Anh trả lời Trang dựa trên những gì mà đến nay anh tìm hiểu được nhé, anh nếu có đi chắc ít nhất phải hơn 1 năm nữa

:
1. Để đi du học thạc sỹ tài chính ngân hàng, thì trước tiên em phải xác định là mình sẽ apply trường nào, ở nước nào, và sau đó đi tìm hiểu sâu về trường đó, vì mỗi trường thì có một yêu cầu cụ thể riêng khác nhau về điều kiện và cách thức apply khác nhau.
Nhưng thường thì trong một bộ hồ sơ apply có một số thứ cần lưu ý sau (vẫn cón nhiều thứ khác nữa nhưng a chỉ nêu những cái a thấy cần nhất thôi):
- Bảng điểm / Bằng cấp (cái này tùy trường và tùy ngành mà có độ quan trọng khác nhau, nhưng nếu apply học bổng thì quan trọng)
- Profile (kiểu như CV, cũng khá quan trọng)
- Personal Statement (nếu lý do tại sao em lại chọn trường, ngành, những gì e có phù hợp với ngành học ntn, dự định tương lai sau khi học là ntn, blah blah... một kiểu giới thiệu bản thân, quan trọng khi xét học bổng)
- Letter of recommendation (LOR): Thư giới thiệu (thường là của giảng viên hoặc cấp trên), người viết có địa vị càng cao (giáo sư, tiến sĩ...) thì thư càng có giá trị và cũng là một yếu tố quan trọng cả khi xét hồ sơ lẫn khi xét học bổng
- Chứng chỉ TOEFL ibt hoặc IELTS, một số ngành hoặc trường đòi hỏi GMAT (Điểm TOEFL/IELTS cao và điểm GMAT cao là một lợi thế lớn khi xét học bổng, dù là của trường hay học bổng ngoài).
- Essay (cái này thì tùy trường, tùy nước mới yêu cầu, có khi chỉ khi apply học bổng mới cần)
Về vấn đề học bổng thì xin học bổng thì cũng có hai kiểu học bổng:
- Một là học bổng của chính trường mình định apply (loại này tối đa thì lên tới được 100% học phí). Tùy theo từng trường thì học bổng có thể được xét tự động khi nộp hồ sơ hoặc xét khi có yêu cầu. Học bổng này thường k yêu cầu số năm kinh nghiệm.
- Hai là học bổng của các tổ chức (loại này ngoài học phí có thể được cấp cả tiền ăn ở mỗi tháng, đặc biệt là học bổng của các chính phủ). Có thể kể ra một số học bổng của chính phủ khá nổi tiếng như:
+ Fullbright (Hoa Kỳ), Eramus Mundus (châu Âu) (2 cái này thì quá nổi tiếng rồi),
+ HSP, NFP (Hà Lan). Học bổng HSP là học bổng rất hay dành cho sv mới tốt nghiệp (học bổng chính phủ duy nhất đòi hỏi dưới 1 năm kinh nghiệm theo như anh biết) mà trước đây anh theo đuổi, nhưng vì lý do kinh tế mà nó sẽ bị cắt từ năm 2012

, học bổng NFP cũng được nhưng đòi hỏi tối thiểu 3 năm kinh nhiệm thì phải.
+ Chevening (Anh)
+ Endeavor (Úc)
Các học bổng bên ngoài này thì được xét riêng rẽ với việc apply vào trường. Và thường thì các hb này yêu cầu một unconditional offer của một trường tại đất nước đó để có thể xét.
2. Lý do để đi du học thì anh nghĩ thường có 2 lý do (1 người đi du học k nhất thiết là phải ở trong 1 trong 2 lý do trên, có thể là cả 2 và cũng có thể là một cái nào khác):
- Đi là để để thoả mãn đam mê học tập và nâng cao kiến thức.
- Đi là để có bằng, hoặc được sống và học tập trong môi trường quốc tế, mở mang đầu óc (broaden my mind theo đúng nghĩa)

)
Trong trường hợp như em đề cập thì anh nghĩ phần nhiều sẽ dựa vào lý do thứ 2, khi một người ở vị trí đó muốn đi du học thì thường là họ thấy rằng 1 tấm bằng ở nước ngaòi về sẽ là một bàn đạp rất tốt cho nấc thang sự nghiệp sau này

. Đi du học trong những trường hợp như thế này thì thường phải là người đã có dự tính từ lâu và quyết tâm lớn vì bứt ra khỏi vòng xoáy kiếm tiền nhiều khi cũng là khó

Còn vừa tốt nghiệp ĐH xong đã được luôn thì cũng vừa có cái hay, vừa có cái k hay, nhưng anh nghĩ hay nhiều hơn. Hay ở chỗ là mình đang trong guồng quay học tập nên đi học luôn mà k bị đứt quãng sẽ là một lợi thế, và khi quay trở về thì cũng có một cái base khá tốt để phát triển sự nghiệp

. Tuy nhiên một số ngành học thì nên có kinh nghiệm thực tế trước khi đi học
3. Câu 3 thì từ câu 2 có thể rút ra luôn: kiến thức, bằng cấp, và cách thức học tập và làm việc của phương Tây.