội đồng vẫn sẽ tạo cơ hội cho bạn ở những câu hỏi sau.
Lưu ý nhé, hãy chuẩn bị một phần giới thiệu
ấn tượng, rõ ràng, đầy đủ thông tin, có điểm nhấn, đặc biệt phải làm thế nào
thể hiện mình thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đừng lan man, sa đà vào những thứ không liên quan như sở thích, chứng chỉ không liên quan.
Tất cả mọi thứ, từ kinh nghiệm làm việc, thành tích trong công việc, hoạt động ngoại khóa, xã hội,… càng liên quan đến vị trí ứng tuyển các tốt, càng cụ thể càng tốt. Đừng nói chung chung như: hoàn thành tốt công việc được giao, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện,…
Hãy thể hiện bằng những con số. Và đừng quên nhắc đến sự giúp sức của những người khác nếu không phải một mình bạn có được những thành tích ấy. Điều này cũng thể hiện bạn có khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.
4. Quan trọng nữa này,
đừng giới thiệu về công việc cũ/hiện tại một cách quá say sưa & thể hiện mình đam mê & phù hợp với công việc đó. Vì khi đó Hội đồng sẽ nghĩ bạn phù hợp với công việc hiện tại hơn, hoặc khi tuyển dụng bạn vào bạn sẽ không chuyên tâm cho công việc mới.
5. Để có một phần giới thiệu bản thân ấn tượng, bạn nên chuẩn bị trước từ ở nhà, hãy xem thật kỹ CV của bạn (lưu ý khi điền CV đừng chém gió quá đà), viết ra giấy và sắp xếp các ý sao cho phần giới thiệu gây ấn tượng. Tập nói trước gương, nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ nhận xét, rút kinh nghiệm giúp bạn. Sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể nhờ được người quen làm nhân sự hoặc ngân hàng nhận xét phần giới thiệu của mình. Rà soát lại CV và xem nếu có lỡ chém gió quá đà ở đâu đó thì phần giới thiệu nên bỏ phần đấy, hoặc đưa vào nhưng ở mức độ vừa phải. Ví dụ, khi bạn ứng tuyển, bạn hiểu vị trí công việc đó yêu cầu phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục. Bạn đưa vào CV để nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nhưng nếu bạn không tự tin trong giao tiếp, thuyết trình, khi phỏng vấn, hội đồng sẽ nhận ra ngay qua những câu trả lời đầu tiên, hoặc họ có thể đặt câu hỏi “Tại sao em nói em có khả năng giao tiếp tốt?”. Khi đó, sẽ thật không hay nếu bạn ấp úng và không trả lời được tại sao. Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, vì thế, đòi hỏi nhân viên phải hết sức trung thực.
6. Dù bạn gặp phải câu hỏi nào, tình huống nào đi chăng nữa, đừng quên thể hiện cho Hội đồng thấy
bạn thực sự đam mê với ngành và nghề ngân hàng, thực sự yêu thích với Ngân hàng bạn đang ứng tuyển vào. Và phải thể hiện bạn có một
cam kết gắn bó chứ không phải là người thích nhảy việc, hay chỉ làm tạm một thời gian rồi đi du học hay học lên cao ở trong nước. MB đặc biệt tìm kiếm những ứng viên như vậy.
