[Hỏi] Về việc thay đổi TS thế chấp

  • Bắt đầu Bắt đầu CoCaHaHa
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
theo minh trương hợp nay k dc, vi môt bên la the chấp qsdd , môt bên la cam cô so tiết kiệm thu tục khác nhau chu,
k.h phai tra gốc lai đây du lây bia ra, roi k.h muôn lâm gi thi làm
 
nghe cái tình huống này có vẻ hơi ảo
nhưng nếu ông A có 500tr để lấy sổ đỏ ra thì tất toán khoản vay luôn cho nhanh
hay ý bạn là ông A dùng BĐS trị giá 500tr để thế chấp rút giấy tờ BĐS cũ ra
 
theo minh trương hợp nay k dc, vi môt bên la the chấp qsdd , môt bên la cam cô so tiết kiệm thu tục khác nhau chu,
k.h phai tra gốc lai đây du lây bia ra, roi k.h muôn lâm gi thi làm

Cầm cố sổ tiết kiệm 500tr vay ra 400tr, đập vào khoản vay kia tất toán luôn và rút sổ về. Rất đơn giản.
Luật nào thì cũng phải dựa trên thực tế, cách nào phù hợp nhất thì làm thôi.
 
Tình huống này thực tế có phát sinh, hoàn toàn bình thường, các bạn thấy việc đem sổ tiết kiệm 500tr để thế chấp cho khoản vay 300tr là ảo, nhưng vấn đề ở đây có thể là sổ tiết kiệm không phải của ông A, mà là của một người khác đứng ra thế chấp, bảo lãnh cho khoản vay của ông A chẳng hạn.
- Việc thay đổi tài sản thế chấp từ BĐS sang tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm đương nhiên được ngân hàng chấp nhận ( vì sổ tiết kiệm có tính khả mại cao hơn, an toàn hơn BĐS). Ngân hàng chỉ không chấp nhận trong trường hợp thay đổi sang một tài sản có tính khả mại thấp hơn, không an toàn, giá trị không đủ đảm bảo hoặc tính pháp lý không ổn thôi.
- Để thực hiện việc thay đổi tài sản thế chấp, tùy theo từng ngân hàng nhưng nói chung sẽ là cv tín dụng làm 1 tờ trình đề nghị thay đổi tài sản, tiến hành thế chấp tài sản mới, giải chấp tài sản cũ
 
Em đồng ý với ý kiến của anh
Tuy nhiên theo em nghĩ trong trường hợp tài sản thế chấp này cũng là tài sản hình thành từ vốn vay (Trường hợp khác). Ví dụ như khách hàng mua nhà rồi sử dụng tài sản này để thế chấp thì khách hàng sẽ phải tất toán khoản nợ đó, trả phí trả nợ trước hạn rồi mới đổi được tài sản khác vào thế chấp
Việc khách hàng thay đổi TSĐB không có gì là không được; họ có quyền yêu cầu ngân hàng làm việc đó, chỉ cần TSĐB thay thế đáp ứng được yêu cầu về pháp lý và đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay.
Việc ông A ko tất toán khoản vay 200tr và muốn mang 500tr (có thể hiểu là 1 sổ tiết kiệm) ra thế chấp để rút sổ cũng vẫn tiến hành giải chấp bình thường; nhập kho sổ tiết kiệm rồi tiến hành làm các thủ tục giải chấp cho BĐS là OK ngay mà; trong đời làm tín dụng, việc khách hàng thế chấp vay vốn bằng sổ tiết kiệm là khoái nhất đấy, vừa an toàn gần như tuyệt đối, vừa thanh khoản cực nhánh...hihi (trừ sổ giả :))...)
 
THeo nghị định 83/2010 của CP thì được bạn à.M trích điều 12,13 ra đây nhé.
Điều 12. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký.

Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm;

2. Rút bớt tài sản bảo đảm;

3. Bổ sung tài sản bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;

4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã ghi số khung khi đăng ký giao dịch bảo đảm;

5. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký;

6. Thay đổi nội dung khác đã đăng ký.

Điều 13. Các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

b) Hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác;

c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ giao dịch bảo đảm, tuyên bố giao dịch bảo đảm vô hiệu, đơn phương chấm dứt giao dịch bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt giao dịch bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

g) Theo thỏa thuận của các bên.

2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì khi yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Mình có 1 tình huống về Luật kinh tế như sau, nhờ các bạn giải đáp giúp :D:

- Ông A hiện đang vay 1 khoản tiền tại NH B, thế chấp bằng BĐS định giá tại thời điểm vay là 400tr. Sau 1 thời gian, BĐS này tăng giá thị trường và được định giá lại là 1000tr. Ông A nhận thấy đây là cơ hội tốt để bán BĐS kiếm lời. Ông A yêu cầu NH B cho phép mình rút TS thế chấp là BĐS và thay vào đó là khoản tiền 500tr để thế chấp tiếp cho khoản dư nợ đang có. Hỏi: ông A có được phép làm vậy hay ko? Tại sao?

Thanks 4 reading. :D
 
Tình huống này thực tế có phát sinh, hoàn toàn bình thường, các bạn thấy việc đem sổ tiết kiệm 500tr để thế chấp cho khoản vay 300tr là ảo, nhưng vấn đề ở đây có thể là sổ tiết kiệm không phải của ông A, mà là của một người khác đứng ra thế chấp, bảo lãnh cho khoản vay của ông A chẳng hạn.
- Việc thay đổi tài sản thế chấp từ BĐS sang tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm đương nhiên được ngân hàng chấp nhận ( vì sổ tiết kiệm có tính khả mại cao hơn, an toàn hơn BĐS). Ngân hàng chỉ không chấp nhận trong trường hợp thay đổi sang một tài sản có tính khả mại thấp hơn, không an toàn, giá trị không đủ đảm bảo hoặc tính pháp lý không ổn thôi.
- Để thực hiện việc thay đổi tài sản thế chấp, tùy theo từng ngân hàng nhưng nói chung sẽ là cv tín dụng làm 1 tờ trình đề nghị thay đổi tài sản, tiến hành thế chấp tài sản mới, giải chấp tài sản cũ
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn vì dù sao sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao nhất mà.
 
Bác nào hỏi trường hợp này không biết có làm ở ngân hàng không biết. Hỏi rất thừa đối với 1 nhân viên ngân hàng, cần phải xem lại kiến thức và kinh nghiệm làm ngân hàng đi nha.Nếu các sếp mà biết đi hỏi câu này chắc chắn sẽ bị một trận ra trò đó
 
Mình có 1 tình huống về Luật kinh tế như sau, nhờ các bạn giải đáp giúp :D:

- Ông A hiện đang vay 1 khoản tiền tại NH B, thế chấp bằng BĐS định giá tại thời điểm vay là 400tr. Sau 1 thời gian, BĐS này tăng giá thị trường và được định giá lại là 1000tr. Ông A nhận thấy đây là cơ hội tốt để bán BĐS kiếm lời. Ông A yêu cầu NH B cho phép mình rút TS thế chấp là BĐS và thay vào đó là khoản tiền 500tr để thế chấp tiếp cho khoản dư nợ đang có. Hỏi: ông A có được phép làm vậy hay ko? Tại sao?

Thanks 4 reading. :D

Đây cũng là một trường hợp có phát sinh thực tế, tuy nhiên theo mình ý nghĩa là như thế này:

1. Ông A đưa một khoản tiền trị giá > dư nợ vay vào Ngân hàng coi như một khoản tiền ký quỹ để đảm bảo cho dư nợ vay (Ngân hàng rất OK vì tiền có giá trị thanh khoản cao nhất)
2. Ông A mượn GCN QSDĐ ra để đăng ký bán, khi nào thỏa thuận được người mua và thực hiện thủ tục mua bán sẽ tất toán khoản vay.

-> Không ai ngu tới mức đưa 500 trđ với lãi suất huy động 8% để đổi lấy khoản vay 400 trđ có lãi vay 15% cả.
 
Back
Bên trên