7. Bạn sẽ có lợi thế không nhỏ trong đợt phỏng vấn này nếu bạn:
-
Giỏi tiếng Anh, hoặc nếu không đến mức giỏi, cũng hãy chuẩn bị sẵn cho mình một phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, trong đó ngoài những thông tin cơ bản còn cần thêm: mục tiêu công việc, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, công việc hiện tại,…
-
Có năng khiếu, sở trường trong một lĩnh vực nào đó (nói đơn giản là tài lẻ): ví dụ: bạn biết chơi đàn, thổi sáo, bạn hát hay, bạn biết bói bài, bạn biết làm ảo thuật,…
8. Những tips và lưu ý quan trọng về
: trang phục, những thứ cần mang theo, lưu ý trước, trong và sau khi phỏng vấn, các bạn có thể tìm thấy tại
topic phía cuối bài viết này của banker
viethungkieu. Còn mấy điều như:
phải hết sức thoải mái, bình tĩnh, tự tin,… thì ở đâu cũng nói, ở đâu cũng gặp, chắc các bạn ai cũng biết (nhưng không phải ai cũng thực hiện được
), nên, làm thế nào để thoải mái, bình tĩnh, tự tin là ở chính các bạn, bởi không ai hiểu bản thân mình bằng mình mà. Nhưng mình cũng muốn góp ý thêm, sự tự tin sẽ có khi bạn:
- Một là
giỏi tiếng Anh;
- Hai là tính cách
tự tin, sôi nổi, hòa đồng, hướng ngoại, thích giao tiếp,... – những thứ được thể hiện trong suốt quá trình học tập, hoạt động, làm việc trước đó. Và bạn bè, người thân, đồng nghiệp của bạn cũng nhận thấy điều này khi tiếp xúc với bạn;
- Ba là bạn
có thể giao tiếp với một/một số người lạ mà không cảm thấy lạ, tức là bình thường như khi nói chuyện với người quen;
- Bốn là bạn
có năng khiếu nổi bật;
- Và năm là, bạn
làm chủ kiến thức của mình. Vẫn biến kiến thức là vô hạn, nhưng trong một chừng mực nào đó, ở một vị trí cụ thể, lĩnh vực cụ thể thì có thể đạt đến ngưỡng làm chủ kiến thức. Hãy cố gắng để kiến thức luôn sẵn có trong đầu bạn nhé. Nó sẽ có ích không chỉ trong lần này, mà còn những cơ hội tiếp theo.
Trên đây là một số những chia sẻ tổng hợp từ những gì mình được chia sẻ trực tiếp, đọc được, nghe được & tự đúc rút. Các bạn chia sẻ thêm để cùng hoàn thiện nhé! Ngoài ra, các bạn đi PV đợt này cũng đừng quên chia sẻ những câu hỏi mới, những tình huống hay, những phần trả lời mà bạn cho là ấn tượng để mình bổ sung vào bộ câu hỏi cho thêm phần phong phú nhé
Các bạn có thể tham khảo thêm một bài chia sẻ rất hay về kinh nghiệm phỏng vấn của banker
viethungkieu tại topic sau:
Kinh nghiệm vòng phỏng vấn
Thêm một số thông tin để các bạn vững tin hơn:
- Theo như một số bạn tham gia PV năm ngoái chia sẻ thì hội đồng Phỏng vấn của MB rất
thoải mái, thân thiện, vui vẻ, cởi mở đôi khi còn gợi ý cho ứng viên nếu bạn ấp úng trong phần trả lời, hoặc không nghĩ ra câu trả lời. Nhưng hãy cứ chuẩn bị trước tinh thần là không phải tất cả đều như vậy đâu nhé
)
- MB là một trong số ít những NH
rất thích tuyển người trẻ, đặc biệt là các bạn
sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp 1 năm trở lại. Bởi người trẻ thường xông pha, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, không ngại việc và dễ đào tạo, dễ thích nghi với môi trường mới.
- MB cũng rất “nhớ” những ứng viên ngấp nghé vượt qua vòng PV (tức là trượt). Bởi sau đó, khi các chi nhánh có nhu cầu tuyển dụng, những ứng viên đó sẽ “âm thầm” nhận được thông báo mời phỏng vấn với hội đồng của chi nhánh. Khi đó, bạn sẽ không vấp phải tỷ lệ chọi cao, cũng đã rút ra kinh nghiệm xương máu cho mình, cộng với quyết tâm thể hiện tốt hơn, cơ hội trúng tuyển là rất cao.
Vì thế,
hãy cố gắng thể hiện tốt nhất ở vòng PV.
Càng thể hiện tốt, bạn càng có cơ hội vào MB, nếu không may mắn lần này, biết đâu, bất chợt sẽ có một cuộc gọi, một email trong thời gian tới
Cuối cùng, chúc các bạn như 4 câu thơ mình sưu tầm của một Uber:
Chúc các bạn trẻ
Tự tin vui vẻ
Đừng bị bắt bẻ
May mắn, thành công
Chúc các bạn thành công!
cocghe266
NHẤN THANKS, LIKE & SHARE NẾU BẠN THẤY TOPIC HỮU ÍCH NHÉ!!!